Kéo xuống để xem hoặc tải về!
Bài 2: màu đậm, màu nhạt (2 tiết)
I. Mục tiêu
1.1. Năng lực mĩ thuật
Bài học giúp HS đạt được một số yêu cầu cần đạt về năng lực mĩ thuật, cụ thể như sau:
– Nêu được màu đậm, màu nhạt ở đối tượng quan sát và trong thực hành, sáng tạo
– Tạo được sản phẩm có màu đậm, màu nhạt theo ý thích và trao đổi, chia sẻ trong thực hành, sáng tạo.
– Trưng bày, giới thiệu được sản phẩm và chia sẻ cảm nhận. Bước đầu làm quen với tìm hiểu vẻ đẹp của tác phẩm mĩ thuật có sử dụng màu đậm, màu nhạt.
1.2. Năng lực chung và năng lực đặc thù khác
Bài học góp phần hình thành, phát triển ở HS năng lực chung và một số năng lực đặc thù khác như: Tự chủ và tự học, giao tiếp và hợp tác, giải quyết vấn đề và sáng tạo, ngôn ngữ… thông qua các biểu hiện cụ thể như: Biết chuẩn bị và sử dụng giấy màu, hồ dán để xé, dán tạo sản phẩm có màu đậm, màu nhạt; trao đổi, chia sẻ trong học tập…
1.3. Phẩm chất
Bài học góp phần bồi dưỡng ở HS một số phẩm chất chủ yếu như: chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm… biểu hiện cụ thể như: Chuẩn bị số đồ dùng cần thiết để thực hành, sáng tạo; giữ vệ sinh cá nhân và lớp học; thẳng thắn nhận xét sản phẩm, câu trả lời của bạn…
II. CHUẨN BỊ CỦA HỌC SINH VÀ GIÁO VIÊN
2.1. Học sinh: Vở thực hành; giấy màu, hồ dán…
2.2. Giáo viên: Vở thực hành; giấy màu, hồ dán, màu vẽ…; hình ảnh trực quan liên quan đến nội dung bài học.
– GV có thể sưu tầm một số bìa sách truyện thiếu nhi do hoạ sĩ Tạ Thúc Bình minh
hoạ, như: Tấm Cám, Bánh chưng bánh giầy, Con cóc là cậu ông Trời, Thạch Sanh, Thánh Gióng…
III. PHƯƠNG PHÁP, KĨ THUẬT, HÌNH THỨC TỔ CHỨC DH CHỦ YẾU
3.1. Phương pháp dạy học: Trực quan, quan sát, gợi mở, luyện tập, thực hành, liên hệ thực tế, học tập nhóm, giải quyết vấn đề, vấn đáp…
3.2. Kĩ thuật dạy học: Động não, tia chớp, bể cá…
3.3. Hình thức tổ chức dạy học: Làm việc cá nhân, làm việc nhóm.
IV. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
Phân bố nội dung chính ở mỗi tiết
Tiết 1 – Nhận biết màu đậm, màu nhạt
– Thực hành: Sử dụng giấy màu đậm, màu nhạt để sáng tạo sản phẩm cá nhân bằng cách xé hoặc cắt dán
Tiết 2 – Nhắc lại nội dung tiết 1
– Thực hành: Sáng tạo sản phẩm nhóm theo ý thích bằng cách xé, cắt, dán hoặc nặn, vẽ. (có thể kết hợp sử dụng sản phẩm tiết 1) …
Tiết 1
Nội dung Hoạt động chủ yếu của GV HĐ chủ yếu của HS
Hoạt động 1: Ổn định lớp, giới thiệu bài (khoảng 3’)
– Kiểm tra sĩ số HS.
– Giới thiệu bài học: Sử dụng bảng màu cơ bản, gợi mở HS giới thiệu màu đậm, màu nhạt theo cảm nhận và liên hệ bài học – Lớp trưởng/tổ trưởng báo cáo
– Quan sát, chia sẻ theo cảm nhận
Hoạt động 2. Tổ chức HS quan sát, nhận biết (khoảng 7’)
a. Sử dụng hình ảnh trong SGK (Tr.10)
– Nhắc HS quan sát, thảo luận, trả lời câu hỏi:
+ Kể tên các hình ảnh và đọc tên các màu có ở mỗi hình ảnh?
+ Trong mỗi hình ảnh, màu nào đậm, màu nào nhạt?
– Nhận xét nội dung trả lời của HS; giới thiệu rõ hơn mỗi hình ảnh và liên hệ với đời sống thực tế (biển có tỉnh thành nào? Quả nho có vị gì, thường trồng ở đâu? Quả bóng chuyền sử dụng như thế nào, góp gì cho sức khỏe…).
– Gợi mở HS quan sát, tìm màu đậm, màu nhạt trên mỗi đồ
dùng/đồ vật… có trong lớp – Quan sát
– Trao đổi, thảo luận nhóm đôi, trả lời câu hỏi
– Nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn/nhóm bạn
b. Sử dụng hình ảnh sản phẩm, tác phẩm mĩ thuật (Tr.11)
– Hình ảnh trong SGK, tr.11
+ Hướng dẫn HS quan sát và giao nhiệm vụ: Thảo luận, tìm màu đậm, màu nhạt trên mỗi sản phẩm
+ Nhận xét câu trả lời, ý kiến nhận xét, bổ sung của HS.
+ Giới thiệu một số thông tin về tác giả, nội dung thể hiện và màu đậm, màu nhạt trên mỗi bức tranh; kết hợp nêu vấn đề, gợi mở HS chỉ ra hình ảnh chính trong mỗi bức tranh.
– Hình ảnh sưu tầm và giới thiệu trong vở THMT, gợi mở HS chỉ ra màu đậm, màu nhạt trên mỗi hình ảnh sản phẩm, tác phẩm.
– Gợi nhắc HS: Có thể tìm thấy màu đậm, màu nhạt ở trong tự nhiên, trong đời sống và trong sản phẩm, tác phẩm mĩ thuật. – Quan sát
– Thảo luận nhóm 4 – 6 HS.
– Giới thiệu màu đậm, màu nhạt trên mỗi bức tranh
Hoạt động 3: Tổ chức HS thực hành, sáng tạo và tập trao đổi, chia sẻ (khoảng 17’)
a. Hướng dẫn HS tìm hiểu sáng tạo cùng màu đậm, màu nhạt
– Giao nhiệm vụ cho HS: quan sát hình SGK (tr.11) và thảo luận, trả lời câu hỏi:
+ Hình các cánh hoa, lá, cành được tạo bằng cách nào?
+ Hai tờ giấy màu tím và màu vàng, tờ giấy màu nào đậm, màu nào nhạt? (có thể sử dụng giấy màu do Gv, HS chuẩn bị
+ Tìm hình ảnh, chi tiết giống và khác nhạu ở hai bức tranh?
+ Trong mỗi bức tranh, hình ảnh hoặc chi tiết nào đậm nhất, nhạt nhất?
– Đánh giá câu trả lời, nhận xét/bổ sung của HS; giới thiệu rõ hơn về cách xé hình cánh hoa, lá, cành hoa và tạo đậm, nhạt trên mỗi bức tranh;
– Nhắc HS: Trong thực hành, có thể tạo hình ảnh yêu thích có màu đậm trên nền màu nhạt hoặc tạo hình ảnh yêu thích có màu nhạt trên nền màu đậm.
– Hướng dẫn HS quan sát hình sản phẩm: Quả bưởi, cái ca, hoa hướng dương, dưa hấu trong SGK, tr.12 và yêu cầu Hs chỉ ra hình ảnh/chi tiết đậm, nhạt trên mỗi sản phẩm.
– Tóm tắt nội dung (a): Có thể xé dán giấy để tạo các hình ảnh yêu thích như: hoa, quả, đồ vật… để tạo sản phẩm có màu đậm, màu nhạt. Kích thích HS hứng thú với thực hành. – Quan sát
– Thảo luận nhóm 3 – 4 HS
– Trả lời câu hỏi
– Nhận xét/bổ sung
b. Tổ chức HS thực hành và tập trao đổi, chia sẻ
– Giới thiệu với HS thời lượng dành cho bài học và nhiệm vụ thực hành của tiết 1, gợi mở nội dung tiết 2 của bài học.
– Bố trí HS theo nhóm, giao nhiệm vụ cá nhân:
+ Sử dụng giấy màu để xé dán tạo hình ảnh yêu thích.
+ Yêu cầu của sản phẩm: Có màu đậm, màu nhạt
+ Trong thực hành: quan sát bạn trong nhóm, phát hiện điều có thể học tập từ bạn, có thể chia sẻ với bạn về ý tưởng thực hành của mình, hỏi ý tưởng thực hành của bạn và giấy màu đậm, màu nhạt bạn sẽ sử dụng để thể hiện trên sản phẩm…
– Gợi mở HS: Chọn giấy có màu đậm, màu nhạt khác nhau để
riêng và sử dụng để xé, dán. Có thể xé dán hình ảnh bằng giấy màu
đậm và dán trên nền giấy màu nhạt; hoặc ngược lại.
– Quan sát Hs thực hành và trao đổi, gợi mở hoặc hướng dẫn HS thực hiện tốt hơn.
– Ngồi theo vị trí nhóm: 6 -7HS
– Thực hành cá nhân
– Quan sát, trao đổi cùng bạn trong nhóm
– Nhận xét, nêu ý kiến về sản phẩm đang thực hành của mình/của bạn
Hoạt động 4: Tổ chức HS trưng bày, giới thiệu sản phẩm và chia sẻ cảm nhận (khoảng 5’
– Hướng dẫn HS trưng bày sản phẩm
– Gợi mở HS giới thiệu và chia sẻ cảm nhận:
+ Sản phẩm của em có tên là gì?
+ Em đã xé dán được hình ảnh gì?
+ Trong bức tranh xé dán của em, chi tiết hoặc hình ảnh nào có màu đậm, màu nhạt.
+ Em hãy kể những hình ảnh mà các bạn trong nhóm của mình đã xé dán được, em thích sản phẩm của bạn nào nhất? vì sao?
– Tóm tắt các ý kiến chia sẻ, giới thiệu của HS. Nhận xét kết quả thực hành, thảo luận; nhắc HS bảo quản sản phẩm – Trưng bày sản phẩm
– Giới thiệu sản phẩm của mình, chia sẻ cảm nhận về sản phẩm của bạn/của mình
– Lắng nghe
Hoạt động 5: Tổng kết tiết học, gợi mở vận dụng và hướng dẫn HS chuẩn bị học tiết 2 (3’)
– Nhắc lại nội dung chính của tiết học. Nhận xét giờ học
– Gợi mở HS: Có thể xé dán hình ảnh khác/ có thể sử dụng bức tranh xé dán để làm gì; muốn tạo thêm chi tiết nào ở bức tranh? …
– Nhắc HS chuẩn bị học tiết 2 của bài học – Lắng nghe
– Có thể chia sẻ mong muốn thực hành/ ý tưởng sử dụng sản phẩm.
Tiết 2
Hoạt động chủ yếu của GV HĐ chủ yếu của HS
Hoạt động 1: Ổn định lớp, giới thiệu bài (khoảng 3’)
– Gợi mở HS nhắc lại nội dung tiết 1 của bài học.
– Giới thiệu nội dung tiết học. – Nhắc lại những điều đã biết ở tiết 1
Hoạt động 2: Tổ chức tìm hiểu cách thực hành (khoảng 7’)
– Sử dụng hình sản phẩm: Quả, tĩnh vật, mâm ngũ quả trong SGK (tr.12), Tĩnh vật quả (tr.13):
+ Giao nhiệm vụ quan sát, thảo luận cho các nhóm HS:
i) Giới thiệu các hình ảnh có trên mỗi sản phẩm
ii) Màu đậm, màu nhạt có ở chi tiết, hình ảnh nào trên mỗi
sản phẩm?
iii) Mỗi sản phẩm được tạo nên bằng cách nào?
+ Đánh giá câu trả lời, nhận xét/ bổ sung của HS.
+ Giới thiệu hai cách thực hành:
i) Sử dụng giấy màu đậm, màu nhạt để xé dán tạo bức tranh có hình ảnh yêu thích.
ii) Sử dụng màu đậm, màu nhạt để vẽ bức tranh có hình ảnh yêu thích.
– Gợi mở HS rõ hơn cách thức hành, kết hợp hình ảnh trực quan/
thị phạm thao tác chính:
+ Mỗi thành viên cùng xé dán/vẽ tạo hình ảnh có màu đậm, màu nhạt theo ý thích
+ Các thành viên cùng vẽ/xé dán tạo màu nền đậm/nhạt xung quanh để làm rõ hình ảnh đã vẽ/xé dán.
+ Gợi mở các nhóm HS chia sẻ ý tưởng ban đầu: Nhóm em chọn cách thực hành nào? Hình ảnh nào nhóm em muốn vẽ hoặc xé dán?
– Sử dụng hình ảnh sản phẩm sưu tầm/giới thiệu trong vở THMT, gợi mở HS: Nội dung thể hiện; màu đậm, màu nhạt ở sản phẩm; hình thức thực hành… – Quan sát
– Thảo luận nhóm 4 – 6 HS:
– Trả lời câu hỏi
– Nhận xét, bổ sung câu trả lời của nhóm bạn.
– Mỗi nhóm có thể chia sẻ ý tưởng thực hành
– Quan sát một số sản phẩm sưu tầm/vở THMT
Hoạt động 3: Tổ chức HS thực hành tạo sản phẩm nhóm (khoảng 16’)
– Giao nhiệm vụ cho mỗi nhóm:
+ Thảo luận, chọn hình thức vẽ hoặc xé dán để thực hành
+ Thảo luận, chọn hình ảnh thể hiện (hoa, quả, đồ dùng…)
+ Thảo luận, chọn màu đậm, màu nhạt cho hình ảnh thể hiện và nền của bức tranh.
+ Thảo luận, phân công thành viên vẽ hoặc xé dán tạo hình ảnh, tạo nền cho bức tranh
– Quan sát các nhóm HS thực hành, trao đổi; kết hợp sử dụng tình huống có vấn đề, gợi mở và hướng dẫn, hỗ trợ HS.
– Thảo luận và thực hành tạo sản phẩm nhóm
Hoạt động 4: Tổ chức HS trưng bày, giới thiệu sản phẩm và chia sẻ cảm nhận (khoảng 5’)
– Hướng dẫn các nhóm HS trưng bày sản phẩm
– Gợi mở HS giới thiệu và chia sẻ cảm nhận
– Tóm tắt nội dung giới thiệu của HS, nhận xét các nhóm HS thực hiện nhiệm vụ và kết quả thực hành – Trưng bày, giới thiệu sản phẩm, chia sẻ cảm nhận
Hoạt động 5: Tổng kết bài học, gợi mở vận dụng và hướng dẫn chuẩn bị bài 3 (khoảng 4’)
– Tóm tắt nội dung chính của bài học
– Nhận xét kết quả học tập.
– Hướng dẫn HS quan sát hình ảnh mục Vận dụng (tr.13) và gợi mở HS nhận ra có thể vẽ các bức tranh về cuộc sống xung quanh bằng các màu đậm, màu nhạt khác nhau.
– Hướng dẫn HS chuẩn bị bài 3, trang 15 SGK. – Lắng nghe
– Quan sát mục Vận dụng và chia sẻ theo cảm nhận