Giáo án bài làm quen với tranh in mỹ thuật trải nghiệm lớp 2 sách cánh diều

Kéo xuống để xem hoặc tải về! Tải file Làm quen với tranh in I. MỤC TIÊU 1.1. Năng lực mĩ thuật Bài học giúp HS đạt được một số yêu cầu cần đạt về …

Kéo xuống để xem hoặc tải về!

Làm quen với tranh in

I. MỤC TIÊU

1.1. Năng lực mĩ thuật

Bài học giúp HS đạt được một số yêu cầu cần đạt về năng lực mĩ thuật như sau:

– Nhận biết được cách tạo sản phẩm tranh in bằng vật liệu sẵn có và cách in đơn giản. Bước đầu làm quen với tìm hiểu vẻ đẹp của tranh dân gian Đông Hồ và tác phẩm mĩ thuật sáng tạo bằng hình thức in.

– Bước đầu biết sử dụng vật liệu sẵn có để làm khuôn in và vận dụng được cách in đơn giản để sáng tạo sản phẩm theo ý thích. Biết trao đổi, chia sẻ trong thực hành, sáng tạo.

– Trưng bày, giới thiệu, chia sẻ được cảm nhận về sản phẩm của mình, của bạn.

1.2. Năng lực chung và năng lực đặc thù khác

Bài học góp phần hình thành, phát triển ở HS năng lực chung và một số năng lực đặc khác như: tự chủ và tự học, giao tiếp và hợp tác, giải quyết vấn đề và sáng tạo, ngôn ngữ, tính toán… với một số biểu hiện như: Biết chuẩn bị vật liệu để thực hành; Biết làm khuôn in để in tạo sản phẩm; biết xác định vị trí đặt khuôn in phù hợp với trang giấy/trang vở thực hành để tạo sản phẩm.

1.3. Phẩm chất

Bài học góp phần bồi dưỡng ở học sinh đức tính kiên trì, ý thức tôn trọng trong thực hành và sản phẩm sáng tạo như: Thực hiện được thao tác in để có sản phẩm theo ý thích; Tôn trọng sự lựa chọn vật liệu, cách tạo hình khuôn in và sản phẩm của bạn…

II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH

2.1. Học sinh: Giấy, màu vẽ, bút chì, tẩy chì và một số loại vật liệu như: lõi giấy vệ sinh, lá cây, quả khế, quả, su su…

1.2. Giáo viên: Giấy, bút chì, màu vẽ, rau, củ, quả, lõi giấy vệ sinh…; một số tranh dân

 gian Việt Nam và hình ảnh liên quan đến bài học.

– GV có thể sưu tầm hình ảnh minh họa các bước: vẽ, khắc, in làm tranh dân gian và một số vật dụng có bề mặt sần/ghồ ghề như: đồ mây tre đan, viên sỏi…

III. PHƯƠNG PHÁP, KĨ THUẬT, HÌNH THỨC TỔ CHỨC DH CHỦ YẾU

3.1. Phương pháp dạy học: Trực quan, quan sát, gợi mở, thực hành, thảo luận, giải quyết vấn đề,…

3.2. Kĩ thuật dạy học: Đặt câu hỏi, động não, tia chớp…

3.3. Hình thức tổ chức dạy học: Làm việc cá nhân, làm việc nhóm.

IV. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU

Phân bố nội dung chính của mỗi tiết học

 

Tiết 1     – Nhận biết một số cách in đơn giản từ khuôn in bằng vật liệu sẵn có

– Thực hành: Sử dụng vật liệu đơn giản làm khuôn in và tập tạo sản phẩm theo cách yêu thích.

Tiết 2     – Nhắc lại nội dung tiết 1

– Thực hành: Sử dụng vật liệu, chất liệu sẵn có để sáng tạo sản phẩm tranh in của nhóm bằng cách in yêu thích.

 

TIẾT 1

Hoạt động chủ yếu của GV           HĐ chủ yếu của HS

Hoạt động 1. Ổn định lớp, giới thiệu bài (khoảng 3’)

– Kiểm tra sĩ số và chuẩn bị bài học của HS

– Giới thiệu bài: Nêu vấn đề, kích thích HS nêu/kể/giới thiệu một số hình thức đã được thực hành, sáng tạo bức tranh. Trên cơ sở những chia sẻ của HS giới thiệu rõ hơn về vẽ, cắt xé dán tạo bức tranh (có thể kết hợp giới thiệu sản phẩm) và GV gợi mở nội dung chủ đề, bài học và kích thích hứng thú học tập của HS.          – Lớp trưởng/tổ trưởng báo cáo

– Quan sát/lắng nghe

 

Hoạt động 1: Tổ chức HS quan sát, nhận biết (khoảng 9 phút)

a. Sử dụng hình ảnh trực quan trang 33 (Chăn trâu thổi sáo)

– Hướng dẫn HS quan sát và giao nhiệm vụ: Thảo luận, trả lời câu hỏi SGK.

– Gợi ý rõ hơn câu hỏi trong SGK: Giới thiệu chi tiết, hình ảnh có ở mỗi hình trực quan (con trâu, em bé thổi sáo, lá sen, cây cỏ…). 

– Nhận xét câu trả lời/ý kiến bổ sung của HS, kết hợp giới thiệu bản khắc và bức tranh Chăn trâu thổi sáo, giúp HS nhận biết khuôn in/bản khắc và hình được in ra từ bản khắc tạo bức tranh in.

– Giải thích thêm: hình ảnh (ở bức tranh) in ngược so với hình ảnh ở bản khắc, kết hợp biểu đạt động tác/thao tác thực hiện in từ bản khắc sang giấy (hoặc sử dụng video giới thiệu một số thao tác: khắc, in tranh Đông Hồ).

+ Giới thiệu thêm một số tranh dân gian Đông Hồ (gồm bản khắc và

 tranh đã in), giúp HS bước đầu làm quen với đặc điểm của tranh khắc gỗ, như: Nét bao quanh hình, mảng màu phẳng…

             Gợi nhắc HS: Tranh khắc gỗ là thể loại tranh được tạo ra gián tiếp qua thao tác in.              – Quan sát

– Trao đổi: nhóm đôi

– Trả lời câu hỏi SGK

b.  Sử dụng hình ảnh vật liệu sẵn có làm khuôn in đơn giản (trang 34)

– Hướng dẫn Hs quan sát và giao nhiệm vụ: Thảo luận, trả lời câu hỏi trong SGK

– Giới thiệu rõ hơn các hình ảnh, kết hợp thị phạm thao tác: tô màu trên khuôn in đã chuẩn bị sẵn và in; giúp HS hiểu rõ hơn cách tạo khuôn in và in để tạo sản phẩm.

– Giới thiệu thêm một số vật liệu sẵn có như: rau, củ, quả, lá cây, đồ dùng… là những thứ có thể sử dụng để làm khuôn in trong thực hành, sáng tạo sản phẩm tranh in.     – Quan sát

– Thảo luận: Nhóm 5-6 HS

– Nhận xét/bổ sung câu trả lời của bạn.

c. Giới thiệu bức tranh: Mùa xuân của hoạ sĩ Nguyễn Thụ (trang 34)

– Tổ chức HS quan sát, thảo luận, tìm hiểu bức tranh và gợi ý một số nội dung giới thiệu, chia sẻ:

+ Tên bức tranh và tên họa sĩ

+  Hình ảnh nào thấy rõ nhất trong bức tranh.

+ Xung quanh hình ảnh chính, có những hình ảnh/chi tiết nào khác?

– Nhận xét câu trả lời, chia sẻ và bổ sung của các nhóm HS; giới thiệu thêm một số thông tin về họa sĩ (quê quán, chủ đề sáng tác chủ yếu…) và nội dung, phương pháp in để tạo nên bức tranh.

– Kích thích trí tò mò của HS về cách tạo sản phẩm tranh in.           – Quan sát

– Trao đổi, thảo luận nhóm: 5-6 HS

– Nhận xét/bổ sung câu trả lời của nhóm bạn.

– Lắng nghe Gv giới thiệu vài thông tin về họa sĩ và nội dung bức tranh

Hoạt động 3. Tổ chức Hs thực hành, sáng tạo và tập trao đổi, chia sẻ (khoảng 18’)

a. Hướng dẫn HS cách thực hành

 – Sử dụng hình ảnh (tr.35): Tạo khuôn in bằng lõi giấy vệ sinh và cách in 

+ Hướng dẫn Hs quan sát và nêu cách thực hành theo cảm nhận

+ Nhận xét trả lời của HS và hướng dẫn, thị phạm minh họa dựa trên hình ảnh SGK và tương tác với HS.

– Sử dụng hình ảnh: Sử dụng quả khế làm khuôn in, in tạo sản phẩm (trang 35)

+ Hướng dẫn HS quan sát và nêu cách tạo sản phẩm

+ Nhận xét trả lời của HS và giải thích, thị phạm minh họa dựa trên các bước trong SGK, kết hợp liên hệ với in bằng lõi giấy vệ sinh.

– Sử dụng hình ảnh minh họa in lá cây trang 36, SGK:

+ Hướng dẫn hs quan sát và nêu cách thực hành theo cảm nhận

+ Nhận xét trả lời của HS và hướng dẫn, thị phạm minh họa dựa trên các bước trong SGK, kết hợp tương tác với HS

– Giới thiệu thêm một số sản phẩm in từ khuôn in bằng lõi giấy vệ

 sinh, củ, quả, lá cây khác nhau; gợi mở HS chia sẻ ý tưởng ban đầu

 về lựa chọn vật liệu để thực hành.           – Quan sát

– Thảo luận: 3- 4 HS

– Trả lời theo cảm nhận

– Một số HS có thể thực hiện cùng GV

b. Tổ chức HS thực hành, sáng tạo và tập trao đổi, chia sẻ

– Giới thiệu thời lượng dành cho bài học và nêu yêu cầu thực hành ở tiết 1: Sử dụng vật liệu theo ý thích để làm khuôn in và in tạo sản phẩm bằng màu sáp hoặc màu goat/màu nước

– Bố trí HS ngồi theo nhóm, yêu cầu Hs thực hành, tạo sản phẩm cá nhân và quan sát bạn, trao đổi cùng bạn trong nhóm.

– Gợi mở HS:

+ Có thể chọn vật liệu (lõi giấy, lá cây, củ, quả, đồ vật…) làm khuôn in; chất liệu (màu goát/màu nước, màu sáp) để in tạo sản phẩm.

+ Có thể chia sẻ với bạn sự lựa chọn vật liệu, chất liệu của mình để tạo sản phẩm

+ Có thể nêu câu hỏi về ý tưởng của bạn hoặc nhận xét, chia sẻ cảm nhận về sản phẩm đag thực hành của bạn…

– Quan sát HS thực hành, trao đổi, hướng dẫn và có thể sử dụng tình huống có vấn đề, gợi mở, hỗ trợ HS.             – Lắng nghe

 

– Ngồi theo vị trí nhóm

 

 

– Thực hành tạo sản phẩm cá nhân bằng vật liệu, chất liệu theo ý thích.

– Quan sát, trao đổi, chia sẻ cùng bạn trong nhóm.

– Trao đổi, chia sẻ với GV

Hoạt động 3: Tổ chức HS trưng bày và chia sẻ cảm nhận về sản phẩm (khoảng 5 phút)

– Nhắc HS thu dọn đồ dùng, công cụ học tập

– Hướng dẫn HS trưng bày sát sản phẩm

– Gợi mở HS giới thiệu, nhận xét, chia sẻ cảm nhận:

+ Tên sản phẩm, cách tạo nên sản phẩm của mình

+ Các bạn trong nhóm tạo sản phẩm bằng cách nào, sử dụng chất liệu màu gì?

+ Em thích sản phẩm của bạn nào, vì sao?…

– Tóm tắt nhận xét, chia sẻ của HS.

– Nhận xét kết quả thực hành, thảo luận, ý thức giữ vệ sinh… của HS.       – Thu dọn đồ dùng, công cụ

– Trưng bày, quan sát, trao đổi

– Giới thiệu, chia sẻ cảm nhận

Hoạt động 5: Tổng kết tiết học, gợi mở vận dụng và hướng dẫn HS chuẩn bị tiết 2 (kh.2’)

– Nhắc lại nội dung chính của tiết học.

– Nhận xét kết quả học tập của HS

– Nhắc HS lưu giữ sản phẩm. Kích thích HS chia sẻ có thể tạo thêm sản phẩm khác?

– Gợi mở nội dung tiết 2 và hướng dẫn HS chuẩn bị           – Lắng ghe

– Có thể nêu ý kiến, bổ sung

Leave a Comment