Giáo án bài Miền tây bắc và bắc trung bộ theo CV 5512 phát triển năng lực

Kéo xuống để xem hoặc tải về! Tải file 35 Miền tây bắc và bắc trung bộ   I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức Yêu cầu cần đạt : – Đánh giá được ý nghĩa …

Kéo xuống để xem hoặc tải về!

35 Miền tây bắc và bắc trung bộ

 

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức

Yêu cầu cần đạt :

– Đánh giá được ý nghĩa vị trí và phạm vi lãnh thổ đặc biệt của miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ.

– Trình bày được đặc điểm về điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên của vùng.

2. Năng lực

* Năng lực chung

– Năng lực tự chủ và tự học: biết chủ động tích cực thực hiện nhiệm vụ học tập được giao.

– Năng lực giao tiếp và hợp tác: Trình bày suy nghĩ/ ý tưởng, lắng nghe/ phản hồi tích cực; giao tiếp và hợp tác khi làm việc nhóm.

* Năng lực Địa Lí

– Năng lực nhận thức khoa học địa lí: Phân tích các đặc điểm nổi bật về tự nhiên của miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ

– Năng lực tìm hiểu địa lí: Dựa vào lược đồ tự nhiên xác định sự phân bố các dạng địa hình của miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ

– Năng lực vận dụng kiến thức kĩ năng đã học: Phân tích được những khó khăn và hạn chế của vùng từ đó đề xuất các giải pháp nhằm khai thác hiệu quả hơn nữa thế mạnh vùng.

3. Phẩm chất

– Trách nhiệm: Bày tỏ quan điểm nhất trí trong định hướng  phát triển vùng.

– Chăm chỉ: Phân tích các đặc điểm tự nhiên nổi bật của miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ

– Nhân ái: Thông cảm, sẽ chia với những vùng thường xuyên gặp nhiều khó khăn.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Chuẩn bị của GV

– Lược đồ Miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ.

2. Chuẩn bị của HS

– Sách giáo khoa, sách tập ghi bài.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

1. Hoạt động: Mở đầu (3 phút)

a) Mục đích:

– Tạo hứng thú cho học sinh trước khi bước vào bài mới.

b) Nội dung:

HS quan sát video và nêu lên các địa danh du lịch nổi tiếng ở miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ

c) Sản phẩm:

HS nêu được các địa danh trong video

d) Cách thực hiện:

Bước 1: Giao nhiệm vụ: GV cung cấp video: HS theo dõi và ghi nhận lại những địa điểm du lịch nổi tiếng của miền.

 

Bước 2: HS quan sát video và trả lời.

Bước 3: HS báo cáo kết quả, một học sinh trả lời, các học sinh khác nhận xét, bổ sung đáp án

Bước 4: GV chốt thông tin và dẫn dắt vào bài mới.

2. Hoạt động: Hình thành kiến thức mới

2.1. Hoạt động 1: Tìm hiểu về vị trí và phạm vi lãnh thổ  ( 7 phút)

a) Mục đích:

– Xác định được vị trí và phạm vi lãnh thổ của miền

– Đánh giá được ý nghĩa của vị trí địa lí đối với phát triển kinh tế – xã hội và hình thành đặc điểm tự nhiên của miền.

b) Nội dung:

– HS dựa vào nội dung sách giáo khoa và khai thác lược đồ tự nhiên để trả lời các câu hỏi.

             Nội dung chính:

I. Vị trí, phạm vi lãnh thổ

– Nằm ở hữu ngạn sông Hồng từ Lai Châu -> dãy Bạch Mã(Thừa Thiên Huế).

c) Sản phẩm:

+ Miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ có vị trí địa lí: hữu ngạn sông Hồng từ Lai Châu -> dãy Bạch Mã

– Ranh giới tiếp giáp:

+ Phía Đông Bắc giáp miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ

+ Phía Đông giáp Biển Đông

+ Phía Tây giáp: Lào

+ Phía Bắc giáp: Trung Quốc

+ Phía Nam giáp: Miền Nam Trung Bộ và Nam Bộ

– Kể tên các tỉnh của miền có đường biên giới chung với Trung Quốc: Lào Cai, Lai Châu, Điện Biên

– Kể tên các tỉnh của miền có đường biên giới chung với Lào: Điện Biên, Sơn La, Thanh Hoá, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên – Huế

d) Cách thực hiện:

Bước 1: GV yêu cầu HS đọc thông tin trong SGK kết hợp với quan sát lược đồ và hoàn thành bảng thông tin:

+ Miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ có vị trí địa lí:

– Ranh giới tiếp giáp:

+ Phía Đông Bắc giáp:.

+ Phía Tây giáp:

+ Phía Bắc giáp:

+ Phía Nam giáp:

– Kể tên các tỉnh của miền có đường biên giới chung với Trung Quốc

– Kể tên các tỉnh của miền có đường biên giới chung với Lào

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ, ghi kết quả ra giấy nháp; GV quan sát, theo dõi, gợi ý, đánh giá thái độ học tập của HS

Bước 3: Đại diện một số HS trình bày kết quả; các HS khác nhận xét, bổ sung đáp án.

Bước 4: GV nhận xét, bổ sung và chuẩn kiến thức.

2.2. Hoạt động 2: Tìm hiểu về điều kiện tự nhiên và TNTN của miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ ( 28 phút)

a) Mục đích:

– Trình bày được đặc điểm về điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên của miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ

– Nêu những thuận lợi và khó khăn về điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên đối với phát triển kinh tế và đời sống.

b) Nội dung:

– Học sinh tìm hiểu kiến thức trong SGK và quan sát lược đồ để trả lời các câu hỏi.

             Nội dung chính:

II. Các điều kiện tự nhiên

1) Địa hình cao nhất Việt Nam

– Là miền núi non trùng điệp, nhiều núi cao, thung lũng sâu.

+ Các dãy núi chạy theo hướng Tây Bắc – Đông Nam, so le nhau, xen giữa là các CN đá vôi đồ sộ.

+ Dãy Hoàng Liên Sơn: Là dãy núi cao và đồ sộ nhất VN, đỉnh Phan-xi-phăng cao nhất 3414m.

+ Duyên hải Bắc Trung Bộ các dãy núi lan sát biển, xen với đb chân núi và các cồn cát trắng => Tạo các cảnh quan đẹp và đa dạng.

– Sông ngòi ngắn, dốc, lắm thác ghềnh.

– Khí hậu – sinh vật: Phân hóa theo độ cao.Có đủ các vành đai từ nhiệt đới chân núi -> ôn đới trên núi cao.

2) Khí hậu đặc biệt do tác động của địa hình:

– Mùa đông đến muộn và kết thúc sớm.

+ Miền núi thường chỉ kéo dài trong 3 tháng (tháng 12,1,2).

+ Nhiệt độ cũng thường cao hơn so những nơi có cùng độ cao ở miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ từ 2 – 3 độ C.

– Mùa hạ có gió Tây Nam khi vượt qua dãy Trường Sơn bị biến tính trở nên khô nóng (gió Lào)

=> Mùa mưa có xu hướng chậm dần từ Tây Bắc , Bắc Trung Bộ.

3) Tài nguyên tự nhiên phong phú, đa dạng được điều tra khai thác

– Tài nguyên phong phú đa dạng, đặc biệt là tiềm năng thủy điện

– Các tài nguyên của miền khai thác còn chậm.

4) Bảo vệ môi trường và phòng chống thiên tai

– Khôi phục phát triển rừng là khâu then chốt.

– Tích cực bảo vệ hệ sinh thái ven biển.

– Sẵn sàng chủ động phòng chống thiên tai           .

c) Sản phẩm: Hoàn thành các câu hỏi nhóm.

* Nhóm 1, 5:

1) Chứng minh đây là miền địa hình cao nhất VN: Nhiều núi cao, thung lũng sông, cao nhất là dãy Hoàng Liên Sơn với nhiều đỉnh cao trên  3000m

2) HS xác định các CN lớn, các dãy núi cao trên lược đồ. Các dãy núi chủ yếu theo hướng Tây Bắc – Đông Nam.

3) Đặc điểm địa hình như vậy ảnh hưởng gì tới khí hậu, thực vật: làm cho khí hậu và thực vật phân hoá theo độ cao.

* Nhóm 2, 6:

1) Đặc điểm cơ bản của khí hậu: Mùa đông đến muộn và kết thúc sớm, nhiệt độ cao hơn MB và ĐBBB ( ở cùng vĩ độ và độ cao). Mùa hè có gió Tây khô nóng. Mùa mưa chậm dần từ bắc vào nam. Thường xuyên có bão và lũ lụt. 

2) Tại sao mùa đông trong miền lại ngắn hơn và ấm hơn so với miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ: Do ảnh hưởng của bức chắn địa hình Dãy Hoàng Liên Sơn, ngăn ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc tới vùng.

* Nhóm 3, 7:

– Miền TB và BTB có tài nguyên phong phú đa dạng, đặc biệt là tiềm năng thủy điện

– So sánh vấn đề khai thác tài nguyên của miền còn chậm hơn so với miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ do địa hình núi cao hiểm trở.

* Nhóm 4, 8:

– Những thiên tai thường xảy ra ở miền TB và BTB: thường xuyên xảy ra: sương muối, giá rét, lũ bùn, lũ quét.

– Để phát triển kinh tế bền vững miền TB và BTB phải: Khôi phục phát triển rừng, tích cực bảo vệ hệ sinh thái ven biển, sẵn sàng chủ động phòng chống thiên tai

d) Cách thực hiện:

Bước 1: GV yêu cầu HS đọc thông tin trong SGK kết hợp với quan sát lược đồ tự nhiên và hoàn thành các câu hỏi trong nhóm:

* Nhóm 1, 5:

1) Chứng minh đây là miền địa hình cao nhất VN?

2) Xác định các CN lớn, các dãy núi cao và hướng của chúng?

3) Đặc điểm đia hình như vậy ảnh hưởng gì tới khí hậu, thực vật?              

* Nhóm 2, 6:

1) Nêu đặc điểm cơ bản của khí hậu?

2) Tại sao mùa đông trong miền lại ngắn hơn và ấm hơn so với miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ?

* Nhóm 3, 7:

– Miền TB và BTB có tài nguyên gì? Thuận lợi phát triển ngành kinh tế nào?

– So sánh vấn đề khai thác tài nguyên của miền với miền Bắc và ĐBBB?

* Nhóm 4, 8:

– Những thiên tai thường xảy ra ở miền TB và BTB như thế nào?

– Để phát triển kinh tế bền vững miền TB và BTB phải làm gì để bảo vệ môi trường và phòng chống thiên tai?

Bước 2: Các nhóm HS thực hiện nhiệm vụ, ghi kết quả ra giấy nháp; GV quan sát, theo dõi, gợi ý, đánh giá thái độ học tập của HS

Bước 3: Đại diện một số nhóm HS lên bảng ghi kết quả của nhóm; nhóm HS khác nhận xét, bổ sung.

Bước 4: GV nhận xét, bổ sung và chuẩn kiến thức.

3. Hoạt động: Luyện tập (5 phút)

a) Mục đích:

– Giúp học sinh củng cố và khắc sâu nội dung kiến thức bài học

b) Nội dung: Vận dụng kiến thức bài học để đưa ra đáp án.

c) Sản phẩm: Đưa ra đáp án dựa trên kiến thức đã học.

d) Cách thực hiện:

Bước 1: GV cho HS hoạt động theo nhóm 2 bạn chung bàn làm 1 nhóm và hoàn thành sơ đồ học tập sau.

 

Bước 2: HS có 2 phút thảo luận theo nhóm.

Bước 3: GV mời đại diện các nhóm trả lời. Đại diện nhóm khác nhận xét. GV chốt lại kiến thức của bài.

4. Hoạt động: Vận dụng (2 phút)

a) Mục đích: Hệ thống lại kiến thức về miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ

b) Nội dung: Vận dụng kiến thức đã học hoàn thành nhiệm vụ.

c) Sản phẩm: Thiết kế một sản phẩm.

d) Cách thực hiện:

Bước 1: GV giao nhiệm vụ: Sưu tầm hình ảnh và viết 1 đoạn thông tin phân tích tác động tiêu cực của thiên tai và các hiện tượng cực đoan đến sinh hoạt và sản xuất của người dân ở miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ.

Bước 2: HS hỏi và đáp ngắn gọn.

Bước 3: GV dặn dò HS tự làm ở nhà tiết sau nhận xét.

+

Leave a Comment