Kéo xuống để xem hoặc tải về!
Tiết 109 : Tiếng Việt
LIÊN KẾT CÂU VÀ LIÊN KẾT ĐOẠN VĂN
A. Mục tiêu cần đạt
Giúp học sinh:
– Nâng cao hiểu biết và kĩ năng sử dụng phép liên kết đã học từ bậc tiểu học.
– Nhận biết liên kết nội dung và liên kết hình thức giữa các câu và các đoạn văn.
– Nhận biết một số biện pháp liên kết thường dùng trong việc tạo lập văn bản.
B. Tổ chức các hoạt động dạy và học
1. Ổn định
2. Kiểm tra :
– 1 HS nêu khái niệm thành phần gọi – đáp, thành phần phụ chú. Cho ví dụ
– Chấm khoảng 3 – 5 HS viết đoạn bài tập 5 trang 33
3. Bài mới
Hoạt động của thầy | Hoạt động của trò | Mục tiêu cần đạt |
---|---|---|
Hoạt động 1: Tìm hiểu khái niệm liên kết. |
| I. Khái niệm liên kết 1. Liên kết nội dung |
– HS đọc đoạn văn trong sgk và thảo luận, sau đó trả lời các câu hỏi (đưa đoạn văn lên máy chiếu) |
| a. Ví dụ: Tác phẩm nghệ thuật nào cũng xây dựng bằng những vật liệu mượn ở thực tại (1). Nhưng nghệ sĩ không những ghi lại cái đã có rồi mà còn muốn nói một điều gì mới mẻ (2). Anh gửi vào tác phẩm một lá thư, một lời nhắn nhủ. Anh muốn đem một phần của mình góp vào đời sống chung quanh (3) |
Câu hỏi: ? Đoạn văn trên bàn về vấn đề gì? Chủ đề ấy có liên quan như thế nào với chủ đề chung của văn bản? |
| b. Nhận xét: * Đoạn văn trên bàn về cách phản ánh thực tại của người nghệ sĩ. Cách phản ánh thực tại (thông qua những suy nghĩ, tình cảm của cá nhân người nghệ sĩ) là một bộ phận làm nên “tiếng nói văn nghệ” nghĩa là giữa chủ đề của đoạn văn và chủ đề của văn bản có quan hệ: bộ phận, toàn thể. |
? Nội dung chính của mỗi câu trong đoạn văn là gì? Những nội dung câu ấy có quan hệ như thế nào với chủ đề của đoạn? Nêu nhận xét trình tự sắp xếp các câu trong đoạn ? | HS suy nghĩ trả lời. | * Nội dung chính của các câu trong đoạn văn: – Câu 1: tác phẩm nghệ thuật phản ánh thực tại – Câu 2: khi phản ánh thực tại, người nghệ sĩ muốn nói lên một điều gì đó mới mẻ. – Câu 3: cái mới mẻ ấy là thái độ, tình cảm và lời nhắn gửi của người nghệ sĩ. |
|
| Þ Nội dung của các câu trên đều hướng vào chủ đề của đoạn văn là “cách phản ánh thực tại của người nghệ sĩ”. Þ Trình tự sắp xếp các câu hợp lí: câu trước nêu vấn đề, câu sau là sự mở rộng, phát triển ý nghĩa của câu trước. Cụ thể: – Tác phẩm nghệ thuật làm gì? (phản ánh thực tại). – Phản ánh thực tại như thế nào ? (tái hiện và sáng tạo) – Tái hiện và sáng tạo thực tại để làm gì? (để nhắn gửi một điều gì đó). |
* GV: Sự gắn kết lô gic giữa đoạn văn với văn bản, sự gắn kết lô gic giữa các câu với đoạn văn gọi là liên kếtd nội dung. Vậy thế nào là liên kết nội dung? | HS suy nghĩ trả lời. | c. Ghi nhớ: Liên kết nội dung: – Các đoạn câu văn phải hướng tới chủ đề chung của văn bản. – Các câu văn phải phục vụ chủ đề của câu – Các câu đoạn phải được sắp xếp theo một trình tự hợp lí. |
|
| 2. Liên kết hình thức a. Nhận xét |
HS tiếp tục thảo luận câu hỏi 3 ? Mối quan hệ chặt chẽ về nội dung giữa các câu trong đoạn văn được thể hiện bằng những biện pháp nào? |
| * Mối quan hệ chặt chẽ về nội dung giữa các câu được thể hiện: – Lặp từ vựng: tác phẩm – tác phẩm – Dùng từ ngữ cùng trường liên tưởng: tác phẩm, nghệ sĩ (tác giả, nhà văn, nhà thơ, họa sĩ, nhạc sĩ…) – Phép thế: dùng từ “anh” thay thế từ “nghệ sĩ”, dùng cụm từ “cái đã có rồi” thay thế cho cụm từ “những vật liệu mượn ở thực tại”. – Phép nối: dùng quan hệ từ “nhưng”. |
|
| b. Ghi nhớ: Các biện pháp liên kết về hình thức: – Phép lặp từ ngữ – Từ cùng trường liên tưởng – Phép thế – Phép nối – Dùng từ đồng nghĩa… |
Hoạt động 2: Tổng kết GV: cách liên kết nội dung và hình thức trên, người ta gọi là liên kết. HS tìm ý, trả lời lần lượt từng câu hỏi gợi ý của GV. ? Thế nào là liên kết? ? Thế nào là liên kết nội dung? |
| II. Tổng kết Các đoạn văn trong một đoạn văn cũng như các câu văn trong đoạn phải liên kết chặt chẽ với nhau về nội dung và hình thức (liên kết là sự nối kết ý nghĩa giữa câu với câu và giữa đoạn văn với đoạn văn bằng các từ ngữ có tác dụng liên kết). * Liên kết nội dung: – Các đoạn văn phục vụ chủ đề của văn bản, các câu phục vụ chủ đề của đoạn văn. Đó là liên kết chủ đề. – Các đoạn văn và các câu văn phải được sắp xếp theo một trình tự hợp lí. Đó là liên kết nội dung * Liên kết hình thức: – Phép lặp từ ngữ – Phép đồng nghĩa và liên tưởng – Phép thế – Phép nối (sử dụng những từ ngữ chỉ quan hệ) |
Hoạt động 3: Luyện tập HS làm bài tập 1 trong sgk theo sự hướng dẫn của giáo viên HS đọc đoạn văn, các nhóm thảo luận câu hỏi trong sgk ? Chủ đề của đoạn văn?
? Nội dung các câu trong đoạn văn ? |
HS suy nghĩ trả lời.
| III. Luyện tập – Chủ đề: khẳng định vị trí của con người VN và quan trọng hơn là những hạn chế cần khắc phục. Đó là sự thiếu hụt về kiến thức, khả năng thực hành sáng tạo yếu do cách học thiếu thông minh gây ra. – Nội dung các câu trong đoạn văn đều hướng vào chủ đề đó của đoạn: + Câu 1: cái mạnh của con người VN: thông minh – nhạy bén với cái mới + Câu 2: Bản chất trời phú ấy (cái mạnh ấy), thông minh và sáng tạo là yêu cầu hàng đầu. + Câu 3: Bên cạnh cái mạnh còn tồn tại cái yếu. + Câu 4: Thiếu hụt về kiến thức cơ bản + Câu 5: Biện pháp khắc phục lỗ hổng ấy mới thích ứng nền kinh tế mới. |
? Phân tích sự liên kết về hình thức giữa các câu trong đoạn văn ? | HS suy nghĩ trả lời. | – Các câu được liên kết bằng các phép liên kết + Bản chất trời phú ấy (chỉ sự thông minh, nhạy bén với cái mới) liên kết cấu (2) với câu (1). + Từ “nhưng” nối câu (3) với câu (2) + Từ “ấy” nối câu (4) với câu (3) + Từ “lỗ hổng” được lặp lại ở câu (4) và câu (5) + Từ “thông minh” ở câu (5) được lặp lại ở câu (1) |
4. Dặn dò
– Học thuộc ghi nhớ
– Chuẩn bị bài: Luyện tập về liên kết
Tiết 110: Tiếng Việt
LIÊN KẾT CÂU VÀ LIÊN KẾT ĐOẠN VĂN
(luyện tập)
A. Mục tiêu cần đạt
Giúp học sinh:
– Củng cố kiến thức về liên kết câu, liên kết đoạn văn cho HS. Từ đó các em có ý thức vận dụng các phương tiện liên kết câu trong khi viết văn.
– Nhận ra và sửa một số lỗi về liên kết câu.
B. Tổ chức các hoạt động dạy và học
1. Ổn định
2. Kiểm tra :
– Thế nào là liên kết câu và liên kết đoạn văn ? Chỉ ra các cách liên kết trong văn bản trang 44 SGK.
3. Bài mới
Hoạt động của thầy | Hoạt động của trò | Mục tiêu cần đạt |
---|---|---|
Hoạt động 1: Ôn lại lý thuyết GV giúp HS ôn lại khái niệm liên kết, liên kết nội dung và liên kết hình thức |
| I. ÔN lại lý thuyết – Khái niệm về liên kết – Liên kết nội dung – Liên kết hình thức |
* Hoạt đông 2: Hướng dẫn luyện tập |
| II. Luyện tập 1. Bài tập 1: |
|
| Chỉ ra các phép liên kết câu và liên kết đoạn trong các đoạn văn: Câu a: Liên kết câu: phép lặp (lặp từ “trường học”) Liên kết đoạn : từ “như thế” ở đoạn sau chỉ vấn đề được nêu ở đoạn trước (trường học của chúng ta phải hơn hẳn trường học của thực dân và phong kiến). Câu b, liên kết câu: phép lặp (“văn nghệ” lặp ở các câu 1,2). Liên kết đoạn: từ sự sống ở câu 2 đoạn trước được lặp lại ở câu 1 đoạn sau. Từ “văn nghệ” ở đoạn trước cũng được lặp lại ở đoạn sau. Câu c, liên kết câu: phép lặp: từ “thời gian” được lặp lại ở cả 3 câu Câu d, liên kết câu – dùng từ trái nghĩa: Yếu đuối (1) – mạnh (2), hiền lành (1) – ác (2). |
|
| 3. Bài tập 3: Đoạn a: Các câu không phục vụ chủ đề chung của đoạn văn – liên kết đề. |
HS đọc hai đoạn văn trong sgk và thảo luận nhóm. ? Mỗi câu viết về một sự việc riêng lẻ không có sự gắn kết. | HS suy nghĩ trả lời. | Đoạn văn: – Cắm đi một mình trong đêm. Trận địa đại đội 2 ở phía trước bãi bồi bên một dòng sông. Hai bố con cùng viết đơn xin ra mặt trận. Mùa thu hoạch lạc đã vào chặng cuối. – Sửa: Cắm đi một mình trong đêm. Trận địa đại đội 2 của anh ở phía trước bãi bồi bên một dòng sông. Anh chợt nhớ hồi đầu mùa lạc, hai bố con anh cùng viết đơn xin ra mặt trận. Bây giờ, mùa thu hoạch lạc đã vào chặng cuối. |
HS đọc đoạn văn b, phát hiện lỗi câu. Một hs lên bảng trình bày, các hs khác nhận xét, sửa chữa. |
| Đoạn b: Lỗi về liên kết nội dung: trật tự các sự việc nêu trong câu không hợp lí. Câu 2: kể lại thời gian chăm sóc trước khi chồng mất của người vợ. Để sửa câu 2, có thể viết thêm trạng ngữ chỉ thời gian vào trước câu 2. Ví dụ: suốt hai năm anh ốm nặng… |
|
| 4. Bài tập 4: Tìm sửa lỗi liên kết hình thức: Đoạn a: dùng từ (nó, chúng) ở câu 2, câu 3 không thống nhất |
HS đọc yêu cầu bài tập 4, phân tích yêu cầu của bài tập GV có thể đưa hai đoạn văn lên máy chiếu để hs dễ dàng phát hiện lỗi |
HS suy nghĩ trả lời. | Chữa: mọi biện pháp chống lại “chúng”… tìm cách bắt chúng (câu 3). Đoạn b: Từ “văn phòng” và từ “hội trường” không cùng nghĩa với nhau trong trường hợp này. Cách chữa: thay từ “hội trường” ở câu 2 bằng từ “văn phòng”. |
4. Dặn dò:
Đã hoàn thành các bài tập còn lại
Chuẩn bị bài: Mùa xuân nho nhỏ
NS: 22/1/2019
ND: /1/2019
Bài 21: Tiết 108: LIÊN KẾT CÂU VÀ LIÊN KẾT ĐOẠN VĂN
I. Mục tiêu cần đạt
1. Kiến thức:
– Nắm được các kiến thức (Liên kết nội dung và liên kết hình thức) về liên kết câu và liên kết đoạn văn.
– Nhận biết một số phép liên kết thường dùng trong việc tạo lập văn bản.
2. Kỹ năng:
– Kĩ năng nhận biết và viết văn có sử dụng cách liên kết câu và liên kết đoạn văn.
3. Thái độ: Lòng yêu mến môn Tiếng Việt và tầm quan trọng của phép liên kết trong khi nói và viết.
4. Năng lực: Phát triển năng lực như:
– Năng lực chung: Năng lực giải quyết vấn đề, năng lực sáng tạo, năng lực sử dụng ngôn ngữ, năng lực hợp tác,…
– Năng lực chuyên biệt: năng lực, nghe, nói, viết, tạo lập văn bản,…
II. CHUẨN BỊ:
1. GV: Lập kế hoạch bài dạy, tài liệu, máy chiếu, phiếu học tập…
2. HS: Nghiên cứu bài học, chuẩn bị sản phẩm theo sự phân công
III. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1. Mô tả phương pháp thực hiện chuỗi các hoạt động học trong bài học và kĩ thuật dạy học thực hiện trong các hoạt động.
Tên hoạt động | Phương pháp thực hiện | Kĩ thuật dạy học |
A. Hoạt động khởi động | Đàm thoại, nêu và giải quyết vấn đề. | – Kĩ thuật đặt câu hỏi
|
B. Hoạt động hình thành kiến thức | Dự án, đàm thoại, thảo luận nhóm (nhóm lớn, cặp đôi), nêu và giải quyết vấn đề. | – Kĩ thuật đặt câu hỏi, chia nhóm
|
C. Hoạt động luyện tập | – Dạy học nêu vấn đề và giải quyết vấn đề. | – Kĩ thuật đặt câu hỏi
|
D. Hoạt động vận dụng | – Đàm thoại, dạy học nêu vấn đề và giải quyết vấn đề. | – Kĩ thuật đặt câu hỏi
|
E. Hoạt động tìm tòi, mở rộng | – Dạy học nêu vấn đề và giải quyết vấn đề | – Kĩ thuật đặt câu hỏi
|
2. Tổ chức các hoạt động:
HĐ của thầy và trò | ND(ghi bảng) |
HĐ 1. HĐ khởi động: * Mục tiêu: – Tạo tâm thế hứng thú cho HS. – Kích thích HS tìm hiểu về cách liên kết câu và liên kết đoạn văn trong tạo lập văn bản. * Nhiệm vụ: HS theo dõi, quan sát và thực hiện yêu cầu của GV. * Phương thức thực hiện: HĐ cá nhân, HĐ cả lớp. * Yêu cầu sản phẩm: HS suy nghĩ trả lời. * Cách tiến hành: – GV chuyển giao nhiệm vụ: + GV chiếu 1 đoạn văn, yêu cầu học sinh đọc và thực hiện yêu cầu: Cắm bơi một mình trong đêm(1). Đêm tối bưng không nhìn rõ mặt đường(2). Trên con đường ấy, chiếc xe lăn bánh rất êm(3). Khung xe phía cô gái ngồi lồng đầy bóng trăng(4). Trăng bồng bềnh nổi lên qua dãy Pú Hồng(5). Dãy núi này có tính chất quyết định đến gió mùa đông bắc nước ta(6). Nước ta bây giờ là của ta rồi, cuộc đời đã bắt đầu hửng sáng(7). ? Nêu nội dung của đoạn văn trên? -Dự kiến trả lời: Mỗi câu nói về một sự việc khác nhau, không hướng vào một chủ đề nào. ?Em thấy đoạn văn trên có sự liên kết với nhau không? vì sao? – Dự kiến TL: Các câu trong đoạn văn trên nối tiếp nhau bằng những phương thức liên kết hình thức (câu trước với câu sau có từ ngữ được lặp lại). Nhưng nội dung của các câu lại hướng về những đề tài, chủ đề khác nhau. –>Nội dung lủng củng, rời rạc, khó hiểu. ? Vậy để nội dung đoạn văn hay, dễ hiểu và có sự liên kết chặt chẽ ta phải làm thế nào? -Dự kiến TL: Các yếu tố liên kết hình thức phải gắn bó chặt chẽ với sự liên kết về mặt nội dung (các câu trong đoạn văn phải cùng hướng tới một chủ đề). GV dẫn dắt vào bài: Vậy làm thế nào để liên kết câu và liên kết đoạn văn về nội dung và hình thức cô và các em sẽ tìm hiểu qua tiết học ngày hôm nay… HĐ2. Hình thành kiến thức: * Mục tiêu: Giúp HS nắm được thế nào là liên kết về nội dung và hình thức. * Nhiệm vụ: HS tìm hiểu ở nhà các câu hỏi sgk: – Câu hỏi 1: ? Đ/v bàn về vấn đề gì? chủ đề ấy có quan hệ ntn với chủ đề chung của VB?(Nhớ lại nd văn bản cho biết văn bản bàn về vấn đề nào?) – Câu hỏi 2: ?Cách phản ứng với thực tại có mqh ntn với tiếng nói văn nghệ?Từ đó em thấy chủ đề đoạn văn và chủ đề văn bản có mqh ntn? -Câu hỏi 3: ? Nội dung chính của mỗi câu trong đ/v? những nội dung ấy có quan hệ ntn với chủ đề đ/v? Nêu nhận xét về trình tự sắp xếp các câu trong đoạn văn? ?Rút ra nhận xét gì về sự liên kết nội dung giữa các câu trong một đoạn văn hay giữa các đoạn văn trong một văn bản? -Câu hỏi 4: ?Mối quan hệ chặt chẽ về nội dung giữa các câu trong đ/v được thể hiện = những biện pháp nào? ( chỉ rõ từ ngữ biểu hiện?) ? Qua tìm hiểu, em thấy việc liên kết giữa các câu trong một đoạn văn về hình thức thường thông qua những phép nào? * Phương thức thực hiện: trình bày dự án, hoạt động chung, hoạt động nhóm. * Yêu cầu sản phẩm: Kết quả của nhóm bằng phiếu học tập, câu trả lời của HS. * Cách tiến hành: 1. GV chuyển giao nhiệm vụ: trình bày dự án1,2,3,4. – Dự kiến TL: N1: – Đoạn văn bàn về vấn đề: cách người nghệ sĩ phản ánh thực tại. – Chủ đề của văn bản:Bàn về tiếng nói văn nghệ. N2:- Là 1 phần tạo lên tiếng nói văn nghệ. – Quan hệ bộ phận và toàn bộ. N3:- (1) Tp’ nghệ thuật phẩn ánh thực tại (2) Khi phản ánh thực tại, nghệ sĩ muốn nói lên một điều mới mẻ (3) Cái mới mẻ ấy là lời gửi của người nghệ sĩ. – ND các câu này đều hướng vào chủ đề của đoạn văn. – Trình tự các ý hợp lôgic N4:- Lặp từ: tác phẩm. – Dùng từ cùng trường liên tưởng: tác phẩm – nghệ sĩ . – Phép thế từ: nghệ sĩ – anh. – Dùng từ đồng nghĩa: cái đã có rồi – những vật liệu mượn ở thực tại. – Dùng quan hệ từ: nhưng. 2. HS tiếp nhận và thực hiện nhiệm vụ: -Trình bày theo nhóm (các nhóm 1,2,3 lên trình bầy sản phẩm) + Sau mỗi nhóm trình bày. + Các nhóm khác nhận xét, bổ sung. sau khi 3 nhóm trình bầy sản phẩm Gv chốt kiến thức liên kết về nội dung. -HS nhóm 4 trình bầy sản phẩm xong GV chốt kiến thức liên kết về hình thức. -GV chốt kiến thức sang phần nội dung ghi bản và kết luận đây cũng là ội dung phần ghi nhớ sgk/43 ? Một bạn đọc to nội dung phần ghi nhớ trong sgk. GV quay trở lại phần khởi động, chiếu lại đoạn văn và chữa: Qua tìm hiểu phần lí thuyết chúng ta thấy đoạn văn trên mới có sự liên kết về hình thức qua phép lặp từ ngữ mà chưa có sự liên kết về nội dung(mỗi câu nói về một sự vc khác nhau) vì vậy đoạn văn trên không phải là một đoạn văn hoàn chỉnh mà chỉ là một chuỗi các câu lộn xộn. ?Hãy đọc ghi nhớ? Hoạt động 3: Luyện tập: * Mục tiêu: Vận dụng hiểu biết kiến thức về liên kết câu và liên kết đoạn văn để làm các bài tập. * Nhiệm vụ: HS hoạt động cá nhân; hoạt động cặp đôi; HSvề nhà làm. * Phương thức thực hiện: HĐ cá nhân, HĐ cặp đôi. * Yêu cầu sản phẩm: Câu trả lời của HS; vở bài tập. * Cách tiến hành: 1. GV chuyển giao nhiệm vụ cho HS: -Các bài tập trong sgk 2. HS tiếp nhận và thực hiện nhiệm vụ: + Nghe và hoạt động cá nhân rồi hoạt động căp đôi trả lời câu 1. + Về nhà làm câu 2. – GV nhận xét câu trả lời 1 của HS. – GV hướng dẫn HS về nhà làm câu 2. 1.* Chủ đề đ/v: Khẳng định năng lực trí tuệ con người Việt Nam, những hạn chế cần khắc phục * Nội dung các câu trong đoạn văn đều tập trung vào chủ đề ấy * Trình tự sắp xếp hợp lý của các ý trong câu – Mặt mạnh của trí tuệ VN – Những điểm hạn chế – Cần khắc phục hạn chế để đáp ứng sự phát triển của nền kinh tế mới 2. Các câu được LK – Bản chất trời phú ấy (2) – (1): phép đồng nghĩa – Nhưng (3), (2): phép nối – ấy là (4), (5): phép lặp – Lỗ hổng (4), (5): phép lặp – Thông minh (5), (1): phép lặp Hoạt động 4: Vận dụng: * Mục tiêu: HS biết vận dụng kiến thức đã học áp dụng vào làm các bài tập cũng như khi viết văn, hay trong lời ăn tiếng nói hàng ngày. * Nhiệm vụ: HS vận dụng kiến thức đã học về liên kết câu và liên kết đoạn văn để trả lời câu hỏi của GV. * Phương thức thực hiện: HĐ cá nhân * Sản phẩm: Câu trả lời của HS * Cách tiến hành: 1. Gv chuyển giao nhiệm vụ cho HS: ? Tại sao phải liên kết câu, liên kết đoạn văn? ?Liên kết về nội dung và liên kết về hình thức là như thế nào? – 3 HS trả lời. 2. HS tiếp nhận và thực hiện nhiệm vụ. + Nghe yêu cầu. + Trình bày cá nhân. – GV chốt: – Các câu có LK => mới có đ/v hoàn chỉnh – Các đ/v liên kết => mới có văn bản hoàn chỉnh * Các loại LK – LK nội dung: Là quan hệ đềtài và lôgic + Các câu trong đ/v tập chung làm rõ chủ đề + Dấu hiệu nhận biết là trình tự sắp xếp hợp lý các câu – LK hình thức: Là cách sử dụng những từ ngữ cụ thể có tác dụng nối câu với câu, đoạn với đoạn. Dấu hiệu: là phép lặp từ ngữ, phép nối, phép thế,các từ ngữ đồng nghĩa, gần nghĩa, trái nghĩa, đại từ … Hoạt động 5: Tìm tòi, mở rộng: * Mục tiêu: HS mở rộng vốn kiến thức đã học * Nhiệm vụ: Về nhà tìm hiểu, liên hệ * Phương thức hoạt động: cá nhân * Yêu cầu sản phẩm: câu trả lời của HS vào trong vở. * Cách tiến hành: 1. GV chuyển giao nhiệm vụ cho HS: ? Viết một đoạn văn khoảng 6 câu nói về chủ đề học tập, trong đó có sử dụng phếp nối, phép thế và dùng từ trái nghĩa để liên kết câu (chỉ rõ). 2. HS tiếp nhận và thực hiện nhiệm vụ: + Về nhà suy nghĩ trả lời. + Nắm nd bài. + Chuẩn bị “ Luyện tập liên kết” |
I. Khái niệm liên kết 1. Ví dụ:
2. Nhận xét:
-Về nội dung:
+ các câu trong một đoạn văn, các đoạn văn trong một văn bản phải cùng hướng đến chủ đề chung của đoạn văn hay văn bản. + Các câu, các đoạn phải đc sắp xếp theo một trình tự hợp lí, lôgic.
-Về hình thức: Liên kết bằng phép lặp từ ngữ, phép thế, phép nối, dùng từ cùng trường liên tưởng, từ đồng nghiã- trái nghĩa,….
3. Ghi nhớ: sgk/43 |
IV. Rút kinh nghiệm
……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
Kí duyệt
……………………………………………………………….
NS: 22/1/2019
ND: /1/2019
BÀI 22: Tiết 109. Làm văn.
LIÊN KẾT CÂU VÀ LIÊN KẾT ĐOẠN VĂN
(Luyện tập)
I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT.
1. Kiến thức:
– Một số phép liên kết thường dùng trong việc tạo lập văn bản.
– Một số lỗi liên kết có thể gặp trong văn bản
2. Kỹ năng:
– Nhận biết được phép liên kết câu, lk đoạn trong văn bản
– Nhận ra và sửa được 1 số lỗi về liên kết
3. Tư tưởng: Giáo dục học sinh ý thức tự giác học tập sử dụng thành thạo các phương tiện liên kết câu, liên kết đoạn văn.
4. Năng lực: Phát triển các năng lực như:
– Năng lực chung: Năng lực giải quyết vấn đề, năng lực sáng tạo, năng lực sử dụng ngôn ngữ, năng lực hợp tác…
– Năng lực chuyên biệt: Năng lực nghe, nói, đọc, viêt, tạo lập văn bản.
II- CHUẨN BỊ
– GV: Lập kế hoạch dạy học, tài liệu, phiếu học tập…
– HS : Nghiên cứu bài học, chuẩn bị sản phẩm theo sự phân công…
III- TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
1. Mô tả phương pháp thực hiện chuỗi các hoạt động học trong bài học và kĩ thuật dạy học thực hiện trong các hoạt động
Tên hoạt động | Phương pháp thực hiện | Kĩ thuật dạy học |
A. Hoạt động khởi động | Đàm thoại, nêu và giải quyết vấn đề. | – Kĩ thuật đặt câu hỏi
|
B. Hoạt động hình thành kiến thức | – Dạy học theo nhóm – Dạy học nêu vấn đề và giải quyết vấn đề. – Thuyết trình, vấn đáp. | – Kĩ thuật đặt câu hỏi – Kĩ thuật học tập hợp tác
|
C. Hoạt động luyện tập | Đàm thoại, thảo luận nhóm( Nhóm lớn, nhóm cặp đôi) | Kĩ thuật khăn phủ bàn, chia nhóm, kĩ thuật đặt câu hỏi. |
D. Hoạt động vận dụng | – Đàm thoại, dạy học nêu vấn đề và giải quyết vấn đề. | – Kĩ thuật đặt câu hỏi
|
E. Hoạt động tìm tòi, mở rộng | – Dạy học nêu vấn đề và giải quyết vấn đề | – Kĩ thuật đặt câu hỏi
|
2. Tổ chức các hoạt động:
HĐ của thầy và trò | ND(ghi bảng) |
HĐ 1: Khởi động *Mục tiêu: – Tạo tâm thế hứng thú cho HS * Nhiệm vụ: HS lắng nghe câu hỏi và thực hiện yêu cầu của GV * Phương thức thực hiện: HĐ cá nhân, HĐ cả lớp. * Yêu cầu sản phẩm: HS suy nghĩ trả lời * Cách thức tiến hành: – GV chuyển giao nhiêm vụ: ?GV đưa đoạn văn và yêu cầu HS xác định các phép liên kết trong đoạn văn? HĐ 2: Hình thành kiến thức * Mục tiêu: Giúp HS nhớ lại các phép liên kết câu, liên kết đoạn văn. * Nhiệm vụ: HS học bài ở nhà. * Phương thức thực hiện: Cá nhân trình bày, * Yêu cầu sản phẩm:Câu trả lời của HS. * Cách tiến hành:
? Thế nào là liên kết câu và liên kết đoạn văn? -Các đoạn văn trong một văn bản cũng như các câu văn trong một văn bản phải liên kết chặt chẽ với nhau về nội dung và hình thức. ? Tại sao phải liên kết đoạn văn? -Các câu liên kết với nhau mới tạo ra một đoạn văn hoàn chỉnh về nội dung và hình thức, nếu không cũng chỉ là một chuỗi câu hỗn hợp không thông báo được nội dung trọn vẹn. – Các đoạn văn đó liên kết với nhau mới có một văn bản hoàn chỉnh, nếu không cũng chỉ là tập hợp các đoạn văn hỗn độn. HS tiếp nhận và thực hiện nhiệm vụ: Cá nhân trả lời. ? Chú ý vào cả hai ví dụ sau:
? Trong 2 ví dụ trên nội dung nào được coi là đoạn văn, ví dụ nào không được coi là đoạn văn?
+ Chủ đề nói về mùa thu với những đặc điểm của nó. + Hình thức: lặp từ thu trong câu 2, 3.
GV: Nếu tách riêng từng câu thì mỗi câu đều đúng ngữ pháp, có nghĩa. Nhưng đứng cạnh nhau thì chúng lại trở nên hỗn độn. HĐ 3: Luyên tập: * Mục tiêu: Giúp HS nhớ lại các phép liên kết câu, liên kết đoạn văn. * Nhiệm vụ: HS học bài ở nhà. * Phương thức thực hiện: Cá nhân trình bày, * Yêu cầu sản phẩm:Câu trả lời của HS. * Cách tiến hành:
? Đọc và nêu yêu cầu bài tập?
? Muốn thực hiện được yêu cầu này ta phải làm gì? – Về hình thức: Các câu, các đoạn liên kết với nhau nhờ từ ngữ nào qua phép liên kết nào? ? Căn cứ vào đó em hãy thực hiện yêu cầu bài tập?
? Học sinh đọc và nêu yêu cầu bài tập? ? Cho học sinh thảo luận và thực hiện yêu cầu bài tập. Gợi ý:
Thời gianvật lí Thời gian tâm lí Vô hình hữu hình. Giá lạnh nóng bỏng Thẳng tắp hình tròn đều đặn lúc nhanh lúc chậm. Đọc bài tập 3? Yêu cầu bài tập?
? Cho biết nội dung thông báo của đoạn văn?
? Vậy muốn cho các câu tập trung làm rõ chủ đề ta phải làm bằng cách nào?
? Căn cứ vào đó em hãy thực hiện?
.. suốt hai năm anh ốm nặng, chị làm quần quật… Bài tập 4: Gợi ý về nhà:
* HĐ vận dụng. Mục tiêu: HS biết vận dụng kiến thức đã học áp dụng vào cuộc sống thực tiễn. Nhiệm vụ: HS biết vận dụng kiến thức đã học về phép liên kết câu, liên kết đoạn văn để làm bài tập. Phương thức thực hiện: Cá nhân trình bày, Yêu cầu sản phẩm:Câu trả lời của HS. Cách tiến hành
?Viết một đoạn văn có sử dụng phép liên kết câu.
HĐ tìm tòi, mở rộng. Mục tiêu: HS mở rộng vốn kiến thức đã học. Nhiệm vụ: Về nhà tìm hiểu, liên hệ Phương thức thực hiện: Cá nhân trình bày, Yêu cầu sản phẩm:Câu trả lời của HS vào vở Cách tiến hành GV chuyển giao nhiệm vụ cho HS: ? Tìm phép liên kết câu trong trong một số đoạn văn, đoạn thơ đã học.
Đọc yêu cầu Về nhà suy nghĩ trả lời. |
I- Lý thuyết 1. Liên kết nội dung
2. Liên kết hình thức.
II. Luyện tập
ập Bài tập 1/49. a) Liên kết câu: Câu 1, 2 ở đoạn 1 liên kết bằng phép lặp: “trường học” – Đoạn 1 và 2 được liên kết bằng phép thế. b) Liên kết câu: bằng phép lặp:"văn nghệ”. Liên kết đoạn bằng phép phép lặp: sự sống, văn nghệ.
Bài tập 2
Bài tập 3.
Bài tập 4 |
IV. Rút kinh nghiệm
……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
&a