Giáo án bài lớp 1 của em môn toán sách chân trời sáng tạo lớp 1

Kéo xuống để xem hoặc tải về! Tải file TOÁN lớp 1 của em  (sách học sinh, trang 6)   I. MỤC TIÊU: Sau bài học, học sinh: 1. Kiến thức: Làm quen với đồ …

Kéo xuống để xem hoặc tải về!

TOÁN lớp 1 của em

 (sách học sinh, trang 6)

 

I. MỤC TIÊU: Sau bài học, học sinh:

1. Kiến thức: Làm quen với đồ dùng học tập môn toán: tên gọi, chức năng, cách sử dụng; các quy ước lớp học; các hình thức tổ chức lớp học.

2. Năng lực Sử dụng được đồ dùng học tập môn toán; thực hiện được các quy ước lớp học; các hình thức tổ chức lớp học.

3. Năng lực chú trọng: Giao tiếp toán học.

4. Phẩm chất: Nhân ái, chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm.

– Yêu thích môn học; cẩn thận, sáng tạo, hợp tác.

5. Tích hợp: Toán học và cuộc sống, Tự nhiên và Xã hội.

II. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC:

1. Giáo viên: Sách Toán lớp 1; bộ thiết bị dạy toán; bảng phụ, bảng nhóm; …

                2. Học sinh: Sách học sinh, vở bài tập; bộ thiết bị học toán; viết chì, bảng con, …

III. PHƯƠNG PHÁP VÀ HÌNH THỨC DẠY HỌC:

                1. Phương pháp dạy học: Đàm thoại, trực quan, vấn đáp, giải quyết vấn đề, trò chơi.

                2. Hình thức dạy học: Cá nhân, nhóm, lớp.

IV. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:

 

Hoạt động của giáo viên                Hoạt động của học sinh

1. Hoạt động khởi động (3-5 phút):         

* Mục tiêu: Tạo không khí lớp học vui tươi, sinh động.

* Phương pháp, hình thức tổ chức: Trò chơi.

* Cách tiến hành:            

– Giáo viên tổ chức cho học sinh múa hát tập thể tạo không khí lớp học vui tươi. – Học sinh múa hát tập thể.

2. Bài học và thực hành (23-25 phút):     

* Mục tiêu: Giúp học sinh làm quen với đồ dùng học tập môn toán: tên gọi, chức năng, cách sử dụng; các quy ước lớp học; các hình thức tổ chức lớp học.

* Phương pháp, hình thức tổ chức: Trò chơi.

* Cách tiến hành:            

2.1. Làm quen với hình thức tổ chức lớp học:

– Giáo viên hướng dẫn học sinh chơi “Kết bạn” để giới thiệu các hình thức tổ chức hoạt động học tập (nhóm đôi, nhóm 3,…).

Ví dụ:

– Giáo viên: Kết nhóm, kết nhóm.

– Giáo viên: Nhóm đôi, nhóm đôi             

Tương tự cho nhóm 3, nhóm 4, …            

– Học sinh tham gia trò chơi.

+ Học sinh: Kết mấy? Kết mấy?

+ Học sinh tìm bạn để tạo nhóm.

2.2. Làm quen với đồ dùng học tập:

– Giáo viên hướng dẫn để học sinh nhận biết cấu trúc thường gặp của các bài trong sách, các kí hiệu và các việc học sinh thường làm khi sử dụng sách:

+ Bảng con: học sinh nhận biết công dụng mỗi mặt của bảng con.

+ Bộ đồ dùng học tập toán: học sinh nhận biết tên gọi, công dụng, cách xếp vào hộp sau khi sử dụng.

– Giáo viên hướng dẫn học sinh chơi “Gió thổi”, để giới thiệu bộ đồ dùng học tập toán gồm: khối lập phương – cách lắp ghép các khối lập phương với nhau, bộ xếp hình – chơi lắp ghép hình.

Ví dụ:

+ Giáo viên: Gió thổi, gió thổi     

+ Giáo viên: Thổi các khối lập phương để trên bàn.

+ Giáo viên: Thổi 2 khối lập phương “sát” vào nhau!        

– Học sinh xem sách Toán 1, nhận biết cấu trúc thường gặp của các bài trong sách, các kí hiệu và các việc học sinh thường làm khi sử dụng sách.

– Học sinh chơi“Gió thổi”, để giới thiệu

bộ đồ dùng học tập toán.

+ Học sinh: Thổi gì? Thổi gì?

+ Học sinh để các khối lập phương trên bàn.

+ Học sinh ghép 2 khối lập phương …

Nghỉ giữa tiết

2.3. Quy ước lớp học:

– Giáo viên cùng với học sinh xây dựng một số quy ước lớp học: lấy và cất sách, đồ dùng học tập, cách sử dụng bảng con, …

Ví dụ:

+ Giáo viên ghi chữ B lên bảng.

+ Giáo viên lắc trống (hoặc vỗ tay, gõ song loan) 1 cái.     Quy ước lớp học:

– Học sinh cùng giáo viên xây dựng một số quy ước lớp học.

+ Học sinh lấy bảng con.

+ Học sinh giơ bảng con lên.

3. Củng cố (3-5 phút):    

* Mục tiêu: Giúp học sinh nắm lại các kiến thức trọng tâm mới học.

* Phương pháp, hình thức tổ chức: ôn tập, trò chơi.

* Cách tiến hành:            

Giáo viên giới thiệu những lợi ích cơ bản của việc học toán.          Học sinh ghi nhớ những việc cần làm khi soạn cặp cho tiết học toán

4. Hoạt động ở nhà:       

* Mục tiêu: Tạo điều kiện để phụ huynh kết nối việc học tập của học sinh ở trường và ở nhà, giúp cha mẹ hiểu thêm về con em.

* Phương pháp, hình thức tổ chức: Tự học.

* Cách tiến hành:            

Giáo viên yêu cầu học sinh tự kiểm tra đồ dùng học tập ở nhà; kể lại vài quy ước ở lớp cho người thân nghe.        Học sinh tự kiểm tra đồ dùng học tập ở nhà; kể lại vài quy ước ở lớp cho người thân nghe.

 

Leave a Comment