Giáo án bài luyện tập môn toán lớp 2 sách kết nối tri thức với cuộc sống

Kéo xuống để xem hoặc tải về! Tải file Bài 20: luyện tập (tiết 1) I. Mục tiêu: HS đạt các yêu cầu sau:        1. Kiến thức, kĩ năng: – Củng cố về cách …

Kéo xuống để xem hoặc tải về!

Bài 20: luyện tập (tiết 1)

I. Mục tiêu: HS đạt các yêu cầu sau:

       1. Kiến thức, kĩ năng:

– Củng cố về cách làm tính trừ và Bảng trừ có nhớ trong phạm vi 20.

– Vận dụng được kiến thức, kĩ năng về tính cộng, trừ trong phạm vi 20 đã học vào giải quyết một số tình huống gắn với thực tế.

2. Năng lực:

– Năng lực chung: Góp phần hình thành và phát triển năng lực tự chủ, tự học giao tiếp và hợp tác, giải quyết vấn đề và sáng tạo.

– Năng lực đặc thù: Phát triển NL sử dụng công cụ và phương tiện học toán, NL giải quyết vấn đề toán học, NL tư duy và lập luận toán học; NL giao tiếp toán học.

3. Phẩm chất:

– Chăm chỉ: Biết chăm học tập và giáo dục thêm tình yêu với môn học.

II. CHUẨN BỊ:

1. GV: Phiếu học tập đã in sẵn BT2; các tấm thẻ chuẩn bị cho trò chơi ở BT 3a.

2. HS: sách giáo khoa, vở Bài tập Toán 2, tập 1.

 III. CÁC HOẠT DỘNG DẠY VÀ HỌC CHỦ YẾU:

Thời gian       Nội dung, mục tiêu các hoạt động dạy học          Hoạt động của giáo viên     Hoạt động của học sinh

3 phút A.        Khởi động.

Mục tiêu: HS ôn lại kiến thức đã học và tạo tâm thế hào hứng.

            –           Tổ chức cho hs chơi trò chơi “Truyền điện”

–           GV nhận xét.

Giới thiệu bài: Tiết học trước các con đã thành lập được Bảng trừ có nhớ trong phạm vi 20, hôm nay cô trò mình cùng đi thực hành luyện tập nhé!

–           GV ghi bảng: Bài 20: Luyện tập (tiết 1)

–           Trình chiếu mục tiêu.          –           HS nêu một phép trừ có nhớ trong phạm vi 20, đố bạn tính nhẩm.

–           Lắng nghe.

–           Mở sgk, nhắc nối tiếp tên bài.

–           Đọc to mục tiêu.

30 phút           B.Thực hành, luyện tập.

Bài 1:

Mục tiêu: Củng cố về cách làm tính trừ và Bảng trừ có nhớ trong phạm vi 20.

Bài 2:  –           Gọi HS đọc đề bài.

–           HS làm bài cá nhân, sau đó thảo luận với bạn về cách tính nhẩm rồi chia sẻ trước lớp.

–           Tổ chức cho hs báo cáo.

–           GV nhận xét, chốt kết quả đúng.

–           GV hỏi: Em đã nhẩm kết quả của 11 – 8 như nào?

–           GV tuyên dương, khuyên khích hs dựa vào mỗi quan hệ giữa phép cộng và phép trừ để thực hiện phép tính. (Lấy tổng trừ đi một số hạng, ta được số hạng còn lại)       

–           HS đọc đề bài.

–           HS làm bài, thảo luận với bạn về cách tính nhẩm.

–           HS chia sẻ trước lớp, các bạn khác hỏi vấn đáp.

–           HS theo dõi, đối chiếu bài làm.

–           Em dựa vào Bảng trừ  đã học ạ/

Em thấy 8 + 3 = 11 thì 11 – 8 = 3.

            Mục tiêu: Nêu được các phép tính có kết quả cho trước trong phạm vi 20

Bài 3:

Mục tiêu: Tìm đươc kết quả của phép trừ           

–           Cho hs quan sát đề và làm bài.

–           GV trình chiếu bài tập 2, gọi 4 hs lần lượt chia sẻ về bài làm của mình (theo từng ngôi nhà).

–           GV chốt đáp án đúng sau mỗi ngôi nhà, có thể mở rộng hơn các phép tính bằng cách tăng số bị trừ thêm 1 đơn vị.

Các em đã sử dụng Bảng trừ để đi tìm kết quả, tìm 1 thành phần chưa biết trong phép tính rất tốt. Cô trò mình cùng chuyển sang bài tập 3a.          

–           HS lấy phiếu học tập, quan sát các phép trừ ghi trong mỗi ngôi nhà; đối chiếu với các số biểu thị kết quả phép tính ghi trên mỗi đám mây rồi lựa chọn số thích hợp với từng ô có ghi dấu ?.

–           HS đổi chéo bài làm, đặt câu hỏi cho nhau đọc phép tính và nói kết quả tương ứng với mỗi phép tính.

–           HS lần lượt chia sẻ trước lớp.

–           HS theo dõi, đối chiếu bài, sửa sai nếu có.

                        Cho hs quan sát đề bài.

–           Tổ chức cho hs chơi

“ Ai nhanh? Ai đúng?”

–           GV bao quát lớp.

–           Nhận xét trò chơi, tuyên dương đội thắng cuộc.

–           Cá nhân hs quan sát đề bài.

–           Trưởng ban HT lấy 2 bộ thẻ giống nhau và tổ chức cho lớp chơi trò “Ai nhanh?Ai đúng?”

–           HS chia thành 2 đội, mỗi đội có 4 người chơi. Nhiệm vụ của mỗi bạn là tìm chìa mở từng ổ khóa, bạn mở xong ổ khóa số 1 sẽ đứng xuống cuối hàng và tiếp đến bạn sau.

–           Lắng nghe.

5phút  C.Vận dụng.

Mục tiêu: HS biết vận dụng bài học vào thực tế.

            –           Khuyến khích hs tự nghĩ ra một số tình huống trong thực tế có liên quan đến phép trừ có nhớ trong phạm vi 20.

–           GV nhận xét, tuyên dương hs đã biết vận dụng bảng trừ vào thực tế.  –           HS nếu tình huống, mời bạn trả lời.

2 phút D. Củng cố, dặn dò.

Mục tiêu: HS được chia sẻ về nội dung bài.

            –           Bài học hôm nay em được ôn những kiến thức nào?

–           Để có thể làm tốt các bài tập trên, em nhắn bạn điều gì?

–           Nhận xét tiết học.     –           HS chia sẻ.

–           Lắng nghe.

Leave a Comment