Giáo án bài Lập dàn ý bài văn thuyết minh theo CV 5512 phát triển năng lực

Kéo xuống để xem hoặc tải về! Tải file 6 Lập dàn ý bài văn thuyết minh   Thời lượng: 1 tiết         I.  Mức độ cần đạt   TT           MỤC  TIÊU          MÃ HOÁ Năng …

Kéo xuống để xem hoặc tải về!

6 Lập dàn ý bài văn thuyết minh

 

Thời lượng: 1 tiết

        I.  Mức độ cần đạt

 

TT           MỤC  TIÊU          MÃ HOÁ

Năng lực đặc thù: Đọc, Nói, Nghe, Viết

1              Nhớ lại các kiến thức cơ bản đã học về cách lập dàn ý một bài văn thông thường.               Đ1

2              Nắm được các bước lập dàn ý bài văn thuyết minh.          Đ2

3              Biết trình bày báo cáo kết quả của bài tập dự án, sử dụng các phương tiện hỗ trợ phù hợp            N1

4              Nắm bắt được nội dung và quan điểm của bài thuyết trình, có thể trao đổi phản hồi         NG1

5              Biết áp dụng kiến thức để  lập dàn ý hoàn chỉnh cho đề văn thuyết minh.               V1

Năng lực chung: Tự chủ tự học; Giao tiếp và hợp tác; Giải quyết vấn đề

6              Nhận ra và điều chỉnh được những sai sót, hạn chế của bản thân khi được giáo viên góp ý.            TC-TH

7              Nắm được công việc cần thực hiện để hoàn thành các nhiệm vụ của nhóm.          GT- HT

8              Biết thu thập và làm rõ các thông tin có liên quan đến vấn đề; biết đề xuất và phân tích được một số giải pháp giải quyết vấn đề.    GQVĐ

Phẩm chất chủ yếu: Yêu nước; Trách nhiệm

9              Tự hào, yêu quý hơn nữa tiếng Việt, quê hương, đất nước.

                YN

10           Sống có lí tưởng, có trách nhiệm với bản thân, gia đình, quê hương, đất nước.

                TN

 

II.THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Thiết bị dạy học: Máy chiếu/Tivi, giấy AO, A4,…

2.Học liệu:

*Giáo viên:

-Giáo án

-Phiếu bài tập, trả lời câu hỏi

-Bảng phân công nhiệm vụ cho học sinh hoạt động trên lớp

-Bảng giao nhiệm vụ học tập cho học sinh ở nhà

*Học sinh:

-Đọc trước ngữ liệu trong SGK để trả lời câu hỏi tìm hiểu bài

-Các sản phẩm thực hiện nhiệm vụ học tập ở nhà (do giáo viên giao từ tiết trước)

-Đồ dùng học tập

III. TIẾN TRÌNH DẠY – HỌC

A. TIẾN TRÌNH

 

Hoạt động học  

Mục tiêu              Nội dung dạy học trọng tâm       

PP, KTDH             Phương án kiểm tra đánh giá

 

  Hoạt động           Mở đầu

 (7 phút)               Đ1           Huy động vốn kiến thức về văn nghị luận đã học; chuẩn bị tâm thế tiếp nhận kiến thức mới          Đàm thoại gợi mở

                GV đánh giá trực tiếp phần phát biểu của HS.

 

 

Hoạt động Hình thành kiến thức

(20 phút)             Đ1, Đ2, N1, NG1; GT-HT                 I.             Tìm hiểu dàn ý của bài văn thuyết minh’

II.            Lập dàn ý bài văn thuyết minh    Đàm thoại gợi mở

Kĩ thuật sơ đồ tư duy

Kĩ thuật làm việc nhóm  GV đánh giá  phiếu học tập,  sản phẩm học tập của HS.

 

Hoạt động

Luyện tập

( 10 phút)            Đ2, N1, NG1, ; TCTH        Thực hành bài tập đọc hiểu          Hoạt động nhóm, Dạy học giải quyết vấn đề        GV đánh giá phiếu học tập của HS dựa trên Đáp án

 

Hoạt động Vận dụng

(5 phút)                V1          Lập dàn ý: Giới thiệu một phong trào của trường (lớp).

                Dạy        học giải quyết vấn đề     GV đánh giá qua bài làm về nhà của HS.

Hoạt động

Mở rộng

(3 phút)                V1, YN, TCTH      Mở rộng, tự trau dồi cách viết lập dàn ý cho các đề văn sưu tầm được.    Dạy học giải quyết vấn đề  Đánh giá qua sản phẩm theo yêu cầu đã giao.

GV và HS đánh giá

 

 

A.            TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG:

                                         HĐ 1. KHỞI ĐỘNG

 

a.Mục tiêu:  Kết nối –  Đ1

b. Nội dung: HS trả lời câu hỏi để củng cố lại kiến thức đã học, kết nối với kiến thức sẽ học trong giờ này.

c.Sản phẩm:

+Mở bài: Ở bài văn tự sự, phần mở bài là thuật lại mở đầu câu chuyện hoặc giới thiệu, dẫn dắt vào câu chuyện.

+Kết bài: Ở bài văn tự sự, kết bài thường là sự kết thúc của câu chuyện, nhận định về ý nghĩa của câu chuyện.

d.Tổ chức thực hiện:

Hoạt động của GV            Hoạt động của HS

–  GV giao nhiệm vụ: Em hãy nhắc lại dàn ý phần mở bài và kết bài của bài văn tự sự đã học ở HKI?

     – Đánh giá sản phẩm. –  HS thực hiện nhiệm vụ:

–  HS báo  cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ.

–  Nhận thức được nhiệm vụ  cần giải quyết của bài học.

– Tập trung cao và hợp tác tốt để giải quyết  nhiệm vụ.

HĐ 2. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

 

a.Mục tiêu: Đ1, Đ2, N1, NG1; GT-HT

b.Nội dung: *HS tìm hiểu mục I-SGK trang 169 và trả lời lần lượt 4 câu hỏi

c.Sản phẩm:

1. Các yêu cầu về lập dàn ý cho một bài văn thuyết minh :

– Có kiến thức, kĩ năng xây dựng dàn ý ;

– Có các tri thức đầy đủ, chuẩn xác về đối tượng ;

 – Tìm được cách sắp xếp các tri thức theo một hệ thống hợp lí, chặt chẽ.

2. Lập dàn ý là một kĩ năng rất quan trọng khi tạo lập văn bản. Dàn ý của bài văn thường theo bố cục ba phần (Mở bài, Thân bài và Kết bài). Dàn ý của bài văn thuyết minh cũng vậy.

3. Phần mở bài và kết bài của bài văn thuyết minh có những điểm cần phân biệt với phần mở bài và kết bài của bài văn tự sự :

a/ Mở bài : Ở bài văn thuyết minh, phần mở bài giới thiệu chung về đối tượng thuyết minh, để người đọc biết được nội dung sẽ được nắm bắt trong phần thân bài (phần mở bài phải nêu ra được đề tài thuyết minh).

b/ Kết bài : Ở bài văn thuyết minh, nhấn mạnh về đối tượng đã thuyết minh, tạo ấn tượng cho người đọc về đối tượng vừa thuyết minh.

4. Trong phần thân bài, các ý của bài văn thuyết minh có thể được sắp xếp theo các trình tự : thời gian, không gian, lôgic, trình tự nhận thức,… hoặc là hỗn hợp của các quan hệ miễn sao phù hợp với đối tượng thuyết minh, đạt được mục đích thuyết minh.

d.Tổ chức thực hiện.

HĐ CỦA GV         HĐ CỦA HS

– Giao nhiệm vụ: tìm hiểu mục I-SGK trang 169 và trả lời lần lượt 4 câu hỏi

– Đánh giá sản phẩm.

– Chuẩn kiến thức.           – Thực hiện  nhiệm vụ.

– Báo cáo nhiệm vụ.

(NL giải quyết vấn đề)

                        HĐ 2: Rèn kĩ năng cho HS.

a.Mục tiêu: Đ2, N1, NG1; GT-HT

b.Nội dung: Thông qua HĐ nhóm để giải quyết vấn đề giáo viên đưa ra: Khi lập dàn ý cho bài văn thuyết minh, cần chú ý các bước như thế nào

c.Sản phẩm:

1. Khi lập dàn ý cho bài văn thuyết minh, cần chú ý các bước như sau :

* Xác định đề tài :

* Xây dựng dàn ý :

– Mở bài :

– Thân bài :

+ Tìm ý, chọn ý :

+ Sắp xếp ý :

– Kết bài : Nhấn lại đề tài thuyết minh và tô đậm ấn tượng cho người tiếp nhận về đối tượng vừa thuyết minh.

2. Xây dựng dàn ý cho bài văn thuyết minh giới thiệu một tác giả văn học :

(1) Mở bài : Giới thiệu khái quát về tác giả lựa chọn để thuyết minh (họ tên, tuổi, quê quán,…).

(2) Thân bài :

– Cuộc đời và sự nghiệp văn học :

+ Hoàn cảnh xuất thân, truyền thống gia đình, học vấn, đường đời,…

+ Các chặng đường sáng tác và những tác phẩm chính.

– Phong cách nghệ thuật :

+ Những đặc điểm nổi bật về nội dung trong sáng tác của tác giả ấy.

+ Những đặc sắc nghệ thuật mà tác giả ấy thể hiện trong tác phẩm của mình.

(3) Kết bài :

– Khẳng định về vị trí của tác giả vừa thuyết minh.

– Nêu suy nghĩ, cảm nhận về cuộc đời, sự nghiệp văn chương của tác giả vừa thuyết minh,…

3. Xây dựng dàn ý cho bài văn thuyết minh giới thiệu một tấm gương học tốt.

(1) Mở bài : Giới thiệu chung về gương học tốt (là ai ? ở đâu ?… ).

(2) Thân bài :

– Hoàn cảnh gia đình, môi trường học tập,…

– Quá trình phấn đấu trong học tập.

– Những kết quả học tập tốt.

(3) Kết bài :

– Khẳng định về tấm gương học tập.

– Suy nghĩ về bài học rút ra cho bản thân và cho mọi người.

4. Xây dựng dàn ý cho bài văn thuyết minh giới thiệu một phong trào của trường (hoặc của lớp).

(1) Mở bài : Giới thiệu chung về phong trào (Là phong trào gì, trong lĩnh vực hoạt động nào, diễn ra ở đâu ?).

(2) Thân bài :

– Phong trào đã được phát động, hưởng ứng ra sao ?

– Diễn biến của phong trào.

– Những kết quả cho thấy sự thành công, hiệu quả của phong trào.

(3) Kết bài : Ý nghĩa của phong trào.

5. Xây dựng dàn ý cho bài văn thuyết minh về một quy trình sản xuất (hoặc các bước của một quá trình học tập).

(1) Mở bài : Giới thiệu chung về quy trình sản xuất (hoặc các bước của một quá trình học tập).

(2) Thân bài :

– Mô tả quy trình sản xuất (hoặc các bước của một quá trình học tập) : bắt đầu như thế nào, diễn biến qua các công đoạn (các bước, các giai đoạn, các quá trình,…) ra sao ?

– Sản phẩm của quy trình sản xuất(hoặc kết quả của một quá trình học tập) là gì, chất lượng, giá trị ra sao ?

(3) Kết bài : Nhận xét về quy trình sản xuất (hay các bước của một quá trình học.

 tập).

d.Tổ chức thực hiện:

HĐ CỦA GV         HĐ CỦA HS

– Giao nhiệm vụ:

+Khi lập dàn ý cho bài văn thuyết minh, cần chú ý các bước như thế nào?

+Tổ chức hoạt động nhóm:

Yêu cầu: -Mỗi nhóm 1 đề tài.

-Lập danh mục tài liệu.

-Lựa chọn các kiểu kết cấu phù hợp.

-Trình bày dàn ý chi tiết.

Nhóm 1:  Xây dựng dàn ý cho bài văn thuyết minh giới thiệu một tác giả văn học :

Nhóm 2: Xây dựng dàn ý cho bài văn thuyết minh giới thiệu một tấm gương học tốt

Nhóm 3:  Xây dựng dàn ý cho bài văn thuyết minh giới thiệu một phong trào của trường (hoặc của lớp).

Nhóm 4:  Xây dựng dàn ý cho bài văn thuyết minh về một quy trình sản xuất (hoặc các bước của một quá trình học tập).

*GV hướng dẫn học sinh lập dàn ý :

– Đánh giá sản phẩm.

– Chuẩn kiến thức.           – Thực hiện  nhiệm vụ.

– Báo cáo nhiệm vụ.

(NL giải quyết vấn đề)

 

(Năng lực hợp tác, trao đổi, thảo luận. Năng lực sử dụng ngôn ngữ)

 

 

HĐ 3.LUYỆN TẬP

a.Mục tiêu: Đ1, Đ2, N1, NG1; GT-HT HS

b. Nội dung hoạt động: HS đọc 1 văn bản GV trình chiếu và tiến hành trả lời 3 câu hỏi:

Đình Hồng Thái thuộc địa phận làng Kim Trận (nay là thôn Cả), xã Tân Trào, huyện Sơn Dương. Đình cất dựng năm 1919, có kiến trúc thuần gỗ, mái lợp lá cọ, đình gồm 3 gian 2 chái, dáng dấp nhà sàn miền núi. Đình Hồng Thái cũng như ngôi đình của Việt Nam với chức năng tín ngưỡng thờ Thành Hoàng làng, thần Sông, thần Núi và các vị thần xung quanh vùng. Ngoài ra, một vị nhân thần là Ngọc Dung Công Chúa. Hơn nữa, đình còn là nơi sinh hoạt văn hoá, hội họp của làng. Hàng năm dân làng tổ chức nhiều lễ cúng bái tại đình, các ngày lễ dựa vào mùa vụ trong năm. Ngày lễ lớn nhất là ngày mùng 3 tháng Giêng âm lịch, trong ngày lễ này, đồng bào tổ chức nghi lễ rước Công chúa Ngọc Dung; phần hội có nhiều trò chơi hấp dẫn như hát then, hát cọi, các trò chơi dân gian… Ngoài giá trị về mặt văn hoá tín ngưỡng thì ngôi đình còn có giá trị về mặt lịch sử. Bởi đây là nơi dừng chân đầu tiên của vị lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc khi người từ Pắc Bó, Cao Bằng đến với căn cứ địa Cách mạng Tân Trào ngày 21/5/1945.

                ( Theo http://tuyenquang.gov.vn)

                1/ Văn bản trên có một câu văn không chính xác. Hãy chỉ ra câu văn mắc lỗi và cho biết nó thuộc lỗi nào ? Nêu cách sửa câu văn mắc lỗi mà anh(chị) vừa tìm được.

                2/ Xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản trên ?

                3/ Anh(chị) hiểu như thế nào về văn hoá tín ngưỡng ?

c.Sản phẩm:

1. Văn bản trên có một câu văn không chính xác. Đó là câu  Ngoài ra, một vị nhân thần là Ngọc Dung Công Chúa. Đây là câu văn thiếu chủ ngữ. Cách sửa: bổ sung chủ ngữ. Câu văn sau khi sửa là : Ngoài ra, đình còn thờ một vị nhân thần là Ngọc Dung Công Chúa.

2. Phương thức biểu đạt chính của văn bản trên là thuyết minh

3. Văn hóa tín ngưỡng là hệ thống giá trị về những phương cách ứng xử của con người đối với thế giới siêu nhiên hay xã hội có liên quan đến đời sống của mình.

 

 

Hoạt động của GV            HĐ của HS

 

-GV giao nhiệm vụ: Đọc văn bản và trả lời các câu hỏi (VB ở phần nội dung)

                1/ Văn bản trên có một câu văn không chính xác. Hãy chỉ ra câu văn mắc lỗi và cho biết nó thuộc lỗi nào ? Nêu cách sửa câu văn mắc lỗi mà anh(chị) vừa tìm được.

                2/ Xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản trên ?

                3/ Anh(chị) hiểu như thế nào về văn hoá tín ngưỡng ?

– Nhận xét, cho điểm.

                –   HS thực hiện nhiệm vụ:

–  HS báo  cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ.

(Năng lực giải quyết vấn đề)

 

HĐ 4.VẬN DỤNG

 

 a.Mục tiêu: V1; GT-HT

b. Nội dung: HS thông qua việc lập dàn ý giới thiệu về trường lớp của mình. để nắm vững các bước làm văn thuyết minh.

c.Sản phẩm:

 a. Mở bài

– Giới thiệu chung về lớp/trường.

– Giới thiệu chung phong trào nổi bật của lớp / trường

b. Thân bài

– Nguyên nhân dẫn đến phong trào

– Diễn biến của phong trào

+ Bắt đầu

+ Phát triển

+ Kết quả

– Ý nghĩa của phong trào

– Những bài học rút ra từ phong trào

c. Kết bài

– Khẳng định lại sự tác động của phong trào.

 

 

Hoạt động của GV                             HĐ của HS

– GV giao nhiệm vụ: Lập dàn ý

Giới thiệu một phong trào của trường (lớp).

– Nhận xét sản phẩm.

                 –   HS thực hiện nhiệm vụ:

–  HS báo  cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ.

(Năng lực giải quyết vấn đề)

 

HĐ 5. TÌM TÒI, MỞ RỘNG

a.            Mục tiêu: V1, TC-TH

     b. Nội dung: HS lập sơ đồ tư duy bài học.

c. Sản phẩm: Sơ đồ tư duy của HS đã hoàn thiện.

 d. Tổ chức thực hiện.          

 

Hoạt động của GV – HS  HĐ của HS

GV giao nhiệm vụ:

+ Vẽ bản đồ tư duy bài học

+ Lập dàn ý thuyết minh về một môn thể thao mà em thích nhất

– Đánh giá sản phẩm.      -HS thực hiện nhiệm vụ tại nhà

–  HS báo  cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ vào tiết học sau.

(Năng lực tự học)

+ Vẽ đúng bản đồ tư duy

+ Thực hành lập dàn ý văn thuyết minh.

  

 IV. Tài liệu tham khảo

      – Bố cục của văn bản.

      – Thiết kế bài giảng Ngữ văn 10,…

      – Một số tài liệu trên mạng internet.

    V. Rút kinh nghiệm giờ dạy

Leave a Comment