Giáo án bài luyện tập chung môn toán sách kết nối tri thức với cuộc sống lớp 1

Kéo xuống để xem hoặc tải về! Tải file Luyện tập chung. I. MỤC TIÊU: 1. Kiến thức: – Củng cố quy tắc tính và mối quan hệ giữa phép cộng và phép trừ. – …

Kéo xuống để xem hoặc tải về!

Luyện tập chung.

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức:

– Củng cố quy tắc tính và mối quan hệ giữa phép cộng và phép trừ.

– Đặt tính, thực hiện được phép tính cộng, trừ (không nhớ) số có hai chữ số.

– Tính nhẩm được các phép cộng và trừ (không nhớ) số có hai chữ số.

– Thực hiện được phép trừ, phép cộng số có hai chữ số cho số có hai chữ số.

2. Phát triển năng lực:

– Đọc hiểu và tự nêu được các bài toán yêu cầu đặt phép tính.

– Thông qua việc tính toán, trò chơi,thực hành giải quyết các bài tập, học sinh có cơ hội phát triển năng lực tư duy và lập luận toán học.

– Làm được các bài toán thực tế liên quan đến phép trừ .

– Giao tiếp, diễn đạt, trình bày lời nói khi tìm phép tính và câu trả lời cho bài toán.

3. Năng lực – phẩm chất chung:

– Rèn luyện tính cẩn thận, nhanh nhẹn, góp phần phát triển tư duy và suy luận, năng lực giao tiếp toán học.

II. ĐỒ DÙNG:

GV: Thước kẻ để vẽ hình biểu diễn khoảng cách các quả cầu.

HS: Đồ dùng học toán 1.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:

1.Khởi động: Trò chơi – Nhanh như chớp nhí- Thực hiện nhanh các phép tính khi được gọi tới tên mình

50 – 30 =……64 – 40 =……

25 + 21 =……12 + 32 =……

62 +13 =……30 – 10 =……

– GV nhận xét.

2.LUYỆN TẬP

Bài 1:Gọi HS nêu yêu cầu

a) – GV hỏi HS cách đặt tính.

– GV yêu cầu HS nhắc lại cách thực hiện phép tính.

– GV gọi 4 HS lên bảng làm và yêu cầu HS dưới lớp làm bài vào bảng con.

– GV sửa bài trên bảng và nhận xét bài ở bảng con.

b) Tính nhẩm

– GV hướng dẫn HS bài đầu tiên

+20 còn gọi là mấy?

+ 30 còn gọi là mấy?

Vậy nếu ta lấy 2 chục cộng 3 chục bằng bao nhiêu?

– GV nói: Vậy 20 +30 = 50.

– GV yêu cầu HS tính nhẩm và nêu kết quả.

– GV quan sát lớp và chấm bài một số HS.

– GV sửa bài và nhận xét.

Bài 2:Gọi HS nêu yêu cầu.

+ Trong bài 2 có bao nhiêu bạn nhỏ?

+ Trong bài, 3 bạn nhỏ chơi đá cầu. Khoảng cách từ điểm đầu tiên đến nơi quả cầu mà bạn Mai đá được là bao nhiêu bước chân?

+ Bạn Việt và bạn Robot đá cầu xa hơn hay gần hơn so với bạn Mai?

+ Muốn biết bạn Việt và bạn Robot đá cầu được bao nhiêu bước chân phải làm sao?

– GV sửa bài và nhận xét.

Bài 3:Gọi HS nêu yêu cầu

– GV nói: Có hai chú ếch muốn ăn hoa mướp. Vậy theo em, chú ếch nào sẽ được ăn hoa mướp nào? Để biết được điều này các em cùng làm theo hướng dẫn của cô nhé: Chú ếch màu vàngsẽ đi theo các ô có số bằng 20 + 40, còn chú ếch màu xanh sẽ đi theo các ô có số bé hơn 60. Các em sẽ có kết quả chính xác khi làm theo sự hướng dẫn của cô.

– GV yêu cầu HS làm vào phiếu bài tập.

– GV quan sát và chấm một số bài của HS.

– GV sửa bài và nhận xét.

Bài 4:Gọi HS nêu yêu cầu.

+ Theo các em, anh Khoai xếp nhầm hai đốt tre nào?

+ Để biết anh Khoai xếp nhầm hai đốt tre nào, các em sẽ thực hiện để tìm ra đáp án.

– GV sửa bài và nhận xét

4. Hoạt động 4: Vận dụng kiến thức, kĩ năng vào thực tiễn

* Trò chơi: Bắn tên

– GV nêu luật chơi.

– GV cho HS tham gia trò chơi.

– GV tổng kết trò chơi.

– GV nhận xét chung giờ học, dặn dò HS

– Xem bài giờ sau.

– Quản trò lên tổ chức cho cả lớp cùng chơi.

– HSNX (Đúng hoặc sai).

– HS nêu lại.

– HS nêu.

– HS nhắc lại.

– HS làm và chữa bài.

Luyện tập

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức:

– Đặt tính và thực hiện phép tính cộng, trừ (không nhớ) số có hai chữ số.

– Tính nhẩm được các phép cộng trừ (không nhớ) số có hai chữ số.

2. Phát triển năng lực:

– Đọc hiểu và tự nêu phép tính các bài toán yêu cầu đặt phép tính.

– Thông qua việc giải quyết tình huống ở bài tập 3,5 học sinh có cơ hội phát triển năng lực giải quyết vấn đề.

-Thông qua việc tính toán,trò chơi, thực hành giải quyết các bài tập về cộng, trừ số có hai chữ số học sinh có cơ hội phát triển năng lực tư duy và lập luận toán học.

– Giao tiếp, diễn đạt, trình bày bằng lời nói khi tìm phép tính và câu trả lời cho bài toán.

3. Năng lực – phẩm chất chung:

– Rèn luyện tính cẩn thận, nhanh nhẹn, góp phần phát triển tư duy và suy luận, năng lực giao tiếp toán học.

II. ĐỒ DÙNG:

GV: Các mảnh ghép cho bài 2, bài giảng điện tử, phiếu bài tập

HS: Bảng con, phấn

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:

1.Hoạt động 1: Khởi động: Trò chơi – Bắn tên

– Nêu yêu cầu, phổ biến luật.

20 + 30 = …20 + 5= ….b

90 – 20= …64 – 24 = …..

– GVNX, tuyên dương.

2.Hoạt động 2: Luyện tập – thực hành

Bài 1: Đặt tính rồi tính.

+ Em đặt tính như thế nào?

+ Em thực hiện phép tính như thế nào?

– GV làm vào bảng con, chữa bài.

– GVKL cách đặt tính và cách thực hiện phép tính

Bài 2: GV yêu cầu học sinh đọc đề bài.

+ Em quan sát lại kết quả của hai phép tính trên xem có gì giống, khác nhau?

– GVKL: Như vậy xuất phát từ số 37 dù ta cộng 12 trước hay trừ 23 trước thì kết quả cuối cùng vẫn không thay đổi.

Bài 3:GV yêu cầu 1 học sinh đọc đề bài.

– Số nào cộng với 2 bằng 6?

– GV yêu cầu HS nhẩm trong 2 phút, nêu.

– GV nhận xét, tuyên dương.

GVKL: Vậy các em đã biết nhẩm tính cộng trừ các số có hai chữ số.

Bài 4: Gọi HS nêu yêu cầu

– Yêu cầu HS đọc to bài toán.

– GV cho HS thảo luận nhóm đôi theo các gợi ý sau:

+ Bài toán cho biết gì?

+ Bài toán yêu cầu gì?

+ Làm thế nào để tính được số quả thị còn lại trên cây?

– Bài toán này dùng phép cộng hay trừ?

– GV yêu cầu học sinh lên bảng viết phép tính, học sinh còn lại viết vào vở.

– GV yêu cầu học sinh nhận xét, GVNX.

– GV yêu cầu HS nêu câu trả lời dựa theo gợi ý:

+ Trên cây còn lại bao nhiêu quả thị?

– GV hướng dẫn học sinh viết vào vở câu trả lời.

Bài 5/67: Đọc yêu cầu bài.

+ Để biết được độ dài từ nhà dế mèn đến nhà bác xén tóc bao nhiêu bước chân chúng ta làm phép gì?

+ Em làm thế nào?

– Ý thứ hai: GV cho học sinh lên vẽ đường đi từ nhà dế mènđến nhà châu chấu voi.

– GV yêu cầu học sinh viết phép tính và kết quả vào bảng con.

b. Nhà ai gần nhà dế mèn nhất

A. Dế Trũi

B. Xén tóc

C. Châu chấu voi

4. Hoạt động 4: Nhận xét – Dặn dò

– HSNX – GV kết luận .

– NX chung giờ học- dặn dò về nhà ôn lại tính nhẩm và cách cộng trừ không nhớ các số có hai chữ số.

– Xem bài: Luyện tập chung

– Quản trò lên tổ chức cho cả lớp cùng chơi .

– HS nhận xét.

– HS nêu yêu cầu.

– HS nêu.

– HS làm bài vào bảng con.

– 2 HS nêu.

– 2 HS đọc.

– HS trả lời.

– HS khác nhận xét, bổ sung.

– HS trả lời.

 

 

Leave a Comment