Giáo án bài mái ấm gia đình môn đạo đức sách chân trời sáng tạo lớp 1

Kéo xuống để xem hoặc tải về! Tải file ĐẠO ĐỨC YÊU THƯƠNG GIA ĐÌNH BÀI 1: mái ấm gia đình (tiết 1, sách học sinh, trang 6-7) I. MỤC TIÊU: Sau bài học, học …

Kéo xuống để xem hoặc tải về!

ĐẠO ĐỨC

YÊU THƯƠNG GIA ĐÌNH

BÀI 1: mái ấm gia đình

(tiết 1, sách học sinh, trang 6-7)

I. MỤC TIÊU: Sau bài học, học sinh:

Sau bài học, HS biết:

– Nêu được một số biểu hiện của tình yêu thương gia đình;

– Nhận biết được sự cần thiết của tình yêu thương gia đình;

– Đồng tình với thái độ, hành vi thể hiện tình yêu thương; không đồng tình với thái độ, hành vi không thể hiện tình yêu thương gia đình;

– Thực hiện được những việc làm thể hiện tình yêu thương đối với người thân trong gia đình.

II. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC:

1. Giáo viên: Sách Đạo đức; các tranh trong sách học sinh (phóng to); bài hát “Cả nhà thương nhau” của Phạm Văn Minh; …

                2. Học sinh: Sách học sinh, Vở bài tập Đạo đức lớp 1, Kể chuyện Đạo đức lớp 1; …

III. PHƯƠNG PHÁP VÀ HÌNH THỨC DẠY HỌC:

                1. Phương pháp dạy học: Đàm thoại, thảo luận nhóm, trực quan, vấn đáp – gợi mở, thuyết trình, đóng vai, trò chơi, kể chuyện, …

                2. Hình thức dạy học: Cá nhân, nhóm, lớp; trong lớp, ngoài lớp.

IV. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:

Hoạt động của giáo viên                Hoạt động của học sinh

1. Hoạt động khởi động (2-3 phút):         

* Mục tiêu:Kích hoạt vốn kiến thức, kĩ năng đã có của học sinh, tạo tâm thế, hứng thú để chuẩn bị bước vào bài học, tiếp nhận kiến thức và kĩ năng mới.

* Phương pháp, hình thức tổ chức: Trò chơi.

*Cách tiến hành:             

– Giáo viên tổ chức cho học sinh cùng hát bài “Cả nhà thương nhau” và dẫn dắt học sinh vào bài học “Mái ấm gia đình”.   – Học sinh cùng hát.

2. Hoạt động khám phá(29-32 phút):      

2.1. Hoạt động 1.Xem hình và trả lời câu hỏi (9-10 phút):               

* Mục tiêu: Giúp học sinh nêu được một số biểu hiện của tình yêu thương gia đình.

* Phương pháp, hình thức tổ chức: Trực quan, đàm thoại.

* Cách tiến hành:            

– Giáo viên yêu cầu học sinh xem hình và trả lời câu hỏi: Việc làm của bố, mẹ trong hình thể hiện điều gì?

– Giáo viên động viên, khích lệ những ý đúng trong các câu trả lời của học sinh để từ đó dẫn dắt học sinh tiếp cận nội dung chính của bài học: tình yêu thương gia đình.        – Học sinh trả lời: hình 1: thể hiện tình cảm yêu thương; bố mới lĩnh lương; bố thưởng cho hai chị em… Hình 2: con chưa biết chải tóc; mẹ chăm sóc con; con làm nũng mẹ…

2.2. Hoạt động 2.Thảo luận (11-12 phút):              

* Mục tiêu: Giúp học sinh thực hiện được những việc làm thể hiện tình yêu thương đối với người thân trong gia đình.

* Phương pháp, hình thức tổ chức: Thảo luận nhóm, trực quan, vấn đáp – gợi mở.

* Cách tiến hành:

– GV đọc y/c, gọi HS nhắc lại y/c

– Giáo viên chia lớp thành 4 nhóm hoặc nhóm 4, mỗi nhóm thảo luận về việc làm thể hiện tình yêu thương gia đình trong các hình.

– Gọi đại diện nhóm trình bày 1 hình.

– GVNX và đưa ra ý khái quát: Tình yêu thương gia đình luôn được mọi người thể hiện mọi lúc, mọi nơi, không phân biệt vùng miền, dân tộc; không chỉ là ông bà, cha mẹ yêu thương con cháu mà con cháu cũng phải biết yêu thương ông bà, cha mẹ.        – Học sinh thảo luận về việc làm thể hiện tình yêu thương gia đình trong một hình: Hình 1: Đại gia đình gồm ông, bà, cha, mẹ, các con quây quần bên nhau trong ngày Tết.Hình 2: Mẹ quàng khăn ấm cho con trước khi con đến trường.Hình 3: Bố làm việc miệt mài trên máy tính; con trai rót nước mang đến cho bố.Hình 4: Con trai vẽ chân dung tặng mẹ; mặc dù nét vẽ còn chưa đẹp nhưng người mẹ vẫn xúc động đón nhận món quà của con.

2.3. Hoạt động 3. Chia sẻ (9-10 phút):     

* Mục tiêu: Giúp học sinh biết đồng tình với thái độ, hành vi thể hiện tình yêu thương; không đồng tình với thái độ, hành vi không thể hiện tình yêu thương gia đình.

* Phương pháp, hình thức tổ chức: Trực quan, thuyết trình.

* Cách tiến hành:            

– Giáo viên chuyển ý: Hành động quan tâm, chăm sóc thể hiện tình yêu thương và đem lại niềm vui, hạnh phúc cho gia đình. Hãy xem các hình ở mục Chia sẻ và cho biết ý kiến của mình nhé.

Em đồng tình hay không đồng tình với việc làm nào? Vì sao?

 

Hình 1: Cả nhà quây quần quanh mâm cơm; bố mẹ gắp thức ăn cho các con.Hình 2: Bố cẩn thận cài quai mũ bảo hiểm cho con trước khi chở con đi học.Hình 3: Anh mải mê chơi đồ chơi một mình, để mặc em đứng phụng phịu, buồn bã.Hình 4: Mẹ giúp con chuẩn bị bài cho ngày mai đi học.

– Giáo viên tổ chức cho học sinh thảo luận sâu hơn về tình huống ở hình 3. Giáo viên nêu các câu hỏi như: Vì sao em không đồng tình với việc làm của bạn? Em sẽ khuyên bạn thế nào trong tình huống này?, v.v.

– Giáo viên hướng dẫn học sinh trả lời tiếp những câu hỏi như: Em cảm thấy thế nào khi để em gái đứng một mình, không có gì chơi? Nếu sợ em gái làm hỏng đồ chơi của mình, em cần làm gì? Nếu em gái chưa biết chơi đồ chơi đó, em sẽ làm gì?, v.v.

– Giáo viên gợi ý, động viên, khuyến khích để học sinh, xuất phát từ thực tế của gia đình mình, nêu lên những biểu hiện phong phú, đa dạng khác về tình yêu thương.

– Để giúp học sinh trả lời câu hỏi Vì sao trong gia đình, mọi người phải yêu thương nhau? được dễ dàng hơn, giáo viên cần chuẩn bị một số câu hỏi gợi ý, giúp học sinh có thể nhìn nhận vấn đề từ nhiều khía cạnh cụ thể. Ví dụ:Khi mọi người yêu thương nhau, không khí gia đình sẽ như thế nào?Nếu bố mẹ không yêu thương em mà chỉ đánh đòn, la mắng, trách phạt…, em sẽ cảm thấy thế nào?Khi em biết yêu thương ông bà, cha mẹ, ông bà, cha mẹ sẽ đón nhận tình cảm của em ra sao?, v.v.

– Trên cơ sở những câu trả lời của học sinh, giáo viên kết luận để các em nhận biết được: Trong gia đình, mọi người đều là ruột thịt, cùng sống chung dưới một mái nhà, vì thế mọi người phải yêu thương nhau để gia đình được yên ấm, hạnh phúc, vui vẻ.   – Học sinh lắng nghe.

– Học sinh xác định nhiệm vụ: Em đồng tình hay không đồng tình với việc làm nào? Vì sao?

 

– Học sinh phát biểu: đồng tình với việc làm ở các hình 1, 2, 4 và không đồng tình với việc làm ở hình 3.

 

– Học sinh thảo luận, đưa ra ý kiến: phải nhường nhịn em; cho em chơi cùng; không cho em chơi cùng vì sợ em làm hỏng đồ chơi; không cho em chơi cùng vì em không biết chơi đồ chơi đó…

– Học sinh trả lời các câu hỏi của giáo viên.

– Học sinh kể: bố mẹ mua quần áo, sách vở, bánh kẹo… cho con; bố, mẹ đưa đón con đi học; v.v.

– Học sinh trả lời theo hướng dẫn của giáo viên.

 

Leave a Comment