Giáo án bài luyện tập chung toán trải nghiệm lớp 2 sách cánh diều

Kéo xuống để xem hoặc tải về! Tải file Bài: luyện tập chung I. Mục tiêu Sau bài học, HS có khả năng: 1. Kiến thức, kĩ năng – HS được luyện tập tổng hợp …

Kéo xuống để xem hoặc tải về!

Bài: luyện tập chung

I. Mục tiêu

Sau bài học, HS có khả năng:

1. Kiến thức, kĩ năng

– HS được luyện tập tổng hợp về ki-lô-gam, lít.

– Vận dụng giải quyết vấn đề

2. Phẩm chất, năng lực

a. Năng lực:

– HS được phát triển năng lực tư duy và lập luận toán học, giao tiếp toán học.

– Phát triển năng lực giải quyết vấn đề toán học, NL mô hình hóa toán học.

b. Phẩm chất: chăm chỉ, trách nhiệm, nhân ái, có tinh thần hợp tác trong khi làm việc nhóm.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

1. GV: Laptop; màn hình máy chiếu; clip, slide minh họa, …

2. HS: SHS, vở ô li, VBT, nháp, …

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

TG       ND các hoạt động dạy học  Hoạt động của giáo viên     Hoạt động của học sinh

5’

            A. Hoạt động khởi động

Mục tiêu: Tạo tâm thế vui tươi, phấn khởi           * Ôn tập và khởi động

– GV tổ chức cho HS hát tập thể  bài Vui đến trường.

– Yêu cầu HS nhắc lại các đơn vị đo đã biết.      

HS hát và vận động theo bài hát Vui đến trường

15’      B. Hoạt động thực hành, luyện tập.

Mục tiêu: Biết nhìn vào tranh tìm cân nặng và sức chứa của vật

Bài 1: (trang 80)

– Gọi HS đọc yêu cầu.

– Bài 1 yêu cầu gì?

–  GV cho HS thảo luận nhóm 2 để tìm ra kết quả trong 03 phút

– GV chiếu hình vẽ minh họa, mời đại diện các nhóm lên chỉ và nêu kết quả ở phần a và b.

– Nhận xét đánh giá và kết luận:

a/ Túi gạo cân nặng 5kg, bạn Lan cân nặng 25kg.

b/ Hình vẽ có tất cả 22 lít.  

– HS đọc

– HS nêu( điền số)

– Cá nhân HS quan sát nói cho bạn nghe cân nặng và sức chứa của người, vật có trong bài tập.

– HS chỉ vào tranh vẽ diễn đạt theo ngôn ngữ cá nhân.

– HS đối chiếu, nhận xét

15’      C.  Hoạt dộng vận dụng

Mục tiêu: Biết nhìn vào tranh tính được cân nặng và sức chứa của vật bằng cách thực hiện phép tính.

Bài 2 ( trang 80)

            – Gọi HS đọc yêu cầu của bài

– Bài tập cho biết gì? yêu cầu con làm gì?

– Muốn biết quả sầu riêng nặng bao nhiêu ki-lô-gam ở phần a và phải đổ thêm bao nhiêu lít nước vào can ở phần b con phải làm thế nào?-> Yêu cầu HS thảo luận nhóm đôi để tìm kết quả.

– Gọi HS chữa bài

– GV nhận xét, đánh giá và chốt bài làm đúng.

a/ Đĩa cân thứ nhất nặng 4kg, đĩa cân thứ hai gồm quả sầu riêng và quả cân 1kg thì nặng tất cả 4kg. Ta lấy 4 – 1 = 3kg. Vậy quả sầu riêng nặng 3kg.

b/ Chiếc can chứa 10 lít, trong can đã có 5 lít nước. Ta lấy 10 lít – 5 lít = 5 lít. Vậy cần đổ thêm 5 lít nước cho đầy can. – HS đọc

– HS trả lời

– HS thảo luận nhóm đôi.

– HS lên trình bày bài làm.

Trả lời: a/ Quả sầu riêng cân nặng 3kg.

b/ Phải đổ thêm 5 lít nước nữa thì đầy can.

– Lớp chia sẻ:

Dự kiến chia sẻ:

+ Vì sao bạn tìm được quả sầu riêng nặng 3kg?

+ Bạn nào có đáp án khác?

+ Vì sao phải đổ thêm 5 lít nước nữa để đầy can?

4’        D. Củng cố – dặn dò

Mục tiêu: Ghi nhớ, khắc sâu nội dung bài           Hỏi: Qua các bài tập, chúng ta được củng cố kiến thức gì?

GV nhấn mạnh kiến thức tiết học

GV đánh giá, động viên, khích lệ HS.       – HS nêu ý kiến

– HS lắng nghe

Leave a Comment