Giáo án bài làm quen với tư thế đọc, viết, nói, nghe môn tiếng việt sách kết nối tri thức với cuộc sống lớp 1

Kéo xuống để xem hoặc tải về! Tải file Tiết 3+4:     làm quen với tư thế đọc, viết, nói, nghe I. Mục tiêu Giúp hs: 1.Năng lực: – Biết và thực hiện theo các tư …

Kéo xuống để xem hoặc tải về!

Tiết 3+4:     làm quen với tư thế đọc, viết, nói, nghe

I. Mục tiêu

Giúp hs:

1.Năng lực:

– Biết và thực hiện theo các tư thế đúng, tránh tư thế sai khi đọc, viết, nói, nghe.

– Giúp các bạn khác rèn tư thế đứng khi đọc, viết, nói, nghe.

– Thêm tự tin khi giao tiếp (thông qua trao đổi, nhận xét về các tư thế đúng, sai khi đọc,viết, nói, nghe); thêm gần gũi bạn bè, thầy cô.

– Phát triển kĩ năng quan sát, nhận biết nhân vật và suy đoán nội dung tranh minh hoạ.

2.Phẩm chất: Yêu quý lớp học, bạn bè, thầy cô; nghiêm túc học tập.

II. Chuẩn bị

– Nắm vững các quy định về tư thế đứng khi đọc, viết, nói, nghe, hiểu thực tế để minh hoạ, phân tích và giúp HS phòng ngừa các lỗi thường mắc phải khi đọc, viết, nói, nghe.

– Hiểu rõ tác hại của việc sai tư thế khi đọc, viết, nói, nghe (về hiệu quả học tập, nhận thức, về sức khoẻ, …)

III. Hoạt động dạy học

Giáo viên       Học sinh

1. Khởi động

– Tổ chức cho HS chơi trò: “Khéo tay, hay làm” .

– GV chia lớp thành 3 đội chơi cùng thực hiện cầm thước đẻ kẻ những đường thẳng, cầm bút tô hình tròn, gọt bút chì.

– Đội nào làm đúng tư thế hơn, hoàn thành công việc sớm hơn, sẽ là đội chiến thắng.

– Nhận xét, tuyên dương     

– Lớp chia thành 3 đội thực hiện chơi

2. Quan sát các tư thế.

2.1. Quan sát tư thế đọc

– Yêu cầu HS quan sát 2 tranh đầu tiên trong SHS  và trả lời các câu hỏi:

+ Bạn HS trong tranh đang làm gì ?

+ Theo em tranh nào thể hiện tư thế đúng ?

+ Tranh nào thể hiện tư thế sai? Vì sao ?

– GV và HS thống nhất câu trả lời.

– GV hướng dẫn làm mẫu tư thế đúng khi ngồi đọc, ngồi ngay ngắn, mắt cách khoảng 25 – 30 cm, tay đặt lên mặt bàn

– GV hướng dẫn và kết hợp làm đọc sai tư thế, cận thị, cong vẹo cột sống.   

– HS quan sát 2 tranh trong SHS

– 2-3 HS trả lời.

– Bạn HS đang đọc sách

– Tranh 1 thể hiện tư thế đúng khi ngồi đọc, ngồi ngay ngắn, mắt cách khoảng 25 – 30 cm, tay đặt lên mặt bàn.

– Tranh 2 thể hiện tư thế đúng khi ngồi đọc sai khi ngồi đọc, lưng còng vẹo, mắt quá gần sách.

– HS trao đổi ý kiến.

– Ví dụ: Người đọc đúng tư thế.

– Lắng nghe

2.2. Quan sát tư thế viết.

– Yêu cầu HS quan sát tranh 3,4 trong SHS và trả lời các câu hỏi:

+ Bạn HS trong tranh đang làm gì ?

+ Theo em tranh nào thể hiện tư thế đúng ?

+ Các bạn HS đang làm gì?

– Yêu cầu HS quan sát tranh 5,6 trong SHS và trả lời các câu hỏi:

+ Tranh nào thể hiện cách cầm bút đúng, tranh nào thể hiện cách cầm bút sai?

– Gọi HS trả lời

– GV nhận xét và nêu lại.

– GV hướng dẫn và kết hợp làm mẫu tư thế đúng khi viết: Lưng thẳng, mặt cách vở 25 – 30 cm, cầm bút bằng 3 đầu ngón tay, hai tay tì lên mép vở, không tì ngực vào bàn khi viết.

– GV nêu tác hại của việc viết sai tư thế.

+ Cong vẹo cột sống

+ Giảm thị lực, chữ xấu, viết chậm.

2.3. Quan sát tư thế nói nghe

– Yêu cầu HS quan sát tranh 7 trong SHS và trả lời các câu hỏi:

+ Tranh vẽ cảnh ở đâu?

+ Giáo viên và các bạn đang làm gì?

+ Những bạn nào có tư thế (dáng ngồi, vẻ mặt, ánh mắt, …) đúng giờ học?

+ Những bạn nào có tư thế không đúng?

– Yêu cầu HS thảo luận nhóm và trả lời.

+ Trong giờ học, HS có được nói chuyện riêng không?

+ Muối nói ý kiến riêng phải làm thế nào và tư thế ra sao?

– Gọi đại diện nhóm trình bày

– Nhận xét thống nhất câu trả lời.

– Trong giờ học, HS phải giữ trật tự, không được nói chuyện riêng. Muối phát biểu ý kiến, phải giơ tay xin phép thầy cô. Khi phát biểu phải đứng ngay ngắn, nói rõ ràng, đủ nghe.

Tiết 2

+ Khởi động

– Cho HS nghe bài: “Quê hương tươi đẹp” kết hợp với trò chơi truyền bút, khi bài hát kết thúc bút dừng ở bạn nào. Thì bạn đó nêu tên bạn ngồi bên cạnh mình.

– GV nhận xét

3. Thực hành các tư thế đọc, viết, nói, nghe.

3.1. Thực hành tư thế đọc

– Yêu cầu HS thực hành ngồi đúng tư thế khi đọc (Trường hợp 1: sách để trên mặt bàn. Trường hợp 2: sách cầm trên tay)

– Mời HS thể hiện

– Gv nhận xét

3.2. Thực hành tư thế viết.

– Yêu cầu HS thực hành ngồi đúng tư thế khi viết bảng con, viết vở.

– Mời HS thể hiện

– Nhận xét

3.3. Thực hiện tư thế nói nghe.

– Yêu cầu HS thực hành tư thế nói và nghe trong giờ học.

– Mời HS thể hiện

– Nhận xét

4. Củng cố

– GV nhận xét chung giờ học, khen ngợi và động viên HS.

– GV lưu ý HS ôn lại bài vừa học.

GV khuyến khích thực hành giao tiếp ở nhà.     

– HS quan sát tranh trong SHS

– 2, 3HS trả lời

– Tranh 3 thể hiện tư thế đúng khi viết, lăng thẳng, mắt cách khoảng 25 – 30 cm, tay trái tì mép vở bên dưới.

-Tranh 4 thể hiện tư thế sai khi viết, lưng còng, mắt gần vở, ngực tì vào bàn, tay trái bám vào ghế.

– Thảo luận nhóm và trả lời

+Tranh 5 thể hiện cầm bút đúng. Cầm bút bằng ba ngón tay( Ngón cái và ngón trỏ giữ bên thân bút, ngón giữa đỡ lấy bút), lòng bàn tay và cánh tay làm thành một đường thẳng, khoảng cách giữa các đầu ngón tay và ngòn bút là 2,5 cm.

– Tranh 6 thể hiện cách cầm bút sai, cầm bút 4 đầu ngón tay, lòng bàn tay và cánh tay làm không tạo thành đường thẳng, các đầu ngón tay quá sát với ngòn bút.

– Lắng nghe và thực hiện

– HS thi nhận diện tư thế viết đúng, từ hình ảnh nhiều bạn (qua tranh ảnh) với một số tư thế viết đúng, sai khi ngồi viết, tìm ra những bạn có tư thế đúng.

+ Tranh vẽ cảnh ở lớp học

+ Cô giáo đang giảng bài. Các bạn đang nghe cô giảng bài.

+Những bạn có tư thế đúng trong giờ học, pháy biểu xây  dựng bài, ngồi ngay ngắn, mặt chăm chú, vẻ mặt hào hứng.

+Còn một số bạn có tư thế không đúng trong giờ học, nằm bò ra bàn, quay ngang, không chú ý, nói chuyện riêng.

– Thảo luận nhóm

– Trình bày

– Lắng nghe

– HS nghe bài hát và thực hiện trò chơi

– 5-7 HS thể hiện

– Lắng nghe

– 4 -5 HS thể hiện

– Lắng nghe

– 3-5 HS thể hiện

– Lắng nghe

– Theo dõi

– HS nhắc lại nội dung vừa học

 

Leave a Comment