Kéo xuống để xem hoặc tải về!
BÀI 3: mẹ và cô
I/ Mục tiêu:
1. Năng lực
Năng lực chung
– Tự chủ, tự học: HS có ý thức tự học.
– Giao tiếp và hợp tác: Từ kinh nghiệm xã hội và ngôn ngữ của bản thân, thảo luận về hoạt động mà bạn nhỏ thường làm cùng với mẹ và cô.
– Giải quyết vấn đề và sáng tạo: HS tìm được các tiếng có vần iêu, yêu.
Năng lực đặc thù:
– Đọc trơn bài thơ, bước đầu biết cách ngắt nhịp, ngắt nghỉ hơi đúng chỗ xuống dòng khi đọc một bài thơ.
– Luyện tập khả năng nhận diện vần thông qua hoạt động tìm tiếng trong bài và từ ngữ ngoài bài có tiếng chứa tiếng có vần cần luyện tập và đặt câu.
– Chỉ ra được tình yêu của bạn nhỏ đối với mẹ và cô.
– Học thuộc lòng hai khổ thơ.
– Luyện tập nghi thức chào hỏi với mẹ và cô.
– Chia sẻ với bạn một bài thơ/ câu chuyện về mẹ và cô.
2. Phẩm chất
Bồi dưỡng phẩm chất nhân ái: yêu thương mẹ và cô thông qua hoạt động luyện nói, nghe, đọc hiểu.
II/ Phương tiện dạy học: .
– SHS, SGV.
– Một số tranh ảnh có trong SHS đươc phóng to; hình minh họa tiếng có vần iu, iêu kèm theo thẻ từ (nếu có).
– Bảng phụ ghi cách ngắt nhịp, ngưng nghỉ khi đọc bài thơ Mẹ và cô.
III/ Hoạt động dạy học:
HOẠT ĐỘNG GIÁO VIÊN ĐIỀU MONG ĐỢI Ở
HỌC SINH
Tiết 1:
1/ Ổn định lớp và kiểm tra bài cũ: ( 3 phút)
– Mục tiêu: Tạo tâm thế cho giờ học và ôn lại kiến thức cũ.
– Cách tiến hành:
– Gọi HS đọc đoạn văn và trả lời câu hỏi liên quan đến bài đọc
– Nhận xét, khen ngợi
2/ Khởi động: ( 7 phút)
– Mục tiêu: Biết được việc làm của những người trong tranh đang thể hiện điều gì
– Cách tiến hành:
– Yêu cầu học sinh quan sát tranh và trả lời câu hỏi :
– Tranh vẽ cảnh gì? vì sao em biết?
– Trong tranh còn có những ai? Họ đang làm gì? Ở đâu?
Liên hệ giới thiệu bài mới.
3/Luyện đọc văn bản: ( 25 phút)
– Mục tiêu:
Đọc trơn bài thơ, bước đầu biết cách ngắt nhịp, ngắt nghỉ hơi đúng chỗ xuống dòng khi đọc một bài thơ.
Luyện tập khả năng nhận diện vần thông qua hoạt động tìm tiếng trong bài và từ ngữ ngoài bài có tiếng chứa tiếng có vần cần luyện tập và đặt câu.
– Cách tiến hành:
– Đọc mẫu toàn bài.Giọng đọc vui tươi, rộn ràng, nhấn mạnh ở những ý thơ chính.
– Hướng dẫn HS đọc các từ khó: buổi, chiều, sáng mặt, chạy, trời, trên,… kết hợp giải thích nghĩa của từ khó
– Hướng dẫn cách ngắt nghỉ hơi đúng logic ngữ nghĩa.
Mẹ và cô
Buổi sáng con chào mẹ
Vòng tay ôm cổ cô
Buổi chiều con chào cô
Chạy ào vào lòng mẹ.
Con có chiều có sáng
Có đầy một một ngày vui
Là nhờ con đi học
Cùng với ông mặt trời.
Mặt trời lặn rồi mọc
Trên đôi chân lon ton
Hai chân trời của con
Là mẹ và cô giáo.
. Trần Quốc Toàn
GV tổ chức cho HS đọc thành tiếng bài thơ theo nhóm đôi
GV theo dõi từng cá nhân đọc sửa cách phát âm
– GV kết hợp giải thích nghĩa của từ khó
Yêu cầu học sinh nhẩm lại từng khổ thơ
|-Tìm tiếng trong bài có vần ao, ôi, ơi.
-Tìm từ ngữ ngoài bài chứa tiếng có chứa vần ao, ôi , ơi, đặt câu chứa từ vừa tìm.
-VD: Mẹ mua hoa cúc mâm xôi; Tết ở quê có nhiều trò chơi dân gian,…
Tiết 2:
3.2. Trả lời câu hỏi: ( 12 phút)
– Mục tiêu: HS hiểu được nội dung bài và trả lời đúng câu hỏi trong bài
– Cách tiến hành:
– Yêu cầu học sinh đọc nhẩm lại bài thơ thảo luận theo nhóm 4 học sinh thực hiện yêu cầu của GV trong thời gian 4 phút
– Đọc hai dòng thơ đầu của khổ thơ thứ nhất, tìm xem ba người được nhắc đến là những ai?
– Đọc hai dòng thơ cuối của khổ thơ thứ hai, tìm xem bạn nhỏ đi học cùng với ai?
– Em có thường chào mẹ và cô giống như bạn nhỏ không?
Yêu cầu học sinh nhẩm đọc thuộc khổ thơ mình thích trong thời gian 3 phút
4/ Luyện nói sáng tạo: Luyện tập nghi thức chào hỏi với mẹ và cô ( 12 phút)
– Mục tiêu: Học sinh thực hành cách chào hỏi mẹ và cô mỗi sáng khi đi học.
– Cách tiến hành:
Yêu cầu học sinh thảo luận nhóm đôi và nói lời chào của em
– Với cô giáo khi em đến lớp
– Với mẹ, khi em đi học về
5/ Hoạt động mở rộng: ( 5 phút)
– Mục tiêu: Thông qua bài hát thể hiện tình cảm với mẹ và cô.
– Cách tiến hành:
Tổ chức cho học sinh hát bài hát về mẹ và cô ( có thể hát cá nhân hoặc hát cùng bạn)
6/ Củng cố, dặn dò: ( 5 phút)
– GV tổ chức một vài hoạt động giúp HS nhắc lại nội dung vừa học (tên bài, tên tác giả, khổ thơ/ câu thơ, hình ảnh em thích,…).
– Hướng dẫn HS đọc thuộc lòng ở nhà.
– Hướng dẫn HS chuẩn bị cho tiết học sau ( Bài Thực hành). GV hướng dẫn học sinh về nhà tìm một số bài thơ, câu chuyện về mẹ và cô.
* Dự kiến sản phẩm:
HS đọc đoạn văn và trả lời được câu hỏi của GV.
* Tiêu chí đánh giá:
HS đọc đúng, trôi chảy đoạn văn giáo viên yêu cầu trả lời đúng nội dung câu hỏi.
Học sinh lần lượt đọc bài và trả lời câu hòi
Học sinh khác nhận xét
*Dự kiến sản phẩm:
-HS biết được những người trong tranh là bạn nhỏ và Mẹ: bạn nhò và cô giáo. Họ đang chào hỏi nhau
* Tiêu chí đánh giá:
-Tham gia tốt các hoạt động thảo luận
-Tự tin trả lời đúng đủ ý từ việc quan sát tranh
– Theo dõi.
– Quan sát tranh minh họa
– Trả lời câu hỏi .
– HS nghe GV giới thiệu bài mới.
*Dự kiến sản phẩm:
-HS đọc được bài thơ, ngắt nghỉ hơi đúng chỗ. Tìm được tiếng chứa vần iêu, yêu.
* Tiêu chí đánh giá:
-Tham gia tốt các hoạt động thảo luận
-Đọc rõ ràng đúng nhịp, ngắt nghỉ hơi đúng nhịp. Tìm đúng tiếng theo yêu cầu.
– HS đọc thành tiếng bài thơ theo nhóm đôi.
– HS giải thích nghĩa của từ khó.VD:chạy ào, lon ton,…
– HS đọc lại bài thơ, tìm tiếng trong bài có vần iu, iêu
– Đọc to từng từ/ tiếng chứa vần iu, iêu.
– HS tìm từ ngữ ngoài bài chứa tiếng có chứa vần iu, iêu và đặt câu chứa từ vừa tìm.
*Dự kiến sản phẩm:
-HS trả lời đúng nội dung câu hỏi trong bài.
* Tiêu chí đánh giá:
-Tham gia tốt các hoạt động thảo luậnvà tự tin trả lời câu hỏi theo hiểu biết của mình.
– HS thảo luận theo nhóm 4 để trả lời câu hỏi trong SHS.
Đại diện nhóm học sinh trình bày ý kiến.
Nhóm khác nhận xét, bổ sung
– HS học nhẩm học thuộc khổ thơ mình thích.
Học sinh thi đua trình bày trước lớp
*Dự kiến sản phẩm:
-HS phân biệt được tình huống trong tranh và thực hành theo.
* Tiêu chí đánh giá:
-Tham gia tốt các hoạt động thảo luận và thể hiện lời chào hỏi lễ phép.
– HS trao đổi trong nhóm đôi về yêu cầu bài tập.
*Dự kiến sản phẩm:
-HS thuộc và hát được một bài hát về mẹ và cô.
* Tiêu chí đánh giá:
-HS tự tin hát trước lớp
HS hát bài hát về mẹ và cô