GIÁO ÁN BÀI LUYỆN TẬP THAO TÁC LẬP LUẬN BÌNH LUẬN THEO 5 BƯỚC PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC

Kéo xuống để xem hoặc tải về! Tải file Làm văn.                                      LUYỆN TẬP THAO TÁC LẬP LUẬN BÌNH LUẬN   A. Mục tiêu bài học    1. Kiến thức     Giúp cho hs:      …

Kéo xuống để xem hoặc tải về!

Làm văn.

                                     LUYỆN TẬP THAO TÁC LẬP LUẬN BÌNH LUẬN

 

A. Mục tiêu bài học

   1. Kiến thức

    Giúp cho hs:

     – Củng cố những kiến thức về thao tác lập luận bình luận viết được một vài đoạn văn bình luận (hoặc một văn bản bình luận ngắn) về một chủ đề gần gũi với cuộc sống và suy nghĩ của học sinh.

    2. Kĩ năng

      Biết vận dụng thao tác lập luận bình luận vào viết văn và ứng xử trong cuộc sống.

    3. Thái độ

       – Ý thức nhận xét, đánh giá, bàn bạc trước bất cứ một hiện tượng trong cuộc sống nhằm góp phần thúc đẩy sự phát triển của bản thân và xã hội..

B. Phương tiện

– GV: SGK, SGV, thiết kế dạy học, tài liệu tham khảo…

– HS: Vở soạn, sgk,

C. Phương pháp: Nêu vấn đề, gợi mở, đàm thoại, thảo luận nhóm, thực hành, GV phối hợp các phương pháp dạy học tích cực trong giờ dạy.

D. Tiến trình  dạy học

1.Ổn định lớp

Lớp   Sĩ số  HS vắng

11A4         

11A5         

11A6         

 

2. Kiểm tra bài cũ: Kt sách vở của hs

– Hãy nêu các bước trong cách bình luận và cho biết nội dung của từng bước là gì?

– Có nhiều cách bình luận khác nhau nhưng chủ yếu cần đạt được những tiêu chí bình luận nào?

   3. Bài mới

  Hoạt động 1. Hoạt động trải nghiệm

 Ngày nay, nhiều vấn đề nóng hổi của xã hội luôn xuất hiện. Việc bình luận về những vấn đề đó đòi hỏi phải nắm vững kĩ năng mới thuyết phục được người đọc, người nghe. Luyện tập thao tác lập luận bình luận là để củng cố thêm sự hiểu biết về kĩ năng bình luận.

Hoạt động của Gv          Hoạt động của học sinh

Hoạt động 3: Hoạt động thực hành

Gv cho HS nhắc lại kiến thức cũ về Thao tác lập luận bình luận:

? Thế nào là thao tác lập luận bình luận?

? Nêu các bước bình luận?

Gv hướng dẫn Hs giải bài tập 1 sgk.

– Học sinh thảo luận theo nhóm àXác định cách viết.

+ Vì sao bài văn tham gia diễn đàn là bài bình luận?

+Anh chị nên chọn toàn bộ hay chỉ 1 khía cạnh của đề tài ?

–        Học sinh làm dàn ý theo nhóm.

GV đưa ra một  dàn ý để học sinh tham khảo, luyện viết đoạn văn bình luận.

* MB: nêu vấn đề cần bình luận

* TB:

– Biểu hiện trong lời ăn, tiếng nói của học sinh văn minh, thanh lịch:

    + Nói năng, lịch sự, lễ phé, có đầu có đuôi.

    + Biết nói lời cảm ơn khi nhận được sự giúp đỡ.

    + Biết nói lời xin lỗi khi làm việc sai trái

    + Không nói tục, chửi thề…

-> Đó là những biểu hiện thể hiện nếp sống có văn hóa, lịch sự trong giao tiếp; tạo niềm vui và hạnh phúc trong cuộc sống.

–  Những thói hư, tật xấu trong lời ăn, tiếng nói của học sinh hiện nay:

     + Nói tục, chửi thề

     + Nói không đầu, không đuôi, không lễ phép.

      + Không biết nói lời xin lỗi, cảm ơn

      +Nói nhưng không tôn trọng người nghe…

-> Phê phán, lên án những lời nói thiếu văn hóa, thiếu văn minh, lịch sự.

–  Bàn về hướng rèn luyện thói nói từ “cảm ơn” và “xin lỗi” trong giao tiếp.

     + Ăn nói lịch sự, có văn hóa, biết tôn trọng người nghe, biết lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau -> văn minh, thanh lịch

* KB: kết thúc vấn đề, liên hệ bản thân, ý thức trách nhiệm.

– Học sinh trình bày các bước lập luận, bình luận.

Học sinh thảo luận theo nhóm và trình bày, đại diện nhóm trình bày, giáo viên nhận xét.

Tương tự như trên Hs có thể chọn khía cạnh chống “nói tục”

Gv hướng dẫn Hs làm bài tập 2 theo quy trình:

Xác định cách viết

Lập dàn ý

Xây dựng tiến trình lập luận

Viết đoạn văn bình luận.           I. Ôn tập lí thuyết

–  K/n thao tác lập luận bình luận:

                                                     Là thao tác lập luận của văn nghị luận đưa ra ý kiến, đánh giá của mình về một tình hình, một vấn đề nào đó.

–  Các bước bình luận:

+ Bước 1: Nêu vấn đề cần bình luận (nêu rõ được thái độ, đánh giá của người viết. Trình bày rõ ràng, trung thực)

+ Bước 2: Đánh giá vấn đề cần bình luận ( theo 3 hướng: đứng hẳn về một phía mình tin đúng; hoặc kết hợp phần đúng và phần sai của mỗi phía để đi tới một sự đánh giá hợp lý; hoặc đưa ra đánh giá riêng).

+ Bước 3: Bàn về vấn đề cần bình luận (theo 3 khía cạnh: bàn về thái độ, cách giải quyết; hoặc bàn về  những điều rút ra khi liên hệ với bản thân, xã hội, thời đại…; hoặc bàn về ý nghĩa sâu xa của vấn đề).

II. Luyện tập

Bài tập 1:

1.       Đề tài: Anh chị viết 1 bài văn bình luận để tham gia diễn đàn do Đoàn Thanh niên tổ chức với đề tài: “Lời ăn tiếng nói của 1 học sinh văn minh, thanh lịch”.

a.       Xác định cách viết:

– Đề tài được bình luận đang là vấn đề đang được quan tâm hiện nay trong nhà trường.

– Nên chọn 1 khía cạnh của đề tài: Biết nói lời “Cảm ơn”.

b.       Dàn ý:

– Trong giao tiếp giữa con người với nhau, 1 qui tắc đòi hỏi chúng ta phải thực hiện là nói lời “làm ơn” và sau đó “cảm ơn”.

– Đối với “Lời ăn tiếng nói của một học sinh văn minh, thanh lịch” nói lời “Cảm ơn” còn chúng tỏ sự hiểu biết và có nếp sống văn hoá trong giao tiếp hằng ngày.

– Cần tập làm quen với lời “Cảm ơn” và biết “Cảm ơn” vì cuộc sống luôn đòi hỏi chúng ta phải có thái độ văn minh, lịch sự trong ứng xử.

c. Xây dựng tiến trình lập luận:

– Nêu hiện tượng (vấn đề) cần bình luận.

– Đánh giá hiện tượng (vấn đề) cần bình luận.

– Bàn về hiện tượng (vấn đề) cần bình luận.

2. Viết đoạn văn bình luận.

a. Trình bày luận điểm 1:

– Đối với học sinh, lứa tuổi đang còn ngồi trên ghế nhà trường thì nói lời “Cảm ơn” là thể hiện sự văn minh, lịch thiệp của người học trò. Cuộc sống có biết bao nhiêu điểm cần lời “Cảm ơn”. Tập làm quen với “Cảm ơn” và sau đó là “Cảm ơn” là để hình thành nếp sống có văn hoá.

– Trong giao tiếp , khi nói lời “Cảm ơn” là tự đáy lòng đã dâng lên niềm vui sướng và hạnh phúc của tình cảm chân thực nhất. Cảm giác ấy sẽ càng được nhân lên gấp bội khi hang ngày chúng ta trao cho nhau những lời nói chân thành, lịch thiệp: “Cảm ơn”.

 

Bài tập 2:

 Bàn về hiện tượng vệ sinh an toàn thực phẩm.

Hoạt động 5. Hoạt động bổ sung

4. Củng cố: Hệ thống hóa bài học bằng cách nhắc lại những kiến thức cơ bản về thao tác lập luận bình luận.

      5. Dặn dò:  Soạn: Về luân lí xã hội ở nước ta.

LUYỆN TẬP VIẾT TIỂU SỬ TÓM TẮ

A. Mục tiêu bài học

   1. Kiến thức

      – Củng cố kiến thức và kĩ năng về viết tiểu sử tóm tắt

      – Tập viết tiểu sử tóm tắt theo định hướng SGK.

    2. Kĩ năng

      Kĩ năng viết bản tiểu sử tóm tắt.

    3. Thái độ

       – Ý thức chọn lọc khi viết tiểu sử tóm tắt sao cho phù hợp với mục đích viết tiểu sử, với từng đối tượng, từng hoàn cảnh .

B. Phương tiện

– GV: SGK, SGV, thiết kế dạy học, tài liệu tham khảo…

– HS: Vở soạn, sgk, vở ghi.

C. Phương pháp: Nêu vấn đề, gợi mở, đàm thoại, thảo luận nhóm, thực hành, GV phối hợp các phương pháp dạy học tích cực trong giờ dạy.

D. Tiến trình dạy học

  1. Ổn định tổ chức

Lớp   Sĩ số  HS vắng

11A4         

11A5         

11A6         

  2. Kiểm tra bài cũ

    Đọc thuộc lòng Bài thơ số 28 ( Tago).

    Nêu suy nghĩ sau khi học xong bài thơ đó.

  3. Bài mới

Hoạt động 1. Hoạt động trải nghiệm

 Tiết trước, chúng ta đã học lí thuyết về tiểu sử tóm tắt. Để củng cố lí thuyết, hiểu rõ cách viết như thế nào để đạt yêu cầu, ta sang tiết luyện tập.

 

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh

Hoạt động 3. Hoạt động thực hành

 Gv hướng dẫn Hs ôn tập lí thuyết.

– Thế nào là viết tiểu sử tóm tắt?

– Mục đích và yêu cầu ủa viết tiểu sử tóm tắt?

– Cách viết tiểu sử tóm tắt?

HS đọc mục I SGK và trả lời các câu hỏi

* GV cho HS thảo luận nhóm

Chi đoàn em sẽ giới thiệu một đoàn viên ưu tú tham gia ứng cử vào ban chấp hành Hội liên hiệp thanh niên của tỉnh ( thành phố). Em  hãy viết tiểu sử tóm tắt của đoàn viên đó.

 

GV hướng dẫn HS trình bày bản tiểu sử tóm tắt trước lớp.

 

 Nhận xét cách trình bày của bạn.. GV bổ sung và kết luận.

 

Hoạt động nhóm(4 nhóm)

GV hướng dẫn HS luyện tập viết tiểu sử tóm tắt.

Đại diện nhóm trình bày. Các nhóm nhận xét, bổ sung.

* Chú ý:

– Tác phong trình bày

– Nội dung trình bày

– Cách trình bày

– Có đảm bảo đầy đủ nội dung theo yêu cầu.

+ Bố cục

+ Cách dùng từ.

          I. Lí thuyết

* Khái niệm: Tiểu sử tóm tắt là văn bản thông tin một cách khách quan, trung thực những nét cơ bản về cuộc đời và sự nghiệp của một cá nhân.

* Mục đích:

– Giới thiệu cho người đọc, người nghe  về người được nói tới.

– Trong văn chương: tiểu sử tóm tắt của tác giả  giúp chúng ta hiểu sâu hơn các sáng tác của họ.

* Yêu cầu:

– Thông tin một cách khách quan, chính xác về người được nói tới.

– Nội dung và độ dài của văn bản cần phù hợp với mục đích viết tiểu sử tóm tắt.

– Văn phong cần cô đọng, trong sáng, không sử dụng các biện pháp tu từ.

* Cách viết TSTT

–  Chọn tài liệu để viết tiểu sử tóm tắt: Cụ thể, chính xác, chân thực và tiêu biểu:

– Để chuẩn bị cho bài viết tiểu sử tóm tắt cần:

+ Phải sưu tầm những tài liệu tiêu biểu có liên quan ( tài liệu đó phải mạng tính cụ thể, chính xác, trung thực, toàn diện)

* Bản tiểu sử tóm tắt gồm 4 phần:

– Nhân thân

– Hoạt động xã hội

– Đóng góp, thành tựu tiêu biểu

– Đánh giá chung

II. Bài tập

1. Tình huống có những đặc điểm cần lưu ý :

– Giới thiệu một đoàn viên ưu tú

+ Người trẻ tuổi(Học sinh, sinh viên…)

+ Có năng lực tổ chức các hoạt động tập thể

– Tham gia ứng cử vào ban chấp hành HLH thanh niên của tỉnh hoặc thành phố(một tổ chức đoàn thể mang tính xã hội hoá cao) 

2. Qui trình gồm các bước:

– Xác định mục đích và yêu cầu viết tiểu sử tóm tắt

– Xác định nội dung trình bày trong bản tóm tắt

– Tìm hiểu người giới thiệu để có những thông tin cần thiết

– Viết bản tiểu sử tóm tắt.

3. Trình bày bản tiểu sử tóm tắt trước lớp.

Thưa các bạn !

Trong đại hội Liên hiệp thanh niên của thành phố sắp tới, tôi xin giới thiệu bạn……vào danh sách đề cử của ban chấp hành nhiệm kì mới.

       Bạn …sinh ngày…tháng…năm…, tại…hiện đang là học sinh…

       Suốt ba năm học bạn …đều là….. bạn không chỉ học giỏi mà còn là người có năng lực tổ chức và điều hành các hoạt động tập thể một cách có hiệu quả…

       Với uy tín và kinh nghiệm công tác của bạn …tôi tin là…sẽ có những đóng góp tích cực cho phong trào thanh niên của thành phố. Vì vậy tôi xin trân trọng giới thiệu bạn …vào danh sách đề cử.

       Rất mong các bạn đồng tình, ủng hộ ý kiến của tôi và tập  trung phiếu bầu cho bạn… Xin chân thành cảm ơn.

 

Hoạt động 5. Hoạt động bổ sung

4. Củng cố : yêu cầu Hs nhắc lại hiểu biết cơ bản về cách viết tiểu sử tóm tắt.

 

 

Leave a Comment