Giáo án bài Lập luận trong văn nghị luận theo CV 5512 phát triển năng lực

Kéo xuống để xem hoặc tải về! Tải file 21 Lập luận trong văn nghị luận   I.MỤC ĐÍCH – YÊU CẦU   STT         MỤC TIÊU           MÃ HÓA NĂNG LỰC ĐẶC THÙ : Đọc …

Kéo xuống để xem hoặc tải về!

21 Lập luận trong văn nghị luận

 

I.MỤC ĐÍCH – YÊU CẦU

 

STT         MỤC TIÊU           MÃ HÓA

NĂNG LỰC ĐẶC THÙ : Đọc – nói – nghe –viết

1              Nắm chắc khái niệm về lập luận trong bài văn nghị luận.

                Đ1

2              Nắm chắc các yêu cầu xây dựng lập luận trong văn nghị luận.

 

                Đ2

3              Nhận diện các thao tác trong đoạn văn, bài văn nghị luận.

                Đ3

4              biết tìm và phân tích các luận điểm, luận cứ và phương pháp lập luận trong một số đoạn văn, bài văn nghị luận.

                Đ4

5              Có khả năng phân tích đề và lập dàn ý cho các đề bài văn nghị luận.

                Đ5

6              Có khả năng biểu đạt những quan điểm tư tưởng sâu sắc trong đời sống xã hội và trong văn học.

                N1

7                   Biết trao đổi, thảo luận vể các vấn đề liên quan đến văn nghị luận và các vấn đề trong cuộc sống cần khả năng lập luận.

                N2

8                    Biết viết đoạn văn nghị luận triển khai một luận điểm cho trước theo các luận cứ, thao tác và phương pháp lập luận phù hợp.

                V1

NĂNG LỰC CHUNG: GIAO TIẾP VÀ HỢP TÁC, GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ

9              Phân tích được các công việc cần thực hiện để hoàn thành nhiệm vụ nhóm được GV phân công.

                GT-HT

10           Biết thu thập và làm rõ các thông tin có liên quan đến vấn đề; biết đề xuất và phân tích được một số giải pháp giải quyết vấn đề.

                GQVĐ

PHẨM CHẤT CHỦ YẾU:  CHĂM CHỈ, TRÁCH NHIỆM

11           Chăm chỉ tìm tòi, sáng tạo và yêu mến bộ môn văn.

Costrachs nhiệm với việc học tập và rèn luyện của bản thân.        CC

TN

II.THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1.Thiết bị dạy học: Máy chiếu/Tivi, giấy A0, A4,…

2.Học liệu: SGK, Phiếu học tập,…

III.TIẾN TRÌNH DẠY – HỌC

 

Hoạt động học

(Thời gian)          Mục tiêu

                Nội dung dạy học trọng tâm        PP/KTDH chủ đạo             Phương án đánh giá

HĐ 1: Khởi động

(7phút)           Đ1 Huy động, kích hoạt kiến thức trải nghiệm nền của HS có liên quan đến bài học.  – Nêu và giải quyết vấn đề

– Đàm thoại, gợi mở        Đánh giá qua câu trả lời của cá nhân cảm nhận chung của bản thân;

Do GV đánh giá.

HĐ 2: Khám phá kiến thức (20 phút)

                Đ1,Đ2,Đ3,Đ4,

GT-HT,GQVĐ     1.Lập luận trong văn nghị luận.

2.Cách xây dựng lập luận

                Đàm thoại gợi mở; Thảo luận nhóm, thảo luận cặp đôi; Thuyết trình;        Đánh giá qua sản phẩm; qua hỏi đáp; qua trình bày do GV và HS đánh giá

Đánh giá qua quan sát thái độ của HS khi thảo luận do GV đánh giá

HĐ 3: Luyện tập (10 phút)             Đ3, Đ4, Đ5, GQVĐ            Thực hành bài tập luyện kiến thức, kĩ năng           Vấn đáp, dạy học  nêu vấn đề, thực hành.

Kỹ thuật: động não

.               Đánh giá qua hỏi đáp; qua trình bày do GV và HS đánh giá

Đánh giá qua quan sát thái độ của HS khi thảo luận do GV đánh giá

HĐ 4: Vận dụng (5 phút)                Đ5, N1, N2, V1

GQVĐ   Vận dụng kiến thức để giải quyết một vấn đề nâng cao. Đàm thoại gợi mở; Dạy học hợp tác (Thảo luận nhóm, thảo luận cặp đôi); thuyết trình; trực quan.    Đánh giá qua sản phẩm graphics  qua trình bày do GV và HS đánh giá.

 

Đánh giá qua quan sát thái độ của HS khi thảo luận do GV đánh giá

HĐ 5: Mở rộng

(3 phút)                                Tìm tòi, mở rộng kiến thức           Dạy học hợp tác ,thuyết trình;    Đánh giá qua sản phẩm theo yêu cầu đã giao.

GV và HS đánh giá

 

IV.TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG:

HĐ 1. KHỞI ĐỘNG

 

a.Mục tiêu: Đ1 – Kết nối

b. Nội dung: HS quan sát một văn bản, nhớ lại kiến thức để lựa chọn đúng thao tác lập luận và phương thức biểu đạt chính của văn bản: “Việc hình thành các mạng xã hội đã tạo điều kiện cho các bạn trẻ được thỏa sức xây dựng một thế giới ảo và một cuộc sống ảo cho riêng mình. Trong thế giới đó nhiều chuẩn mực, lễ nghi trong giao tiếp ngoài đời đã không còn và vì thế những phong cách và cá tính “chính hiệu” đã ra đời. Lướt qua một vài “chat room” ta bắt gặp những cách trình bày, biểu cảm khác lạ của ngôn từ.

Xu hướng đơn giản hóa là khuynh hướng phổ biến nhất. Chỉ cần lướt qua những “chat room”(phòng chat), forum (diễn đàn)  chúng ta có thể dễ dàng bắt gặp những kiểu diễn đạt như:    wá, wyển ( quá, quyển); wen(quen); wên (quên); iu (yêu); lun (luôn); bùn (buồn); bitk? (biết không?); bít rùi (biết rồi); mí (mấy); dc (được); ko,k (không); u (bạn, mày), ni (nay), en(em), m (mày), ex (người yêu cũ), t (tao), hem (không), Bít chít lìn (biết chết liền) v.v.

 (Ngôn ngữ @ và vấn đề giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt)

-Phương tiện: Máy chiếu.

-Phương pháp, kĩ thuật: tư duy nhanh, trình bày một phút.

c. Sản phẩm: Phương thức nghị luận. Thao tác chính: chứng minh

d. Tổ chức thực hiện:

HĐ CỦA GV         HĐ CỦA HS

– Giao nhiệm vụ: Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi: Nêu phương thức biểu đạt của văn bản? Người viết sử dụng thao tác chính là gì trong quá trình tạo lập văn bản?

– Đánh giá sản phẩm.

– Chuẩn kiến thức.           – Thực hiện  nhiệm vụ.

– Báo cáo nhiệm vụ.

                        

 HĐ 2. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

 

a. Mục tiêu: Đ1,Đ2,Đ3,Đ4, GT-HT,GQVĐ

a.            Nội dung: HS sử dụng sgk, làm việc cá nhân, thảo luận nhóm để hoàn thiện các sản phẩm về lí thuyết lập luận trong văn nghị luận.

b.            Sản phẩm:

1. Khái niệm về lập luận trong bài văn nghị luận: lập luận là đưa ra các lí lẽ, bằng chứng nhằm dẫn dắt người nghe (người đọc) đến một kết luận nào đó mà người nói (người viết) muốn đạt tới.

Cách xây dựng lập luận:

       a/ Tìm hiểu ngữ liệu:

+Bài tập 1

Văn bản Chữ ta của nhà báo Hữu Thọ là một văn bản nghị luận trong đó tác giả thể hiện rất rõ quan điểm của mình.

a. Bài văn bàn về vấn đề chữ viết trên quảng cáo, bảng hiệu, trên báo chí,… Quan điểm của tác giả về vấn đề nàylà: phản đối việc dùng chữ nước ngoài tràn lan ở nước ta hiện nay.

b. Bài văn có hai luận điểm:

– Tiếng nước ngoài đang lấn lướt tiếng Việt trong các bảng hiệu, quảng cáo ở nước ta.

– Tiếng nước ngoài đưa vào báo chí một cách không cần thiết, gây thiệt thòi cho người đọc

+Bài tập 2

 Hai ngữ liệu trên sử dụng hai phương pháp lập luận khác nhau:

– Đoạn văn của Nguyễn Trãi lập luận theo phương pháp diễn dịch và quan hệ nhân quả: đầu tiên đưa ra nhận định khái quát ("Người dùng binh giỏi là ở chỗ biết xét thời thế mà thôi"), sau đó triển khai nhận định bằng các luận cứ (đồng thời cũng là nguyên nhân) và cuối cùng là lời đánh giá từ các luận cứ (đồng thời cũng là kết quả).

– Bài văn của Hữu Thọ lập luân theo phương pháp qui nạp và so sánh đối lập. Để đi đến kết luận về "thái độ tự trọng của một quốc gia", tác giả đã xây dựng hai luận điểm. trong mỗi luận điểm, người viết đều so sánh thực tế giữa Hàn Quốc và Việt Nam về phương diện chữ viết trên quảng cáo, bảng hiệu và trên báo chí.

 

3.Phương pháp lập luận là cách thức lựa chọn, sắp xếp luận điểm, luận cứ sao cho lập luận chặt chẽ và thuyết phục. Một số phương pháp lập luận thường được sử dụng như:

-Phương pháp diễn dịch;

– phương pháp qui nạp;

– phương pháp so sánh đối lập;

– phương pháp quan hệ nhân – quả

+ phương pháp phản đề;

+ phương pháp loại suy;…

d.Các yêu cầu xây dựng lập luận trong văn nghị luận : để xây dựng lập luận cần xác định luận điểm chính xác, các luận cứ thuyết phục, vận dụng các phương pháp lập luận hợp lí.

d.Tổ chức thực hiện:

HĐ CỦA GV         HĐ CỦA HS

– Giao nhiệm vụ:

+Đọc đoạn văn lập luận (SGK) và cho biết:

a. Kết luận (mục đích) của lập luận là gì?

b. Để dẫn tới kết luận đó, tác giả đã đưa ra những lí lẽ hoặc dẫn chứng (luận cứ) nào?

c. Hãy cho biết thế nào là một lập luận?

GV tổ chức hoạt động nhóm: chia thành 3 nhó, mỗi nhóm 1 bài tập.

Bài tập 1. Đọc văn bản “Chữ ta” (SGK) và cho biết:

a. Bài văn nghị luận trên bàn về vấn đề gì? Quan điểm của tác giả về vấn đề đó như thế nào?

b. Bài văn có bao nhiêu luận điểm? Tìm các luận điểm đó.

Bài tập 2. Đọc lại đoạn văn ở mục trước (Thư lại dụ Vương Thông của Nguyễn Trãi),  văn bản "Chữ ta” và:

a. Tìm các luận cứ cho mỗi luận điểm.

b. Cho biết đâu là luận cứ lí lẽ, đâu là bằng chứng thực tế.

– Đánh giá sản phẩm.

– Chuẩn kiến thức.           – Thực hiện  nhiệm vụ.

+Nhiệm vụ 1: Làm việc cá nhân.

+Nhiệm vụ 2: BT 1,2: Thảo luận nhóm.

– Báo cáo nhiệm vụ.

 HĐ 3.LUYỆN TẬP

a.Mục tiêu: Đ3, Đ4, Đ5, GQVĐ

b.Nội dung: HS sử dụng Sgk, vở ghi để hoàn thiện bài tập trong sgk và BT GV cung cấp.

c. Sản phẩm: Có nhiều cách đưa ra luận cứ cũng như có thể có nhiều luận cứ cho mỗi luận điểm mà bài tập nêu ra. Dưới đây là một số luận cứ có thể tham khảo:

a. Đọc sách đem lại cho ta nhiều điều bổ ích.

– Nâng cao tầm hiểu biết về tự nhiên, xã hội, hiểu biết về cuộc sống mọi mặt.

– Đọc sách giúp ta khám phá chính bản thân mình.

– Đọc sách sẽ chắp cánh cho những ước mơ, khơi nguồn cho những sáng tạo.

– Đọc sách giúp cho việc diễn đạt (nói, viết) tốt hơn.

b. Môi trường đang bị ô nhiễm nặng nề.

– Đất đai bị xói mòn, sạt lở, bị sa mạc hoá.

– Không khí bị ô nhiễm.

– Nguồn nước sạch bị nhiễm độc tố.

c. Văn học dân gian là những tác phẩm nghệ thuật ngôn từ truyền miệng.

– Văn học dân gian là những tác phẩm nghệ thuật ngôn từ.

– Văn học dân gian là những tác phẩm truyền miệng.

 

Hoạt động của GV            Hoạt động của HS

 

-GV giao nhiệm vụ:

Luyện tập thêm về xây dựng lập luận theo một số đề văn nghị luận.

+ Màu xanh của những cánh rừng đang dần mất đi trên hành tinh của chúng ta.

+ Văn học dân gian là những viên ngọc quý trong kho tàng văn học dân tộc.

Hãy tìm luận cứ làn sáng tỏ luận điểm sau:

a. đọc sách đem lại cho ta nhiều bổ ích.

b. Môi trường đang bị ô nhiễm nặng nề.

c. Văn học dân gian là những tác phẩm ngôn từ truyền miệng.

 

– Nhận xét, chuẩn kiến thức.

                –   HS thực hiện nhiệm vụ:

–  HS báo  cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ.

– Nhận xét bài của bạn.

          (NL giải quyết vấn đề)

HĐ 4.VẬN DỤNG

a.Mục tiêu: Đ5, N1, N2, V1, GQVĐ

b.Nội dung: Viết đoạn văn nghị luận có sử dụng kĩ năng, thao tác lâp luận: Suy nghĩ của anh (chị) về ý nghĩa của câu chuyện XÉN LÁ

 

c.Sản phẩm:

Câu chuyện trên có thể có một số ý nghĩa như : cái đẹp là sự hài hoà ; cái đẹp là sự tôn tạo lẫn nhau ; cái đẹp không thể đi với sự ích kỉ,… Để thưởng thức cái đẹp, người ta phải có những hiểu biết về cái đẹp chứ không a dua, đua đòi chạy theo người khác. Đặc biệt, không phải cứ có tiền là mua được cái đẹp và biết thưởng thức cái đẹp (như anh nhà giàu trên, thấy mọi người khen hoa mẫu đơn đẹp cũng mua về trồng ở giữa sân để khoe rằng mình cũng biết chơi hoa). Hơn nữa, với những người làm công việc sáng tạo ra cái đẹp (trồng hoa, chơi hoa cũng là một nghệ thuật) thì cần phải có hiểu biết về công việc của mình, phải hiểu được những đánh giá của người khác về tác phẩm của mình để từ đó hoàn thiện chúng, tránh việc hiểu sai hoặc không hiểu ý kiến của người khác, từ đó có những tác động không đúng với “đứa con tinh thần”của mình, làm thành trò cười cho thiên hạ.

c.             Tổ chức thực hiện:

Hoạt động của GV            Hoạt động của HS

GV giao nhiệm vụ: Làm rõ cách lập luận khi thực hiện yêu cầu của đề sau:

Suy nghĩ của anh (chị) về ý nghĩa của câu chuyện sau :

XÉN LÁ

Mẫu đơn là vua các loài hoa. Có anh nhà giàu, mua được một gốc, trồng ở giữa sân. Khi hoa nở, màu đỏ rực rỡ, lá xanh rợp mát. Người nào đi qua trông thấy cũng thốt lên : “Hoa đẹp biết bao !”. Anh nhà giàu nghe người ta chỉ khen hoa, mà không thấy nói gì đến cành lá, bèn xén trụi cành lá. Rốt cuộc ai thấy cũng lắc đầu, nhíu mày bỏ đi. Anh nhà giàu hoang mang không hiểu, làu bàu : “Sao hôm qua thì ngợi khen hoa thế, mà hôm nay thấy hoa lại lắc đầu như vậy ?”.

(Theo Trần Tứ ích, Ngụ ngôn thi thoại, NXB TP. Hồ Chí Minh, 2003)

 – Đánh giá sản phẩm.     –   HS thực hiện nhiệm vụ:

–  HS báo  cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ:

(NL giải quyết vấn đề)

HĐ 5. TÌM TÒI, MỞ RỘNG

a.Mục tiêu: HS có ý thức tìm tòi, mở rộng kiến thức sau khi học bài Lập luận trong văn nghị luận.

     b.Nội dung: HS lập sơ đồ tư duy bài học.

c.Sản phẩm: Sơ đồ tư duy của HS.

          d. Tổ chức thực hiện.          

 

Hoạt động của GV            Hoạt động của HS

GV giao nhiệm vụ:

+ Vẽ bản đồ tư duy bài học

+ Tìm những đoạn văn nghị luận xã hội hoặc nghị luận văn học có lập luận rõ ràng, chặt chẽ để học phương pháp lập luận

– Đánh giá sản phẩm vào tiết sau.              -HS thực hiện nhiệm vụ:

–  HS báo  cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ vào tiết sau.

(NL tự học)

+ Vẽ đúng bản đồ tư duy

+ Lựa chọn những đoạn văn nghị luận hay. Phân tích cách thức lập luận trong đoạn văn đó.

    IV. Hướng dẫn học sinh học bài ở nhà:

     – Học sinh làm bài tập 2(b,c), bài tập 3 SGK-111

   *GV gợi ý:

– Môi trường đang bị ô nhiễm nặng nề:

+ Đất đai bị xói mòn, sa mạc hóa

+ Không khí bị ô nhiễm

+ Nước bị nhiễm  bẩn không thể tưới cây ăn uống, tắm rửa

+ Môi sinh đang bị tàn phá, hủy diệt

–              Văn học dân gian là những tác phẩm nghệ thuật ngôn từ truyền miệng:

+ Văn học dân gian là những tác phẩm nghệ thuật ngôn từ.

+ Văn học dân gian là những tác phẩm truyền miệng…

  -Học sinh chuẩn bị bài mới “Các thao tác nghị luận”

   V. Tài liệu tham khảo

      – Thiết kế bài giảng Ngữ văn 10,…

      – Chuẩn kiến thức và kĩ năng 10, môn Ngữ văn

      – Một số tài liệu trên mạng internet.

     VI. Rút kinh nghiệm giờ dạy

Leave a Comment