Giáo án bài Luyện tập tính chất của nhôm và hợp chất của nhôm theo cv 5512 phát triển năng lực

Kéo xuống để xem hoặc tải về! Tải file 12 Luyện tập tính chất của nhôm và hợp chất của nhôm   I.  Mục tiêu 1. Kiến thức Củng cố hệ thống hoá kiến thức …

Kéo xuống để xem hoặc tải về!

12 Luyện tập tính chất của nhôm và hợp chất của nhôm

 

I.  Mục tiêu

1. Kiến thức

Củng cố hệ thống hoá kiến thức về nhôm và hợp chất của nhôm.

2. Kĩ năng

Rèn luyện kĩ năng giải bài tập về nhôm và hợp chất của nhôm.

3.Phẩm chất: Yêu gia đình, quê hương đất nước; Nhân ái khoan dung; Trung thực, tự trọng, chí công, vô tư; Tự lập, tự tin, tự chủ; Có trách nhiệm với bản thân, cộng đồng, đất nước, nhân loại; Nghĩa vụ công dân.

II.Thiết bị và học liệu

1. Giáo viên: phiếu học tập

2. Học sinh: Ôn tập về nhôm và hợp chất, làm các bài tập SGK

III.  Tiến trình bài dạy

1. Hoạt động khởi động

Hoạt động của GV            Hoạt động của HS             Nội dung ghi bài

a. Mục tiêu:

Tạo tâm thế trước khi bắt đầu học chủ đề mới.

b. Nội dung:: Giáo viên kiểm tra bài cũ

c. Sản phẩm:: Học sinh lắng nghe giáo viên giới thiệu.

d. Tổ chức thực hiện: Giáo viên tổ chức, học sinh lắng nghe và trả lời.

-GV đặt câu hỏi :

Viết PTHH của các phản ứng thực hiện dãy chuyển đổi sau:

                -HS trả lời

-HS chú ý lắng nghe

 

2.Hoạt động hình thành kiến thức mới

a. Mục tiêu:

Tạo tâm thế trước khi bắt đầu học chủ đề mới.

b. Nội dung:: Giáo viên giới thiệu nội dung bài luyện tập

c. Sản phẩm:: Học sinh lắng nghe giáo viên giới thiệu.

d. Tổ chức thực hiện: Giáo viên tổ chức, học sinh lắng nghe.

 

HOẠT ĐỘNG CỦA GV     HOẠT ĐỘNG CỦA HS – PTNL        NỘI DUNG KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Kiến thức cần nắm vững

Gv phát vấn học sinh về nội dung kiến thức đã học           HS: ôn lại kiến thức cũ và trả lời

Phát triển năng lực giao tiếp        I. Kiến thức cần nắm vững: (SGK)

Hoạt động 2: Luyện tập và vận dụng

Gv phát phiếu học tập yêu cầu hs thảo luận theo nhóm

Bài 1: Cho 31,2 gam hỗn hợp bột Al và Al2O3 tác dụng với dung dịch NaOH dư thu được 13,44 lít H2 (đkc). Khối lượng mỗi chất trong hỗn hợp ban đầu lần lượt là

Bài 2: Chỉ dùng thêm một hoá chất hãy phân biệt các chất trong những dãy sau và viết phương trình hoá học để giải thích.

a) các kim loại: Al, Mg, Ca, Na.

b) Các dung dịch: NaCl, CaCl2, AlCl3.

c) Các chất bột: CaO, MgO, Al2O3

Bài 3: Viết phương trình hoá học để giải thích các hiện tượng xảy ra khi

a) cho dung dịch NH3 dư vào dung dịch AlCl3.

b) cho từ từ dung dịch NaOH đến dư vào dung dịch AlCl3.

c) cho từ từ dung dịch Al2(SO4)3 vào dung dịch NaOH và ngược lại.

d) sục từ từ khí đến dư khí CO2 vào dung dịch NaAlO2.

e) cho từ từ đến dư dung dịch HCl vào dung dịch NaAlO2.

Bài 4: Hỗn hợp X gồm hai kim loại K và Al có khối lượng 10,5g. Hoà tan hoàn toàn hỗn hợp X trong nước thu được dung dịch A. Thêm từ từ dung dịch HCl 1M vào dung dịch A: lúc đầu không có kết tủa, khi thêm được 100 ml dung dịch HCl 1M thì bắt đầu có kết tủa. Tính % số mol mỗi kim loại trong X.

– Gv hỗ trợ HS, gợi ý cách làm khi cần

– Gv: Chấm phiếu học tập của một số hs

– Gv gọi 4 hs bất kỳ của các nhóm lên bảng, hs khác nhận xét, bổ sung

– Gv nhận xét, đánh giá Hs: thảo luận nhóm hoàn thành 1 trong 4 bài tập trong phiếu (Mỗi học sinh 1 phiếu)

hát triển năng lực tính toán

                Bài 1:

2Al + 2NaOH + 2H2O  2NaAlO2+ 3H2

0,4mol                                                 0,6mol

mAl =27.0,4 = 10,8g

mAl2O3 =31,2-10,8=20,4g

Bài 2:

a) H2O 

b) dd Na2CO3 hoặc dd NaOH

c) H2O

Bài 3:

a. Có kết tủa xuất hiện và không tan trong dung dịch NH3 dư

AlCl3 + 3NH3 + 3H2O  Al(OH)3+ 3NH4¬Cl

b. Có kết tủa xuất hiện rồi tan trong dung dịch NaOH dư

AlCl3 + 3NaOH  Al(OH)3+ 3NaCl

Al(OH)3 + NaOH   NaAlO2 + H2O

c. Cho từ từ dung dịch Al2(SO¬4)3 vào dung dịch NaOH và ngược lại . có kết tủa xuất hiện, lắc dung dịch kết tủa sẽ tan.Tiếp tục cho ddịch Al2(SO¬4)3 vào đến dư thì lại có kết tủa.

Ngược lại cho từ từ dung dịch NaOH  vào dung dịch Al2(SO¬4)3 có kết tủa xuất hiện, kết tủa tăng dần sau đó tan do NaOH dư.

6NaOH + Al2(SO¬4)3 2Al(OH)3+ 3Na2SO¬4

Al(OH)3 + NaOH  NaAlO2 + 2H2O

d. Có kết tủa xuất hiện và không tan khi sục khí CO2 do H2CO3 là axit rất yếu, không hoà tan đựơc Al(OH)3

NaAlO2+ H2O + CO2   Al(OH)3 + NaHCO3

e. Có kết tủa xuất hiện rồi tan trong HCL dư vì HCl là axit mạnh nên hoà tan được với Al(OH)3

NaAlO2+ HCl  Al(OH)3 NaCl + H2O

Al(OH)3 + 3HCl  AlCl3 + 3H2O

 

Bài 4: Gọi x và y lần lượt là số mol của K và Al.

 39x + 27y = 10,5 (a)

2K + 2H2O  2KOH + H2  (1)

                          x                     x

2Al + 2KOH + 2H2O  2KAlO2 + 3H2  (2)

                y      y                      

Do X tan hết nên Al hết, KOH dư sau phản ứng (2). Khi thêm HCl ban đầu chưa có kết tủa vì:

HCl  +  KOHdư  HCl   +  H2O  (3)

                    x – y                    x – y

Khi HCl trung hoà hết KOH dư thì bắt đầu có kết tủa.

KAlO2 + HCl + H2O  Al(OH)3 + KCl  (4)

Vậy để trung hoà KOH dư cần 100 ml dung dịch HCl 1M.

Ta co:

 nHCl = nKOH(dư sau pứ (2)) = x – y = 0,1.1 = 0,1 (b)

Từ (a) và (b): x = 0,2, y = 0,1.

%nK =  .100 = 66,67%  %nAl = 33,33%

 

3.Hoạt động luyện tập

a. Mục tiêu:

Tạo tâm thế trước khi bắt đầu làm bài tập luyện tập

b. Nội dung:: Giáo viên cho học sinh làm bài tập luyện tập

c. Sản phẩm:: Học sinh lắng nghe giáo viên giới thiệu.

d. Tổ chức thực hiện: Giáo viên tổ chức, học sinh lắng nghe làm bài.

Câu 1: Chọn phát biểu không đúng?

A. Nhôm oxit và nhôm hiđroxit là những chất lưỡng tính

B. Hợp chất K2SO4.Al2(SO4)3.24H2O được gọi là phèn chua

C. Các hợp chất của nhôm đều có tính chất lưỡng tính

D. Nhôm có thể khử các oxit kim loại yếu hơn ở nhiệt độ cao

Câu 2: Nhôm hiđroxit <Al(ỌH)3>không bị hòa tan trong dung dịch nào sau đây?

A. dung dịch HCl               B. dung dịch NaOH                          C. dung dịch NaHSO4                       D. dung dịch NH3

Câu 3: Thí nghiệm nào sau đây khi kết thúc thu được kết tủa?

A. Thêm từ từ dung dịch NaOH vào dung dịch chứa AlCl3

B. Sục từ từ đến dư khí NH3 vào dung dịch chứa Al(NO3)3

C. Sục từ từ đến dư khí CO2 vào dung dịch chứa Ba(OH)2

D. Thêm từ từ đến dư dung dịch HCl vào dung dịch chứa NaAlO2

Câu 4: Dung dịch X chứa: Cu2+, Fe2+, Al3+, NO3-, Cl-. Thêm từ từ đến dư dung dịch NaOH vào X, đến khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được kết tủa Y và dung dịch Z. Lọc tách Y rồi đem nung trong không khí đến khối lượng không đổi thu được chất rắn G. Thành phần của G gôm?

A. Al2O3, Fe2O3, CuO                     B. CuO, FeO                       C. Fe2O3, CuO                                  D. Cu, Fe2O3

Câu 5: Cho sơ đồ phản ứng sau:  . X và Y lần lượt là:

A. AlCl3 và Al(OH)3                                                                          B. AlCl3 và Al2(CO3)3     

C. AlCl3 và Al2O3                                                                              D AlCl3 và NaAlO2

 

4. Hoạt động vận dụng

a. Mục tiêu:

Tạo tâm thế trước khi bắt đầu làm bài tập vận dụng

b. Nội dung:: Giáo viên cho học sinh làm bài tập vận dụng

c. Sản phẩm:: Học sinh lắng nghe giáo viên giới thiệu.

d. Tổ chức thực hiện: Giáo viên tổ chức, học sinh lắng nghe.

Câu 1: Hỗn hợp X gồm Na và Al hòa tan hết trong lượng nước dư thu được a mol H2và dung dịch Y gồm NaAlO2và NaOH dư. Cho Y tác dụng hết với dung dịch HCl, thì số HCl phản ứng tối đa là b mol. Tỉ lệ a:b có giá trị là:

A. 1:4.                                   B. 1:2.                                    C. 1:3.                                    D. 1:1.

Câu 2: Cho m gam Al vào dung dịch HNO3 loãng dư thu được 1,792 lít hỗn hợp khí X (ở đktc) gồm hai khí không màu, trong đó có một khí hoá nâu trong không khí, tỷ khối hơi của X so với hiđro bằng 20,25. Biết dung dịch sau phản ứng không chứa muối amoni. Giá trị của m là:

A. 4,83  B. 4,86   C. 5,40   D. 8,10

Câu 3. Cho m gam hỗn hợp X gồm Mg và Al (có tỷ lệ mol tương ứng là 3 : 4) vào dung dịch chứa HNO3 loãng dư, sau phản ứng hoàn toàn thu được dung dịch có chứa 8,2m gam muối. Biết rằng có 0,3 mol N+5 trong HNO3 đã bị khử. Số mol HNO3 đã phản ứng là:

                A. 2,1.   B. 2,4.    C. 4,0.    D. 3,0.

Câu 4: Hòa tan m gam hỗn hợp Al, Na vào nước thu được 4,48 lít khí (đktc). Mặt khác hòa tan m gam hỗn hợp trên vào 100 ml dd NaOH 4M (dư) thì thu được 7,84 lít khí (đktc) và dung dịch X. Thể tích dung dịch 2 axit (HCl 0,5M và H2SO4 0,25M) đủ phản ứng với dung dịch X để được kết tủa lớn nhất là:

                A. 500ml                               B. 400 ml                              C. 300ml                               D. 250ml

Câu 5:Khi nhỏ từ từ đến dư dung dịch HCl vào dung dịch hỗn hợp gồm a mol Ba(OH)2 và b mol Ba(AlO2)2 kết quả thí nghiệm được biểu diễn trên đồ thị sau:                                       

Vậy tỉ lệ a : b  là

A.1 : 3.  B. 1 : 4.  C. 2 : 3.  D. 3 : 1.

Leave a Comment