Giáo án bài Lập dàn ý bài văn nghị luận theo CV 5512 phát triển năng lực

Kéo xuống để xem hoặc tải về! Tải file 19 Lập dàn ý bài văn nghị luận   I.MỤC ĐÍCH – YÊU CẦU   STT         MỤC TIÊU           MÃ HÓA NĂNG LỰC ĐẶC THÙ : …

Kéo xuống để xem hoặc tải về!

19 Lập dàn ý bài văn nghị luận

 

I.MỤC ĐÍCH – YÊU CẦU

 

STT         MỤC TIÊU           MÃ HÓA

NĂNG LỰC ĐẶC THÙ : Đọc – nói – nghe –viết

1              – Thấy được tác dụng, yêu cầu của việc lập dàn ý khi viết bài văn nghị luận.            Đ1

2                      – Nắm chắc các bước lập dàn ý bài văn nghị luận.

                Đ2

3                     – Vận dụng những kiến thức đã học về văn nghị luận để lập được dàn ý cho một đề văn nghị luận.       Đ3

4              – Thực hành lập dàn ý cho một số đề văn nghị luận.          Đ4

5                – Biết trao đổi, thảo luận về tiến trình làm một bài văn nghị luận.              N1

6                    Có khả năng tạo lập một văn bản nghị luận.

                V1

NĂNG LỰC CHUNG: GIAO TIẾP VÀ HỢP TÁC, GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ

7              Phân tích được các công việc cần thực hiện để hoàn thành nhiệm vụ nhóm được GV phân công.

                GT-HT

8              Biết thu thập và làm rõ các thông tin có liên quan đến vấn đề; biết đề xuất và phân tích được một số giải pháp giải quyết vấn đề.

                GQVĐ

PHẨM CHẤT CHỦ YẾU: CHĂM CHỈ, TRÁCH NHIỆM.

9                -Chăm chỉ học tập.

– Có ý thức trách nhiệm đối với việc học tập và rèn luyện bản thân.           CC

 

TN

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1.Thiết bị dạy học: Máy chiếu/Tivi, giấy A0, A4,…

2.Học liệu: SGK, Phiếu học tập,…

III. TIẾN TRÌNH DẠY – HỌC

 

Hoạt động học

(Thời gian)          Mục tiêu

                Nội dung dạy học trọng tâm        PP/KTDH chủ đạo             Phương án đánh giá

HĐ 1: Khởi động

(7phút)                 Huy động, kích hoạt kiến thức trải nghiệm nền của HS có liên quan đến bài học   – Nêu và giải quyết vấn đề

– Đàm thoại, gợi mở        Đánh giá qua câu trả lời của cá nhân cảm nhận chung của bản thân;

Do GV đánh giá.

HĐ 2: Khám phá kiến thức (20 phút)

                Đ1,Đ2,Đ3,GT-HT,GQVĐ 1.Khái niệm dàn ý

2.Cách lập dàn ý bài văn nghị luận.

                Đàm thoại gợi mở; Dạy học hợp tác (Thảo luận nhóm, thảo luận cặp đôi); Thuyết trình;   Đánh giá qua sản phẩm, qua hỏi đáp; qua trình bày do GV và HS đánh giá

Đánh giá qua quan sát thái độ của HS khi thảo luận do GV đánh giá

HĐ 3: Luyện tập (10 phút)             Đ3,GQVĐ             Thực hành bài tập luyện kiến thức, kĩ năng           Vấn đáp, dạy học  nêu vấn đề, thực hành.

Kỹ thuật: động não.        Đánh giá qua hỏi đáp; qua trình bày do GV và HS đánh giá

Đánh giá qua quan sát thái độ của HS khi thảo luận do GV đánh giá

HĐ 4: Vận dụng (5 phút)               

N1, V1   Vận dụng kiến thức đã học để làm bài tập nâng cao.         Đàm thoại gợi mở; Thuyết trình; Trực quan.         Đánh giá qua sản phẩm,  qua trình bày do GV và HS đánh giá.

Đánh giá qua quan sát thái độ của HS khi thảo luận do GV đánh giá

HĐ 5: Mở rộng

(3 phút)                TỔNG HỢP          Tìm tòi, mở rộng kiến thức.         Dạy học hợp tác Thuyết trình;    Đánh giá qua sản phẩm theo yêu cầu đã giao.

GV và HS đánh giá

IV.TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG:

HOẠT ĐỘNG 1:  KHỞI ĐỘNG

 a.Mục tiêu: Đ1, Kết nối

HS phát biểu đúng KN văn nghị luận, các bước làm một bài văn nghị luận, kết nối việc tìm hiểu kiến thức mới của bài học.

b.Nội dung hoạt động: HS nhớ lại kiến thức đã học ở bậc THCS, trả lời nhanh câu hỏi của GV về KN văn nghị luận, các bước làm một bài văn nghị luận. từ đó kết nối vào học kiến thức mới.

c. Sản phẩm: Văn nghị luận là loại văn được viết ra nhằm xác lập cho người đọc, người nghe một tư tưởng nào đó đối với các sự việc, hiện tượng trong đời sống hay trong văn học bằng các luận điểm, luận cứ và lập luận.

– Các bước:

 + Phân tích đề bài

Phân tích đề là chỉ ra những yêu cầu về nội dung, thao tác lập luận và phạm vi dẫn chứng của đề. Muốn thực hiện tốt bước này cần đọc kĩ đề bài , gạch chân các từ then chốt (những từ chứa đựng ý nghĩa của đề), chú ý các yêu cầu của đề (nếu có).

Sau đó xác định yêu cầu của đề qua việc tìm hiểu nội dung của đề cũng như tìm hiểu hình thức và phạm vi tư liệu cần sử dụng.

+ Lập dàn ý cho bài viết

Lập dàn ý là khâu trung gian giữa đề bài và bài viết. Nhờ nó mà luận đề bước đầu được cụ thể hóa thành một hệ thống những ý lớn, ý nhỏ liên kết chặt chẽ với nhau về nội dung. Nói cách khác, dàn ý là cái sườn mà người viết dựa vào để  định hướng về nội dung, tránh được tình trạng xa đề, lạc đề, lan man. Dàn ý còn giúp người viết phân bố thời gian hợp lý trong quá trình làm bài.

Đây được coi là bước rất quan trọng khi làm bài văn nghị luận

+ Viết bài

+ Đọc và sửa lỗi

a.            Tổ chức thực hiện:

HĐ CỦA GV         HĐ CỦA HS

– Giao nhiệm vụ: ? Nêu khái niệm văn nghị luận? Các bước làm một bài văn nghị luận?

? Em thấy khó nhất ở bước nào? Để bài làm không bị thiếu ý, viết không sót ý thì ta cần phải làm gì?

– Đánh giá sản phẩm.

– Chuẩn kiến thức.           – Thực hiện  nhiệm vụ.

HS thảo luận nhanh trong bàn – Báo cáo nhiệm vụ.

 

GV dẫn vào bài: Thao tác lập dàn ý cho bài văn nghị luận là thao tác quan trọng, cần thiết đối với mỗi chúng ta. Nó giúp chúng ta có sự định hướng về nội dung và cách thức giải quyết khi đứng trước một vấn đề văn học.Vậy việc lập dàn ý cho bài văn nghị luận có tác dụng gì? Và cách thức tiến hành ra sao? Chúng ta sẽ cùng tìm hiểu trong tiết học ngày hôm nay: "Lập dàn ý bài văn nghị luận".

 

HOẠT ĐỘNG 2: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC.

a.Mục tiêu: Đ1, Đ2, Đ3

b.Nội dung hoạt động: HS sử dụng sgk, vở soạn để trả lời câu hỏi GV đưa ra về

tác dụng của việc lập dàn ý và cách lập dàn ý bài văn nghị luận.

     c. Sản phẩm:

Tác dụng của việc lập dàn ý

   1. Khái niệm :

    Lập dàn ý là việc lựa chọn và sắp xếp những nội dung cơ bản theo bố cục ba phần của văn bản.

    2. Tác dụng :

   – Giúp người đọc bao quát được những nội dung chủ yếu, những luận điểm, luận cứ cần triển khai, phạm vi và mức độ nghị luận… tránh được tình trạng xa đề, lạc đề, lặp ý.

  – Tránh được việc bỏ sót, triển khai ý không cân xứng.

 – Giúp người viết phân phối thời gian làm bài hợp lý.

II. Cách lập dàn ý bài văn nghị luận

  Đề bài: Bàn về vai trò và tác dụng to lớn của sách trong đời sống tinh thần của con người, nhà văn M. Gorki có viết: “Sách mở rộng trước mắt tôi những chân trời mới.”

 Hãy giải thích và bình luận ý kiến trên

1.            Tìm ý cho bài văn.

a. Khái niệm:

-Tìm ý là tìm hệ thống luận điểm,luận cứ cho bài văn.

b. Sơ đồ:

2. Lập dàn ý.

+Mở bài theo cách trực tiếp hoặc gián tiếp. Phải dẫn dắt được câu nói của Macxim Gorki. Nêu luận đề. Định hướng triển khai vấn đề.

+Thân bài: Lần lượt trình bày các luận điểm, luận cứ tìm được ở phần trên như trong sơ đồ.

+Kết bài: Khẳng định vai trò, tác dụng của sách đối với con người. Mở rộng hướng mới để tìm hiểu về sách.

d.Tổ chức thực hiện:

HĐ CỦA GV         HĐ CỦA HS

– Giao nhiệm vụ:

-GV đặt câu hỏi : Thế nào là lập dàn ý?

-GV đặt câu hỏi : Tác dụng của việc lập dàn ý?

-GV: Tìm ý cho bài văn là gì?

 

-GV khái quát cho HS về sơ đồ tư duy “Tìm ý cho bài văn”. Yêu cầu HS vẽ vào vở.

 

– Đánh giá sản phẩm.

– Chuẩn kiến thức.

-GV định hướng: Áp dụng sơ đồ trên để lần lượt giải quyết các yêu cầu, gợi ý trong đề bài. GV lần lượt đặt các câu hỏi chỉ dẫn ở SGK và lần lượt đưa ra đáp án trong phần bảng phụ của mình.

                – Thực hiện  nhiệm vụ.

Học sinh dựa và sách giáo khoa để trả lời.

   HOẠT ĐỘNG 3: THỰC HÀNH – LUYỆN TẬP

a. Mục tiêu: Đ3, N1.

b. Nội dung : GHS sử dụng SGK làm bài tập 1,2 trong sgk.

b.Sản phẩm:

1. Bài tập 1 :

a. Cần bổ sung một số ý còn thiếu :

-Đức và tài có quan hệ khăng khít với nhau trong mỗi con người.

– Cần thường xuyên rèn luyện,phấn đấu để có cả tài và đức.

b.Lập dàn ý :

*Mở bài :

  -Giới thiệu câu nói của Hồ Chí Minh.

   -Định hướng tư tưởng của bài viết.

*Thân bài :

   -Giải thích câu nói của Hồ Chí Minh.

   -Lời dạy của bác có ý nghĩa sâu sắc đối với việc rèn luyện, tu dưỡng của từng cá nhân.

*Kết bài :

  – Cần phải thường xuyên rèn luyện,phấn đấu để có cả tài lẫn đức.

 – Ý kiến của bản thân.

Bài tập 2 :

*Mở bài :

  – Lời mở đầu : Dẫn ý,dẫn câu tục ngữ.

  – Giá trị của câu tục ngữ.

*Thân bài :

  – Giải thích câu tục ngữ :Cái khó, bó cái khôn.

  – Rút ra bài học : Trong cuộc sống, khó khăn hạn chế năng lực sáng tạo của con người.

  – Câu tục ngữ trên có mặt đúng, mặt sai :

   + Mặt đúng : Nói đến sự phát triển chủ quan,chịu sự tác động của hoàn cảnh khách quan.

   + Mặt sai : Còn phiến diện,chưa đánh giá đúng vai trò,nỗ lực của hoàn cảnh khách quan.

 – Bài học rút ra cho bản thân : Khi tính toán công việc gì, phải có kế hoạch, trong hoàn cảnh nào cũng phải vượt lên khó khăn bằng tất cả nỗ lực của bản thân.

*Kết bài : Khó khăn chính là môi trường để ta rèn luyện, giúp ta thành công.

d.Tổ chức thực hiện:

HĐ CỦA GV         HĐ CỦA HS

– Giao nhiệm vụ:

Bài tập 1:

GV: Đây là một đề bài nghị luận xã hội. Nội dung vấn đề cần nghị luận là "đức" và "tài”. Thao tác lập luận chính là giải thích nên cần vận dụng các luận điểm, luận cứ sao cho phù hợp và đầy đủ để người đọc (người nghe) hiểu vấn đề một cách cặn kẽ, thấu đáo. Ngoài ra, đề bài còn đề cập đến việc vận dụng lời dạy trong của Bác như thế nào đối với bản thân.

-GV dựa vào câu hỏi SGK, gợi ý để HS trả lời. Cho HS khác bổ sung

Bài tập 2 : Vấn đề nghị luận trong đề bài này là một câu tục ngữ vừa có mặt đúng vừa có mặt chưa đúng. Người viết cần xác định các ý đúng và các ý chưa đúng trước khi lập dàn ý, đồng thời xác định cách vận dụng câu tục ngữ vào thực tiễn học tập của bản thân sao cho phù hợp.

-GV chia nhóm để các nhóm giải quyết bài tập này, sau đó mời lần lượt từng nhóm trình bày.

– Đánh giá sản phẩm.

– Chuẩn kiến thức.           -Dựa vào sự gợi ý của GV để làm bài tập

– Thực hiện  nhiệm vụ.

– Báo cáo nhiệm vụ.

HOẠT ĐỘNG 4: VẬN DỤNG

a. Mục tiêu: N1, V1

b. Nội dung: HS tư duy nhanh, vận dụng kiến thức để trả lời câu hỏi của GV (có bày tỏ quan điểm cá nhân về một vấn đề đặt ra trong Truyện Kiều).

c. Sản phẩm:

1. Giải thích: Nhận xét của Nguyễn Du là một lời than, một niềm cảm thông sâu sắc đối với thân phận đau khổ của những người phụ nữ trong xã hội phong kiến trọng nam khinh nữ. Người phụ nữ, ở vào thời kì đó, phải sống một cuộc đời bất hạnh: bị coi thường, bị vùi dập mặc dù có nhan sắc, đức hạnh và tài năng, hoặc bị biến thành món đồ chơi hoặc phải sống cuộc đời chìm nổi, lênh đênh… không được hưởng hạnh phúc, nhất là hạnh phúc lứa đôi. Số phận của họ hoàn toàn phụ thuộc vào người khác.

2. Phân tích, chứng minh , bình luận:

– HS lấy dẫn chứng chứng minh từ Truyện Kiều (Nguyễn Du), Chuyện người con gái Nam Xụơng (Nguyễn Dữ), Chinh phụ ngâm (nguyên tác Đặng Trần Côn), Cung oán ngâm khúc (Nguyễn Gia Thiều), thơ Hồ Xuân Hương… Không phải chỉ Nguyễn Du, Đặng Trần Côn (và dịch giả Đoàn Thị Điểm (?)) cũng đã từng thốt lên : “Thuở trời đất nổi cơn gió bụi – Khách má hồng nhiều nỗi truân chuyên”, hay Nguyễn Gia Thiều cũng từng than thở và bất bình : “Oán chi những khách tiêu phòng – Mà xui phận bạc nằm trong má đào"…

-Trong thời đại hiện nay, vị trí và cuộc sống của người phụ nữ đã có nhiều thay đổi. Một mặt, họ giữ một vai trò quan trọng trong đời sống gia đình, là người xây tổ ấm hạnh phúc ; mặt khác họ tham gia vào tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội, nhiều người trong số họ đã khẳng định được trình độ, tài năng của mình và thành công trong sự nghiệp. Họ làm chủ cuộc sống của mình, được mọi người, trong đó có nam giới, tôn trọng. Họ được quyền bình đẳng với nam giới. Có nhiều tổ chức, nhiều chương trình hành động đã và đang đứng ra để ủng hộ, bảo vệ hoặc trao quyền lãnh đạo cho phụ nữ.

-Tuy nhiên, bên cạnh đó, vẫn còn có những phụ nữ là nạn nhân của bạo hành giới, bạo hành gia đình ; quyền lợi và bản thân họ chưa được tôn trọng và bảo vệ.

-HS tìm dẫn chứng trong đời sống để chứng minh.

– Khẳng định : về cơ bản, nhận xét của Nguyễn Du không còn đúng với cuộc sống hôm nay, hoặc chỉ đúng với những người phụ nữ chưa biết vươn lên làm chủ cuộc đời của mình, hoặc chỉ tồn tại trong suy nghĩ của những kẻ vẫn còn mang nặng tư tưởng coi thường phụ nữ. Vấn đề đặt ra là phải hiểu đúng vai trò của người phụ nữ trong đời sống và xã hội, từ đó tôn trọng, giúp đỡ, bảo vệ và khẳng định họ để làm cho đời sống được công bằng và văn minh hơn.

d.Tổ chức thực hiện:

HĐ CỦA GV         HĐ CỦA HS

– Giao nhiệm vụ:

Trong tác phẩm Truyện Kiều, Nguyễn Du viết :

Đau đớn thay phận đàn bà

Theo anh (chị), nhận xét đó có còn đúng với người phụ nữ trong cuộc sống hôm nay ?

– Đánh giá sản phẩm.

– Chuẩn kiến thức.           – Thực hiện  nhiệm vụ.

– Báo cáo kết quả việc thực hiện nhiệm vụ.

HOẠT ĐỘNG 5: TÌM TÒI, MỞ RỘNG

a. Mục tiêu: HS có ý thức tìm tòi, mở rộng kiến thức sau khi học bài này.

     b. Nội dung: HS lập dàn ý một đề nghị luận xã hội.

c. Sản phẩm: Dàn ý của HS đã hoàn thiện.

 d. Tổ chức thực hiện.

   

Hoạt động của GV            HĐ CỦA HS

GV giao nhiệm vụ:

– Đọc các tài liệu liên quan đến nội dung bài học.

– Chọn 1 đề bài nghị luận xã hội (về một tư tưởng đạo lí/ một hiện tượng đời sống) rồi  tập lập dàn ý. Lên lớp trao đổi với bạn cùng bàn.

                HS thực hiện nhiệm vụ tại nhà

–  HS báo  cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ vào tiết học sau.

(NL tự học)

     

III. TÀI LIỆU THAM KHẢO

       -SGK, SGV

        – Chuẩn kiến thức kĩ năng Ngữ văn 10.

        – Thiết kế bài giảng Ngữ văn 10, tập 2 (Nguyễn Văn Đường cb), NXB Hà Nội, 2011.

        – Văn bản Ngữ văn 10 – Gợi ý đọc – hiểu và lời bình (Vũ Dương Quỹ – Lê Bảo), NXB Giáo dục Việt Nam, 2011.

       – Phân tích tác phẩm Ngữ văn 10 (Trần Nho Thìn cb), NXB Giáo dục Việt Nam, 2009.

      – Một số tài liệu trên mạng internet.

 

Leave a Comment