Giáo án bài làm quen với tư thế đọc viết nói nghe môn tiếng việt sách kết nối tri thức với cuộc sống lớp 1

Kéo xuống để xem hoặc tải về! Tải file Tiếng việt: làm quen với tư thế đọc viết nói nghe – tiết 1 + 2           i. Mục tiêu             Giúp học sinh: –           Biết …

Kéo xuống để xem hoặc tải về!

Tiếng việt: làm quen với tư thế đọc viết nói nghe – tiết 1 + 2

          i. Mục tiêu  

          Giúp học sinh:

–           Biết và thực hiện các tư thế đúng, tránh tư thế sai khi đọc, viết, nói, nghe.

–           Giúp các bạn khác rèn tư thế đúng khi đọc, viết, nói, nghe.

–           Thêm tự tin khi giao tiếp (thông qua trao đổi, nhận xét về các tư thế đúng, sai khi đọc, viết, nói, nghe); thêm gần gũi bạn bè, thầy cô.

–           Phát triển kĩ năng quan sát, nhận biết nhân vật và suy doán nội dung tranh minh họa.

 

II. Chuẩn bị:

–           Nắm vững các quy định về tư thế đúng khi đọc, viết, nó, nghe; hiểu thực tế để minh họa, phân tích và giúp HS phòng ngừa các lỗi thường mắc phải khi đọc, viết, nói, nghe.

–           Hiểu rõ tác hại của việc sai tư thế khi đọc, viết, nói, nghe (về hieuj quả học tập, nhận thức, sức khỏe…)

III. Các hoạt động dạy học:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV       HOẠT ĐỘNG CỦA HS

Tiết 1

Hoạt động 1:Ôn và khởi động

–           GV tổ chức cho HS trò chơi “khéo tay hay làm”

–           GV hướng dẫn cách chơi: Có hai đến ba đội chơi cùng thực hiện cầm thước để kẻ những đường thẳng; cầm bút tô hình tròn; gọt bút chì,.. đội nào làm đúng tư thế hơn, hoàn thành công việc sớm hơn sẽ là đội chiến thắng.

Hoạt động 2: Quan sát các tư thế

a, Quan sát tư thế đọc.

–           GV hướng dẫn HS quan sát 2  tranh đầu tiên (trong SGK)

–           GV gợi ý câu hỏi:

+ Bạn HS trong tranh đang làm gì?

+ Theo em, tranh nào thể hiện tư thế đúng?

+ Tranh nào thể hiện tư thế sai? Vì sao?

–           GV và HS thống nhất câu trả lời.

•           Tranh 1: Thể hiện tư thế đúng khi ngồi đọc: Ngồi ngay ngắn, mắt cách sách khoảng 25-30cm, tay đặt lên mặt bàn,…

•           Tranh 2: Thể hiện tư thế sai khi ngồi đọc: Lưng cong vẹo, mắt quá gần sách,…

–           Gv hướng dẫn và kết hợp làm mẫu tư thế đúng khi đọc

–           GV nêu tác hại của ngồi đọc sai tư thế: Cận thị, cong vẹo cột sống…

b, Qua sát tư thế viết

–           Gv cho Hs quan sát tranh 3,4 trong SGK

–           GV hỏi:

+ Bạn HS trong tranh đang làm gì?

+ Theo em tranh nào thể hiện tư thế đúng?

+ Tranh nào thể hiện tư thế sai? Vì sao?

–           GV và Hs thống nhất câu trả lời: Tranh 3 thể hiện tư thế đúng khi viết: Lưng thẳng, mắt cách vở 25-30 cm, tay trái tì mép vở (bên dưới). Tranh 4 thể hiện tư thế sai khi viết: Lưng cong, mắt gần vở, ngực tì vào bàn, tay trái bám vào ghế.

–           Gv cho HS quan sát tranh 5,6 và trả lời câu hỏi:

+ Tranh nào thể hiện cách cầm bút đúng, tranh nào thể hiện cách cầm bút sai?

–           Gv và Hs thống nhất câu  trả lời:

•           Tranh 5 thể hiện cách cầm bút đúng: cầm bút bằng 3 ngón tay (ngón cái và ngón trỏ giữ 2 bên thân bút, ngón giữa đỡ lấy bút), lòng bàn tay và cánh tay làm thành 1 đường thẳng, khoảng cách giữa các đầu ngón tay và ngòi bút là 2,5 cm.

•           Tranh 6: thể hiện cách cầm bút sai: Cầm bút bằng 4 ngón tay và cánh tay không tạo ra 1 đường thẳng, các ngón tay quá sát với ngòi bút.

–           GV hướng dẫn và kết hợp làm mẫu tư thế đúng khi viết: lưng thẳng, mắt cách vở 25-30 cm, cầm bút bằng ba ngón tay, 2 tay tì lên mép vở, không tì ngực vào bàn khi viết,…

–           GV nêu tác hại của việc viết sai tư thế: Cong vẹo cột sống, giảm thị lực, chữ xấu, viết chậm,…

c, Quan sát tư thế nói, nghe.

–           Gv cho học sinh quan sát tranh 7 trong SGK và trả lời câu hỏi:

+ Tranh vẽ cảnh ở đâu?

+ Cô giáo và các bạn đang làm gì?

+ Những bạn nào có tư thế đúng (dáng ngồi, vẻ mặt, ánh mắt,…) trong giờ học?

+ Những bạn nào có tư thế không đúng?

–           GV và HS thống nhất câu trả lời : Tranh vẽ cảnh ở lớp học. Cô giáo đang giảng bài. Các bạn đang nghe cô giảng bài. Nhiều bạn có tư thế đúng trong giờ học: Phát biểu xây dựng bài, ngồi ngay ngắn, mắt chăm chú, vẻ mặt hào hứng,… Còn một vài bạn có tư thế không đúng trong giờ học: Nằm bò ra bàn, quay ngang, không chú ý, nói chuyện riêng

–           GV nêu câu hỏi cho HS thảo luận nhóm:

+ Trong giờ học, HS có được nói chuyện riêng không?

+ Muốn nói lên ý kiến riêng, phải làm thế nào và tư thế ra sao?

–           GV và HS thống nhất câu trả lời: Trong giờ học, HS phải giữ trật tự, không được nói chuyện riêng (phải tuân thủ nội quy lớp học). Muốn phát biểu ý kiến, phải giơ tay xin phép thầy cô. Khi phát biểu, phải đứng ngay ngắn, nói rõ ràng, đủ nghe,..

–           Gv cho Hs nhận diện tư thế nói, nghe đúng qua tranh ảnh. 

Tiết 2

Hoạt động 3: Thực hành tư thế đọc viết nói nghe

a, Thực hành tư thế đọc.

–           GV cho HS thực hành ngồi (hoặc đứng) đọc đúng tư thế khi đọc

•           Trường hợp 1: Sách để trên mặt bàn

•           Trường hợp 2: Sách cầm trên tay

–           GV nhận xét

b, Thực hành tư thế viết

–           GV hướng dẫn HS thực hành ngồi viết đúng tư thế khi viết bảng con, vở.

–           GV nhận xét

c, Thực hành tư thế nói, nghe

–           GV cho HS đóng vai

–           GV nhận xét

Hoạt động 4: Củng cố:

–           GV nhận xét chung giờ học, khen ngợi và động viên học sinh

–           Nhắc nhở HS ôn bài vừa học.

–           Khuyến khích HS thực hành giao tiếp tại nhà.   

–           HS tham gia chơi

–           HS quan sát

–           Một số HS (2-3) trả lời

–           HS lắng nghe

–           HS lắng nghe

–           HS thi nhận diện “ người đọc đúng tư thế: từ hình ảnh nhiều bạn (qua tranh ảnh) với 1 số tư thế đúng, sai khi đọc sách, tìm ra những bạn có tư thế đúng.

–           HS quan sát tranh

–           HS trả lời

–           Hs lắng nghe

–           Một số (4-5) HS trả lời

–           Hs lắng nghe

–           Hs lắng nghe

–           HS thi nhận diện tư thế viết đúng: từ hình ảnh nhiều bạn với 1 số tư thế đúng, sai khi ngồi viết, tìm ra những bạn có tư thế đúng.

–           Một số (2-3) học sinh trả lời

–           HS lắng nghe

–           Hs thảo luận nhóm đôi

–           Đại diện các nhóm lên trình bày

–           HS lắng nghe

–           HS nhận diện

–           Một số (3-5) HS thể hiện

–           HS nhận xét

–           Một số (3-5) HS thể hiện

–           HS nhận xét

–           Một số (3-5) HS thực hành đóng vai tư thế nói, nghe trong giờ học

–           HS nhận xét

Leave a Comment