Giáo án bài Mẹ của thỏ bông môn tiếng việt sách chân trời sáng tạo lớp 1

Kéo xuống để xem hoặc tải về! Tải file Bài 1: Mẹ của thỏ bông   I- Mục tiêu:  Bài học giúp HS hình thành và phát triển các năng lực và phẩm chất sau …

Kéo xuống để xem hoặc tải về!

Bài 1: Mẹ của thỏ bông

 

I- Mục tiêu:

 Bài học giúp HS hình thành và phát triển các năng lực và phẩm chất sau đây:

1. Năng lực:

   *Năng lực chung:

     – Được hình thành thông qua tất cả các môn học và hoạt động giáo dục; giáo dục năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo.

     *Năng lực đặc thù:

– Đọc: đọc đúng và rõ ràng các từ, các câu trong bài văn; biết nghỉ hơi ở dấu chấm, ngắt hơi ở dấu phẩy và GV hướng dẫn ngắt hơi ở câu dài, xem tranh về các trò chơi; Trả lời được câu hỏi đơn giản về nội dung của văn bản. Giúp HS mở rộng vốn từ, phân biệt ươt/ươc

   *Năng lực chuyên môn: Hình thành năng lực ngôn ngữ và thẩm mỹ (Cảm nhận được vẻ đẹp của ngôn từ trong văn bản)

– Nói và nghe: Hỏi và trả lời được các câu hỏi về nội dung và tranh của bài, luyện nói đúng theo chủ đề.

– Viết: Tô đúng kiểu chữ hoa chữ G và viết đúng câu ứng dụng. Luyện tập kĩ năng nhìn viết đúng đoạn văn. Nắm được quy tắc chính tả c-/-k và phân biệt viết đúng chính tả s-/-x

2. Phẩm chất:

– Giúp HS biết yêu quý, kính trọng mẹ

-Biết quan tâm chăm sóc người thân.

II- Thiết bị dạy học:

– SHS,VTV,VBT,SGK

– Tranh ảnh, phim minh họa

– Mẫu tô chữ viết hoa và khung chữ mẫu chư G

– Bảng phụ

III. Các hoạt động dạy học:

 

HOẠT ĐỘNG GIÁO VIÊN               ĐIỀU MONG ĐỢI Ở

 HỌC SINH

+ Khởi động: Cho cả lớp hát bài hát “Mẹ và cô”.

-GV giới  thiệu chủ đề – ghi chủ đề

1. Hoạt động 1: Luyện nói – Thời gian: 5 phút

– Mục tiêu: Hỏi và trả lời được câu hỏi về nội dung tranh của bài

– Phương pháp, hình thức tổ chức: nhóm đôi

– GV dẫn dắt vào bức tranh của SGK

– GV cho HS xem tranh và cho biết tên các trò chơi có trong bức tranh

– Tổ chức cho HS nói trong nhóm đôi theo nội dung tranh ( trao đổi thảo luận về mẹ và cô giáo của mình.)

– Gọi vài nhóm lên trình bày

– Chốt ý

– Giới thiệu tựa bài

 

2. Hoạt động 2: Luyện đọc thành tiếng  – Thời gian 20 phút

– Mục tiêu: Đọc đúng và rõ ràng các từ, các câu trong bài văn; biết ngắt hơi ở dấu chấm, dấu phẩy và ngắt nghỉ hơi trong câu dài.

– Phương pháp, hình thức tổ chức: đọc thầm, đọc cá nhân, đọc nhóm.

– Thiết bị dạy học: giọng đọc của GV, SGK, bảng phụ ghi câu dài.

a) Cho HS đọc thầm

 GV kiểm soát lớp

b) GV đọc mẫu 1 lần, ngắt nghỉ hơi sau dấu phẩy, dấu chấm và ngắt nghỉ ở câu dài.

GV nói “Bé đóng vai mẹ lấy thỏ bông làm em bé. Vậy khi thấy em bé sốt mẹ của thỏ bông làm gì?

-GV đọc mẫu

– Nhắc HS để ý chỗ ngắt nghỉ hơi

c) Cho HS đọc tiếng, từ ngữ

– Cho HS luyện đọc theo nhóm 4-6, tự tìm ra từ khó đọc hoặc từ bạn mình đọc sai, ghi lại trên thẻ từ

– GV quan sát các nhóm hoạt động, giúp đỡ, chỉnh sửa, rèn đọc cho HS

– GV nêu từ các nhóm phát hiện

+ Đối với các từ mà nhiều nhóm sai: GV chọn từ đưa lên bảng, rèn HS đọc.

+ Đối với các từ chỉ 1-2 nhóm sai: GV cho HS trong nhóm đọc lại.

+ Nếu từ nào HS không đọc được, có thể cho HS đánh vần và đọc trơn.

– GV kết hợp giải nghĩa từ: sờ,quạt, reo,

(bằng hành động hoặc hình ảnh)

 

NGHỈ GIỮA TIẾT

d) Luyện đọc câu

– GV tổ chức cho HS đọc nối tiếp từng câu.

– GV giới thiệu câu dài cần đọc nghỉ hơi.

Thỏ mẹ vội vàng/ lấy khăn mát chườm cho con, lấy quạt quạt nhẹ cho con.

e) Tổ chức cho HS đọc cả bài văn

– GV giới thiệu: bài này được chia thành 4 đoạn.

– GV cho HS đọc từng đoạn trong nhóm.

– GV cho HS khá giỏi đọc toàn bài trước lớp.

 

Tiết 2

3.Hoạt động 3:  Tìm hiểu bài – Thời gian: 15 phút

3.1. Mở rộng vốn từ, phân biệt ươt/ươc

– Mục tiêu: mở rộng vốn từ chứa vần ươt/ươc

– Phương pháp, hình thức tổ chức: nhóm, cá nhân, trò chơi

– Thiết bị dạy học: SGK.

– GV hướng dẫn HS tìm tiếng trong bài có vần ươt

– GV cho HS thi đua theo nhóm tìm tiếng ngoài bài có vần ươt/ươc, lưu ý cách phát âm, chỉnh sửa cho HS.

 

NGHỈ GIỮA TIẾT

 

3.2. Đọc hiểu

– Mục tiêu: Bước đầu nhận biết được sự yêu thương, quan tâm chăm sóc của người mẹ đối với con của mình, vào gợi ý của GV; trả lời được câu hỏi đơn giản về nội dung của bài đọc

– Phương pháp, hình thức tổ chức: vấn đáp, cá nhân

– Cho HS đọc thầm đoạn 1, trả lời câu hỏi 1

– Câu hỏi 1: GV tổ chức cho HS thực hiện bằng cách vấn đáp: Ai là mẹ của thỏ bông?

– Câu 2: GV tổ chức cho HS thực hiện bằng cách trả lời cá nhân: Mẹ của thỏ bông làm gì khi dắt con đi dưới trời mưa?

– Câu 3: GV cho HS thảo luận nhóm

+ Đọc câu hỏi của bà và câu trả lời của bé.

– GV chốt nội dung bài:

3.3 Tổng kết

– GV cho HS đọc lại bài

– GV tổ chức cho HS nêu cảm nghĩ về mẹ: thời gian 2 phút

           Tiết 3

4.Hoạt động 4: Luyện viết hoa, chính tả

4.1. Tô chữ viết hoa chữ G và viết câu ứng dụng (15 phút)

– Mục tiêu: Tô đúng kiểu chữ hoa chữ G và viết đúng câu ứng dụng

a. Tô chữ viết hoa chữ G

– GV cho HS quan sát cách GV tô và phân tích cấu tạo nét chữ của con chữ.

-Cho HS dùng ngón tay viết con chữ G lên mặt bàn.

-Cho HS tô chữ G hoa vào VTV

b.Viết câu ứng dụng

– GV cho HS đọc câu ứng dụng.

– GV nêu nghĩa của câu ứng dụng

– GV viết mẫu câu ứng dụng

-Cho HS viết câu ứng dụng vào VTV

-Cho HS tự đánh giá sản phẩm của mình

NGHỈ GIỮA TIẾT

4.2. Chính tả nhìn – viết  (15 phút)

– Mục tiêu: Luyện tập kĩ năng nhìn- viết đúng đoạn văn.

– Gọi HS đọc lại đoạn cần viết

– Gọi HS đánh vần (trời, lấy, mũ, ướt)

-GV giải nghĩa từ

– Cho HS nhìn và viết lại đoạn cần viết vào VBT

-Cho HS tự đánh giá sản phẩm của mình

4.3. Bài tập chính tả lựa chọn  (10 phút)

– Mục tiêu: Nắm được quy tắc chính tả c-/-k.

-Gọi HS đọc yêu cầu bài tập

-Cho HS quan sát tranh, nhắc  lại quy tắc chính tả c-/-k

-Cho HS làm bài vào VBT

-Gọi HS đặt câu (nói  miệng) với những từ vừa điền đúng.

-Cho HS tự đánh giá sản phẩm của mình

 

             Tiết 4

5. Hoạt động 5: Luyện tập nói, viết sáng tạo.

                Mục tiêu: Luyện nói và viết sáng tạo theo gợi ý. Phát triển ý tưởng thông qua việc trao đổi với bạn. Phát triển năng lực hợp tác qua hoạt động nhóm; phát triển năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo qua hoạt động thực hành.

5. 1: Luyện Nói sáng tạo: 15’

Muc Tiêu: HS nói thành câu theo gợi ý, lời nói tự nhiên, sáng tạo. Phát triển ý tưởng thông qua việc trao đổi với bạn.

– GV gợi ý để HS thảo luận theo nhóm đôi các câu hỏi Tranh 1, 2,3

+ Bức tranh vẽ những ai?

+ Những người trong tranh đang làm công việc gì?

+ Tên việc em đã làm

+ Ai đã chỉ dẫn em làm việc đó?

–              Các nhóm trình bày.

–              Các nhóm bổ sung và nhận xét nhóm bạn

GV nhận xét và hướng HS nói tròn câu, lời nói tự nhiên

NGHỈ GIỮA TIẾT

5. 2: Luyện Viết sáng tạo: 10’

Mục Tiêu: HS viết thành câu theo nội dung vừa nói ở HĐ1

– HS sẽ chuyển câu nói thành câu văn viết và viết vào vở. (GV cần khuyến khích HS viết hoa đầu câu, cuối câu có dấu chấm.)

– GV cho HS đọc trước lớp câu, cá nhân viết.

– GV cho HS tự đánh giá, nhận xét về phần trình bày của mình theo hướng dẫn của GV.

6.Hoạt động 6: Hoạt động mở rộng: 7’

Mục tiêu:

– Bồi dưỡng phẩm chất nhân ái: biết yêu thương, kính trọng mẹ

Từ đó GD HS biết quan tâm chăm sóc người thân.

– Giúp HS kết nối điều mình vừa học với các môn học khác: Âm nhạc,…….

– Phát triển năng lực hợp tác, năng lực tự học, tự giải quyết vấn đề, năng lực sáng tạo.

– Khai thác vốn sống của HS.

Phương pháp, kĩ thuật, hình thức tổ chức:  đóng vai trò chơi“làm cô giáo và HS ( hoặc làm mẹ và con)

–              GV cho HS tự kết nhóm:

–              GV hướng dẫn- giúp  đỡ

–              GV cho các nhóm nhận xét và GV nhận xét HS.

GD: Tích hợp BVMT, tình yêu quê hương, đất nước.

7. Hoạt động 7: Củng cố, dặn dò: 3’

–              HS nhắc lại nội dung vừa được học ( tên bài, các nh ân vật  trong bài, chi tiết em thích,…)

HS nghe GV hướng dẫn chuẩn bị cho tiết học sau (Bài N ói với em)            – HS vừa hát vừa vỗ tay

 

*Dự kiến sản phẩm:

-HS trình bày trong nhóm

-HS trình bài trước lớp

* Tiêu chí đánh giá:

-Tham gia tốt các hoạt động thảo luận

-Tự tin trả lời đúng đủ ý

– HS xem tranh và nói trong nhóm đôi

– HS thảo luận (nêu được tên, tuổi, điều em thường làm với mẹ /cô giáo)

*Dự kiến sản phẩm:

-HS đọc(đúng, rõ ràng các từ, các câu trong bài) trong nhóm.

-HS đọc bài trước lớp

* Tiêu chí đánh giá:

-Tham gia tốt các hoạt động thảo luận

-Tự tin, đọc đúng theo mục tiêu bài

*Dự kiến sản phẩm:

-HS nêu được các từ có chứa vần ươt/ươc -HS đọc bài trước lớp

* Tiêu chí đánh giá:

-Tham gia tốt các hoạt động thảo luận

-Tự tin, đọc đúng theo mục tiêu bài

*Dự kiến sản phẩm:

-HS trả lời được các câu hỏi SGK

* Tiêu chí đánh giá:

-Tham gia tốt các hoạt động thảo luận

-Tự tin, trả lời đúng các câu hỏi

*Dự kiến sản phẩm:

-HS hoàn thành bài viết

-HS hoàn thành bài tập chính t ả

* Tiêu chí đánh giá:

-Tô đúng kiểu chữ hoa chữ G và viết đúng câu ứng dụng. Viết đúng đoạn văn.

-Tự tin, đặt câu (nói  miệng) với những từ vừa điền đúng.

–              HS quan sát

 

– HS thực hiện

 

– HS tô chữ G hoa vào VTV

 

– HS quan sát và đọc

– HS lắng nghe

-HS quan sát

– HS viết vào VTV

– HS tự đánh giá sản phẩm của mình

-HS đọc

-HS đv

 

HS viết vào VBV

 

– HS tự đánh giá sản phẩm của mình

 

-*Dự kiến sản phẩm:

-HS trình bày trong nhóm

-HS trình bài trước lớp

-HS nói thành câu và chuyển câu nói thành văn viết.

* Tiêu chí đánh giá:

-Tham gia tốt các hoạt động thảo luận

-Tự tin trả lời đúng đủ ý.

-Viết được câu mà mình nói.

HS quan sát tranh 1 và trả lời:

– HS thảo luận trả lời câu hỏi.

Dự đoán tranh 1: Tranh vẽ mẹ và 2 bé đang cho gà ăn.

Dự đoán tranh 2: mẹ dạy bé xếp đồ

Dự đoán tranh 3: Mẹ dạy bé trai lau bàn.

–              Các nhóm lắng nghe và nhận xét.

–              HS thực hành viết vào vở.

–              HS đọc trước lớp.

*Dự kiến sản phẩm:

-HS trình bày trong nhóm

-HS trình bài trước lớp.

* Tiêu chí đánh giá:

-Tham gia tốt các hoạt động thảo luận

-Tự tin trả lời đúng đủ ý.

–              HS tự kết nhóm.

–  HS tự phân vai- nhận vai – thảo luận theo vai

–              HS các nhóm trình bày.

Các nhóm nhận xét và lắng nghe nhận xét từ GV.

–              HS nhắc lại nội dung bài.

-HS lắng nghe và chuẩn bị theo hướng dẫn của GV.

Leave a Comment