Giáo án bài luyện tập môn toán lớp 2 sách kết nối tri thức với cuộc sống

Kéo xuống để xem hoặc tải về! Tải file Bài 18: luyện tập (tiết 2)  i. Mục tiêu: Giúp học sinh:    1. Kiến thức, kĩ năng: – HS củng cố về các cách làm …

Kéo xuống để xem hoặc tải về!

Bài 18: luyện tập (tiết 2)

 i. Mục tiêu: Giúp học sinh:

   1. Kiến thức, kĩ năng:

– HS củng cố về các cách làm tính trừ  (có nhớ) đã học trong phạm vi 20 bằng cách “đếm lùi” và “làm cho tròn 10”.

   – Vận dụng được kiến thức, kĩ năng về tính trừ có nhớ trong phạm vi 20 đã học vào giải quyết một số tình huống gắn với thực tế.

2. Năng lực:

– Năng lực chung: Góp phần hình thành và phát triển năng lực tự chủ, tự học giao tiếp và hợp tác, giải quyết vấn đề và sáng tạo.

– Năng lực đặc thù: Phát triển năng lực tư duy và lập luận toán học.

3. Phẩm chất:

– Chăm chỉ: Biết chăm học tập và giáo dục thêm tình yêu với môn học.

II. CHUẨN BỊ:

1. GV: Bài giảng điện tử, máy chiếu; các thẻ ghi phép trừ có nhớ trong phạm vi 20;

2. HS: Sách giáo khoa, vở Bài tập Toán 2, tập 1.

   III. CÁC HOẠT DỘNG DẠY VÀ HỌC CHỦ YẾU:

Thời gian       Nội dung, mục tiêu các hoạt động dạy học          Hoạt động của giáo viên     Hoạt động của học sinh

3 phút A.        Khởi động:

Mục tiêu: Củng cố về phép trừ có nhớ trong phạm vi 20, tạo tâm thế hào hứng cho học sinh.

            –           GV cho hs chơi trò “Truyền điện” dưới sự tổ chức của trưởng ban Học tập.

–           GV nhận xét, tuyên dương hs.

Giới thiệu bài: Tiết học trước các em đã được củng cố cách làm tính trừ có nhớ trong phạm vi 20, hôm nay cô trò mình cùng luyện tập tiếp nhé.

–           GV ghi bảng: Luyện tập (tr 34, tiết 2)

–           Trình chiếu mục tiêu.          –           Trưởng ban HT nêu luật chơi: Tôi là nguồn điện, tôi sẽ nêu một phép trừ có nhớ trong phạm vi 20, tôi truyền điện cho bạn A, trong vòng 5 giây bạn phải nêu được kết quả, sau đó bạn lại nghĩ ra một phép trừ tương tự và mời bạn B. Bạn nhận được điện không nói đúng kết quả sẽ bị điện giật và thua cuộc.

–           HS tham gia chơi.

–           Lắng nghe.

–           HS mở sách, nối tiếp nhắc lại tên bài.

–           Đọc to mục tiêu.

30 phút           B.        Thực hành, luyện tập.

Bài 3:

Mục tiêu: Củng cố về cách thực hiện phép trừ có nhớ trong phạm vi 20

Bài 4:

–           Y/c học sinh tự làm bài cá nhân vào vở.

GV đi bao quát lớp,  hướng dẫn hs còn lúng túng.

–           Tổ chức cho hs báo cáo.

–           GV chốt kết quả.

–           Ở cột 1, để tìm kết quả phép tính   13 – 4, em làm thế nào?

–           GV nhận xét, khuyến khích hs sử dụng quan hệ giữa phép tính cộng  và trừ để thực hiện phép tính. (GV có thể nói: Nếu lấy tổng trừ đi một số hạng, ta được số hạng còn lại)    

–           HS làm bài vào vở (5 phút)

(3 hs làm bài vào bảng phụ, sau đó dán lên bảng lớp)

–           3 HS lần lượt báo cáo. HS dưới lớp phỏng vấn bạn.

–           HS kiểm tra chéo bài.

–           Em dùng kĩ thuật làm cho tròn 10 ạ/ Em thấy 9 + 4 = 13 thì 13 – 4 = 9 ạ.

            Mục tiêu: Biết lựa chọn phép tính để tìm ra câu trả lời cho bài toán.  –           Gọi 2 học sinh đọc to đề bài.

–           Phân tích đề:

Y/c hs nói cho bạn nghe theo nhóm 2:  Bài toán cho biết gì? Hỏi gì?

–           HS suy nghĩ, viết phép tính và câu trả lời vào vở.

–           Tổ chức cho hs chia sẻ, khuyến khích các em nói theo suy nghĩ của mình.

–           Chốt: Bài toán hỏi còn lại, em làm phép tính trừ.          

–           HS đọc đề bài.

–           Bài toán cho biết: mẹ mua 15 quả trứng, chị Trang lấy 8 quả trứng để làm bánh.

–           Bài toán hỏi: mẹ còn lại bao nhiêu quả trứng?

–           Làm việc cá nhân, sau đó chia sẻ.

–           Lắng nghe, ghi nhớ.

5 phút C.        Hoạt động vận dụng:

Mục tiêu: HS được củng cố các cách thực hiện phép trừ có nhớ trong phạm vi 20 và mở rộng.    

–           Tổ chức cho HS thảo luận về hai cách làm phép trừ có nhớ trong phạm vi 20, phân tích ưu, nhược điểm của từng cách.

–           GV chốt: Cả hai cách đều cho kết quả đúng, tuy nhiên cách làm cho tròn 10 sẽ phát huy được tư duy của các em.

–           Ngoài hai cách làm phép trừ có nhớ, em còn biết cách nào khác để tính trừ nhanh?

–           GV tuyên dương, khen ngợi hs có sự sáng tạo.   

–           HS thảo luận về hai cách làm tính trừ có nhớ trong phạm vi 20, sau đó chia sẻ trước lớp:

–           VD: Em thích cách làm cho tròn 10 rồi trừ như  Hà……….

–           Em biết tách số bị trừ: VD

13 – 7 = (10 – 7 ) + 3 = 3 + 3 = 6

2 phút D.        Củng cố, dặn dò.

Muc tiêu: HS được chia sẻ về tiết học.     –           GV cho hs chia sẻ:

–           Giao việc.

–           Nhận xét tiết học.     –           HS nêu cảm nhận hôm nay biết thêm được điều gì?

–           Em thích nhất hoạt động nào?

–           HS liên hệ, tìm tòi một số tình huống trong thực tế liên quan đến phép cộng, phép trừ  có nhớ trong phạm vi 20, hôm sau chia sẻ với các bạn.

–           Lắng nghe.

Leave a Comment