Giáo án bài Luyện tập viết đoạn văn số 6 theo CV 5512 phát triển năng lực

Kéo xuống để xem hoặc tải về! Tải file 27 Luyện tập viết đoạn văn số 6   I. MỤC TIÊU: 1. Kiến thức:  Củng cố chắc hơn những kiến thức về văn nghị luận. …

Kéo xuống để xem hoặc tải về!

27 Luyện tập viết đoạn văn số 6

 

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức:  Củng cố chắc hơn những kiến thức về văn nghị luận.

2. Năng lực:

  – Năng lực chung: Năng lực giải quyết vấn đề, năng lực sáng tạo, năng lực sử dụng ngôn ngữ, năng lực hợp tác,…

  – Năng lực chuyên biệt: Năng lực nghe, nói, đọc, viết, tạo lập văn bản.

3. Phẩm chất:

– Yêu quê hương đất nước, yêu Tiếng Việt.

– Tự lập, tự tin, tự chủ.

– Tích cực học tập, bồi dưỡng lòng yêu thích say mê môn học

 

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Chuẩn bị của giáo viên:

 – Kế hoạch bài học.

 – Đề, biểu điểm, đáp án.

2. Chuẩn bị của học sinh: ôn bài.

III. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

1  Ma trận:                                                       

 

Lĩnh vực ND        NHận biết            Thông hiểu         Vận dụng thấp  Vận dụng cao     Tổng số

                TN          TL            TN          TL            TN          TL            TN          TL            TN          TL

Văn nghị luận                                                                                                                     1câu

   10đ                      1câu

  10đ

Tổng số câu

Tổng số điểm                                                                                                                                                     1 câu

  10 đ

 2. Đề bài:

Đề bài: Từ bài “Bàn luận về phép học” của La Sơn Phu Tử Nguyễn Thiếp, hãy nêu suy nghĩ mối quan hệ giữa “học” và “hành”.

  3.  Đáp án và biểu điểm chấm

a. Yêu cầu kĩ năng (1điểm)

– Đúng đặc trưng của bài văn nghị luận

– Trình bày rõ ràng rành mạch các luận điểm luận cứ, dẫn chứng cụ thể xác thực.

– Diễn đạt lưu loát, không mắc lỗi chính tả, diễn đạt.

– Bố cục ba phần rõ ràng.

b. Kiến thức: (9điểm)

I. Mở bài: 1đ

– "Bàn luận về phép học" là một phần trong bài tấu của Nguyễn Thiếp gửi cho vua Quang Trung để bàn bạc, tìm cách đổi mới cho phương thức học tập thời bấy giờ. Văn bản nghị luận này không chỉ có giá trị đương thời mà còn ảnh hưởng đến cách học của chúng ta sau này.

– Học phải đi đôi với hành. Học phải kết hợp với hành là luận điểm tiến bộ trong bài tấu mà ngày nay chúng ta còn làm theo.

– Vậy giữa học và hành có quan hệ như thế nào? Chúng ta cần làm rõ vấn đề trên.

II. Thân bài:7đ

1. Giải Thích: (2đ)

– Học: là hoạt động của trí óc để tiếp thu những cái mới, những điều chưa biết, học còn là bắt chước những cái hay, cái đẹp của người khác.

– Hành: là thực hành, là ứng dụng những gì đã học.

=> Tác giả khuyên học phải có hành, nghĩa là học và hành phải đi đôi với nhau. Không thể học mà không đi đôi với hành và ngược lại: hành mà không học.

2. Tại sao học lại phải đi đôi với hành?(3đ)

– Nếu học chỉ để nhồi nhét 1 mớ kiến thức, sách vở vào đầu thì có ích lợi gì nếu không biết đem những điều đã học ra áp dụng. Học mà không hành như vậy thật là vô ích. Phải biết đem cái học áp dụng vào thực tế thì cái học ấy mới có giá trị. Ngược lại: chỉ hành mà không học theo kiểu: "Trăm hay không bằng hay quen" thì rõ ràng là cực đoan và nguy hiểm.

– Hành mà không học thì làm sao biết được đầy đủ kiến thức về sự vật, sự việc ấy đễ ứng phó trong mọi trường hợp, mọi lĩnh vực.

– Hành mà không học thì chỉ là sự mò mẫn chẳng khác nào người đi trong đêm tối. Vừa mất thời gian, vừa hỏng việc.

– Rõ ràng kiến thức không phải tự nhiên mà có, tất cả là từ những kinh nghiệm quý báu đã được rút ra từ thực tiễn, có giá trị đúng đắn và được nhiều người chấp nhận. Cho nên hành không thể không học. ý thức được điều này, ông cha ta thường xuyên "học hành, học hỏi, học tập".

– Học, hỏi, hiểu, hành là phương trâm mà mọi người cần hướng tới và làm theo nó.

3. Tác dụng(2 đ)

– Phải gắn liền học và hành. Cần hiểu hành ở đây không chỉ là những bài tập áp dụng trong sách vở mà hành còn là những điều đã học phải đem ra áp dụng vào thực tế cuộc sống( Ví dụ: 1 kỹ sư học lý thuyết trong trường, khi về công xưởng anh ta phải biết áp dụng những điều đã học vào thực tế sản xuất, vào cuộc sống.)

– Học đễ cung cấp kiến thức cho thực hành, giúp cho thực hành dễ dàng hơn.

– Học đễ đem áp dụng kiến thức đã học vào thực tế. Hành còn củng cố, hoàn chỉnh cho học.

– Là học sinh còn ngồi ghế nhà trường phải biết áp dụng tốt phương trâm học này đễ việc học ngày càng đạt kết quả tốt hơn. Lời khuyên này còn có tác dụng chỉ ra con đường học tập đúng đắn, nhất là đối với 1 số người lười nhác, không chịu thực hành, chỉ muốn rập khôn theo lý thuyết.

III. Kết bài: 1đ

– Tóm lại qua tư tưởng tiến bộ, Nguyễn Thiếp đã chỉ cho ta thấy được học và hành phải là 2 mặt đồng thời của 1 quá trình học tập. Không được coi nhẹ mặt nào, coi nặng mặt nào.

– Bài học cho bản thân em về vấn đề nghị luận trên.

 * Lưu ý

– Điểm 9-10: Bài viết đảm bảo tốt các yêu cầu về nội dung cũng như cách thức diến đạt, lối viết giản dị, chân thành tạo được sự đồng cảm và thuyết phục trong người đọc. Biết kết hợp nhiều yếu tố diễn đạt .

– Điểm 7-8: Bài viết đảm bảo khá tốt các yêu cầu trên. Biết kết hợp các yếu tố diễn đạt ở mức độ khá

– Điểm 5-6: Bài viết có thực hiện các yêu cầu trên. Chủ yếu liệt kê các luận điểm. Việc kết hợp các yếu tố diễn đạt và phân tích còn lúng túng

– Điểm 3-4: Bài viết chưa đảm bảo các yêu cầu trên. Nêu các luận điểm chưa chính xác, chưa đầy đủ.

– Điểm 1-2: Bài viết quá yếu về cả nội dung và diễn đạt.

IV. Củng cố- dặn dò

      1. Thu bài.

      2. Thống kê số lượng và nhận xét giờ kiểm tra.

      3. Chuẩn bị bài .

IV. RÚT KINH NGHIỆM:                                                                            

Leave a Comment