Giáo án bài Luyện tập theo cv 5512 phát triển năng lực

Kéo xuống để xem hoặc tải về! Tải file 18 Luyện tập DẪN XUẤT HALOGEN-ANCOL-PHENOL.   I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức:  Củng cố và hệ thống hóa tính chất hóa học của dẫn xuất …

Kéo xuống để xem hoặc tải về!

18 Luyện tập

DẪN XUẤT HALOGEN-ANCOL-PHENOL.

 

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức:

 Củng cố và hệ thống hóa tính chất hóa học của dẫn xuất halogen và một số phương pháp điều chế.

Mối quan hệ chuyển hóa giữa hidrocacbon và ancol-phenol qua dẫn xuất halogen.

2. Kĩ năng:

Rèn luyện kĩ năng viết các phản ứng của ancol, phenol. Viết các phản ứng thể hiện quá trình chuyển hóa qua lại giữa hidrocacbon và dẫn xuất.

3. Phẩm chất: Yêu gia đình, quê hương đất nước; Nhân ái khoan dung; Trung thực, tự trọng, chí công, vô tư; Tự lập, tự tin, tự chủ; Có trách nhiệm với bản thân, cộng đồng, đất nước, nhân loại; Nghĩa vụ công dân.

II. Thiết bị và học liệu

Chuẩn bị:  Học sinh chuẩn bị bài tập ở nhà trước, giáo viên chuẩn bị thêm một số bài tập.

III.  Tiến trình dạy học

HOẠT ĐỘNG CỦA GV     HOẠT ĐỘNG CỦA HS – PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC  NỘI DUNG KIẾN THỨC

1. Khởi động

a. Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS, thu hút HS sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ học tập của mình.HS khắc sâu kiến thức nội dung bài học.

b. Nội dung: Giáo viên ki bài cũểm tra

c. Sản phẩm: Học sinh lắng nghe giáo viên giới thiệu.

d. Tổ chức thực hiện: Giáo viên tổ chức, học sinh lắng nghe.

Gv đặt câu hỏi : Nêu tính chất hoá học của phenol. Cho ví dụ minh hoạ? HS trả lời

                 

HOẠT ĐỘNG CỦA GV     HOẠT ĐỘNG CỦA HS – PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC  NỘI DUNG KIẾN THỨC

1. Hình Thành kiến thức

a. Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS, thu hút HS sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ học tập của mình.HS khắc sâu kiến thức nội dung bài học.

b. Nội dung: Giáo viên giới thiệu và dạy các nội dung trọng tâm của bài học

c. Sản phẩm: Học sinh lắng nghe giáo viên giới thiệu.

d. Tổ chức thực hiện: Giáo viên tổ chức, học sinh lắng nghe.

BT1: 

Viết ptpư xảy ra (nếu có) giữa ancol etylic, phenol với các chất sau : Na, NaOH, nước brôm, dd HNO3.

BT2:

Hoàn thành dãy chuyển hóa sau bằng các pt hóa học :

a. metan –>

axetilen –> etilen –> etanol –> axit axetic.

b. benzen –> brombenzen –> natriphenolat–> phenol–>2,4,6-tribromphenol.

BT3:

Cho hỗn hợp gồm etanol và phenol tác dụng với Na (dư) thu được 3,36 lít (đktc) khí H2 . Nếu cho hh trên tác dụng với dd nước brôm vừa đủ thu được 19,86 gam kết tủa trắng .

a. Viết phản ứng xảy ra.

b. Tính %(m) của mỗi chất ban đầu ?

BT4:

 Viết CTCT và gọi tên các đồng phân mạch hở có CTPT là C4H9Cl, C4H10O và các đồng phân ancol của  C4H8O ?     

Học sinh làm và giáo viên cùng cả lớp kiểm tra lại.              I. Hệ thống hóa về hidrocacbon:

                DẪN XUẤT HALOGEN

CxHyX   ANCOL NO, ĐƠN CHỨC

CnH2n+1OH       PHENOL

C6H5OH

Bậc của nhóm chức.        Bằng bậc của cacbon có X             Bằng bậc của cácbon có -OH       

Thế X hoặc

 -OH       CxHyX –>

      CxHyOH.

                CnH2n+1OH –>

        CnH2n+1Br

2CnH2n+1OH –>

(CnH2n+1 )2O +

                   H2O   

Thế H của OH                     2R-OH + 2Na –> 2R-ONa + H2.

R là CnH2n+1 hoặc C6H5

Tách HX hoặc H2O            CnH2n+1X –>

      CnH2n + HX. CnH2n+1OH –>

  CnH2n + H2O. 

 

Thế H ở vòng benzen                                     C6H5OH -nướcbrôm-> C6H2Br3OH↓

C6H5OH -ddHNO3->

  C6H2(NO2)3OH↓

OXH không hoàn toàn                    RCH2OH -CuO,t0-> R-CH=O

RCH(OH)R1

-CuO,t0-> RCOR1            

 

Điều chế              – Thế H của hidrocacbon bằng X.

– Cộng HX vào anken, ankin…     – Cộng H2O vào anken.

– Thế X của d/x halogen.

– Điều chế etanol từ tinh bột.      – Thế H của vòng benzen.

– oxi hóa cumen : C6H5CH(CH3)2

 

II. Bài tập áp dụng:

(1) 2C2H5OH + 2Na –> 2C2H5ONa + H2.

(2) 2C6H5OH + 2Na –> 2C6H5ONa + H2.

(3) C6H5OH + NaOH –> C6H5ONa + H2O.

(4) C6H5OH + 3Br2 –> C6H2Br3OH + 3HBr.

(5) C6H5OH + 3HNO3 –> C6H2(NO2)3OH + 3H2O.

a.

(1) 2CH4 –1500độC-> C2H2 + 3H2

(2) C2H2 + H2 -Pd/PbCO3-> C2H4

(3) C2H4 + H2O -H+, t0-> C2H5OH

(4) C2H5OH + O2 -men giấm-> CH3COOH

b.

(1) C6H6 + Br2 -Fe,t0-> C6H5Br + HBr

(2) C6H5Br + 2NaOH –> C6H5ONa + NaBr + H2O

(3) C6H5ONa + CO2 + H2O –> C6H5OH + NaHCO3

(4) C6H5OH + 3Br2 –> C6H2Br3OH + 3HBr

 a.  2C2H5OH + 2Na –> 2C2H5ONa + H2.

     2C6H5OH + 2Na –> 2C6H5ONa + H2.

    C6H5OH + 3Br2 –> C6H2Br3OH + 3HBr.

b.

nH2 = 0,15 mol

n(↓) = 19,86/331,0 = 0,06 mol → nphenol = 0,06 mol.

m phenol = 0,06 . 94,0 = 5,46 gam.

n C2H5OH = (0,15 – 0,03).2 = 0,24 mol

mC2H5OH = 0,24 . 46,0 = 11,05 gam.

Vậy %(m)ancol = 66,2% và %(m)phenol = 33,8%. 

a. C4H9Cl có 4 đồng phân.

b. C4H10O có 4 đồng phân ancol và 3 đồng phân ete.

c. C4H8O có 6 đồng phân ancol .

 

3. Hoạt động luyện tập

a. Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS, thu hút HS sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ học tập của mình.HS khắc sâu kiến thức nội dung bài học.

b. Nội dung: Giáo viên cho hs làm bài tập luyện tập.

c. Sản phẩm: Học sinh  làm bài tập của giáo viên giao cho

d. Tổ chức thực hiện: Giáo viên tổ chức, học sinh lắng nghe, làm bài.

Viết phương trình hoá học hoàn thành dãy biến hoá sau:

a. Metanaxetilenetilenetanolaxit axetic

b. Benzen brombenzen natri phenolat phenol2,4,6 – tribrom phenol

 

4. Hoạt động vận dụng

a. Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS, thu hút HS sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ học tập của mình.HS khắc sâu kiến thức nội dung bài học.

b. Nội dung: Giáo viên cho hs làm bài tập vận dụng

c. Sản phẩm: Học sinh  làm bài tập của giáo viên giao cho

d. Tổ chức thực hiện: Giáo viên tổ chức, học sinh lắng nghe, làm bài.

Phân biệt các chất:

a, etanol, glixerol, hex-1-en

b. Phenol, ancol etylic, glixerol, benzen

Leave a Comment