Giáo án bài lập thời gian biểu buổi tối tiếng việt trải nghiệm lớp 2 sách cánh diều

Kéo xuống để xem hoặc tải về! Tải file Bài viết 2: lập thời gian biểu buổi tối (1 tiết) I. Mục tiêu 1. Mức độ, yêu cầu cần đạt –           Biết đọc văn bản …

Kéo xuống để xem hoặc tải về!

Bài viết 2: lập thời gian biểu buổi tối

(1 tiết)

I. Mục tiêu

1. Mức độ, yêu cầu cần đạt

–           Biết đọc văn bản Thời gian biểu với giọng chậm rãi, rõ ràng, rành mạch: Đọc đúng các số chỉ giờ. Biết nghỉ hơi đúng sau các dấu câu, giữa các cột, các dòng. Hiểu từ “thời gian biểu” (TGB). Hiểu tác dụng của TGB  giúp con người làm việc có kế hoạch).

–           Biết lập TGB cho hoạt động của mình (TGB buổi tối).

2. Năng lực

–           Năng lực chung: Biết cùng các bạn thảo luận nhóm; hợp tác tìm hiểu bài.

–           Năng lực riêng: Biết lập kế hoạch cho hoạt động của bản thân,

3. Phẩm chất

–           Có ý thức tổ chức cuộc sống khoa học.

II. PHƯƠNG PHÁP VÀ THIẾT BỊ DẠY HỌC

1. Đối với giáo viên

–           Máy tính, máy chiếu.

–           Giáo án

2. Đối với học sinh

–           SHS.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẬY HỌC

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN    HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH

I. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho HS và từng bước làm quen bài học.

b. Cách thức tiến hành:

– GV giới thiệu bài học: Mỗi ngày, các em có nhiều việc phải làm ở nhà và ở trường. Nếu không biết sắp xếp công việc thì có thể suốt ngày bận rộn mà kết quả vẫn không tốt. Nếu biết sắp xếp các việc theo TGB hợp lí, các em có thể làm được nhiều việc mà vẫn thong thả, có thì giờ vui chơi. Bài học hôm nay giúp các em hiểu thế nào là một TGB. Sau đó, dựa theo mẫu, các em biết lập TGB cho hoạt động của bản thân.

II. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Đọc và tìm hiểu

a. Mục tiêu: HS đọc từng dòng trong TGB của bạn Nguyễn Thu Huệ và trả lời các câu hỏi liên quan đến TGB của bạn Huệ.

b. Cách tiến hành:

– GV đọc mẫu bài Thời gian biểu, giọng chậm rãi, rõ ràng, rành mạch; nghỉ hơi rõ sau mỗi cụm từ. Ví dụ:

+ 6 giờ đến 6 giờ 30 // Ngủ dậy, / tập thể dục, / vệ sinh cá nhân //

+ 6 giờ 30 đến 7 giờ // Kiểm tra sách vở, ăn sáng //

– GV tổ chức cho HS đọc trước lớp: HS tiếp nối nhau đọc từng dòng (l lượt). Ví dụ:

+ HS 1: Sáng//6 giờ đến 6 giờ 30 // Ngủ dậy, / tập thể dục, /vệ sinh cá nhân //

+ HS 2:              6 giờ 30 đến 7 giờ // Kiểm tra sách vở, / ăn sáng //

– GV mời 2 HS đọc nối tiếp nhau yêu cầu 3 câu hỏi:

+ HS1 (Câu a): Hãy kể những việc Thu Huệ làm hằng ngày?

+ HS2 (Câu b): Thu Huệ lập thời gian biểu để làm gì?

+ HS3 (Câu c): Thời gian biểu của Thu Huệ ngày cuối tuần có gì khác ngày thường?

– GV yêu cầu HS thảo luận theo nhóm đôi, hỏi – đáp và trả lời các câu hỏi trong SHS trang 18.

– GV mời đại diện HS trình bày kết quả thảo luận.

Hoạt động 2: Lập TGB buổi tối của em

a. Mục tiêu: HS dựa theo thời gian biểu của bạn Thu Huệ, lập thời gian biểu buổi tối của em.

b. Cách tiến hành:

– GV nêu yêu cầu: Dựa theo mẫu TGB của Thu Huệ, các em hãy lập TGB buổi tối của mình. GV nhắc HS chú ý lập TGB của mình đúng như trong thực tế.

– GV hướng dẫn HS đọc thầm lại TGB buổi tối của Thu Huệ, làm bài vào Vở bài tập. GV phát phiếu khổ to cho 1 HS.

– GV yêu cầu HS làm bài trên phiếu dán bài lên bảng lớp để các bạn nhận xét. GV gợi ý cho HS:

18 giờ 30 – 19 giờ: Ăn tối

19 giời – 20 giờ: Chơi với em bé

20 giờ – 21 giờ: Chuẩn bị bài, chuẩn bị sách vở ngày mai

21 giờ – 21 giờ 30 : Đánh răng, vệ sinh cá nhân

21 giờ 30: Đi ngủ

– Cả lớp và GV nhận xét: TGB được lập có khoa học, hợp lí không? 

– HS lắng nghe, tiếp thu.

– HS lắng nghe, đọc thầm theo.

– HS đọc bài.

– HS đọc yêu cầu câu hỏi.

– HS thảo luận theo nhó, trả lời câu hỏi.

– HS trình bày:

a. Những việc Thu Huệ làm hằng ngày:

+ Buổi sáng, Huệ dậy lúc 6 giờ. Sau đó, Huệ tập thể dục và vệ sinh cá nhân 30 phút, đến 6 giờ 30. Từ 6 giờ 30 đến 7 giờ, Huệ sắp xếp sách vở, ăn sáng. 7 giờ Huệ đi học. 17 giờ chiều Huệ đã về nhà.

+ Buổi chiều….

+ Buổi tối…. 

b. Thu Huệ lập TGB để nhớ việc và làm các việc đó một cách thong thả, tuần tự, hợp lí, đúng lúc.

c. TGB ngày nghỉ của Thu Huệ: Thứ 7, CN là ngày nghỉ, Huệ không đến trường. Thứ 7, Huệ đi học vẽ. CN, Huệ đến thăm ông bà.

– HS lắng nghe, thực hiện.

– HS nhận phiếu.

– HS làm bài theo gợi ý.

– HS nhận xét, hỏi thêm bạn.

Leave a Comment