Giáo án bài mỹ thuật trong nhà trường môn mỹ thuật sách kết nối tri thức với cuộc sống lớp 1

Kéo xuống để xem hoặc tải về! Tải file Chủ đề 1: mĩ thuật trong nhà trường I. Mục tiêu Sau bài học, HS sẽ:          Nhận biết được mĩ thuật có ở xung quanh …

Kéo xuống để xem hoặc tải về!

Chủ đề 1: mĩ thuật trong nhà trường

I. Mục tiêu

Sau bài học, HS sẽ:

         Nhận biết được mĩ thuật có ở xung quanh và được tạo bởi những người khác nhau, nhấn mạnh đến đối tượng là học sinh trong nhà trường.

         Nhận biết được một số đồ dùng, công cụ, vật liệu để thực hành, sáng tạo trong môn học

         Bước đầu biết cách bảo quản, sử dụng một số đồ dùng học tập.

         Một số thông tin khác:

II.         Phương pháp-hình thức dạy học

Dạy học theo chủ đề, dạy học khám phá – sáng tạo và vận dụng linh hoạt những phương pháp dạy học phù hợp với nhận thức học sinh, điều kiện cơ sở vật chất của nhà trường.

III.Chuẩn bị

–           Giáo viên

•           Tuỳ vào cơ sở vật chất của nhà trường, GV có thể chuẩn bị một số hình ảnh, clip liên quan đến chủ đề trình chiếu trên Powerpoint để HS quan sát.

•           Một số sản phẩm mĩ thuật. đồ dùng học tập, hình ảnh liên quan đến hoạt động học tập môn mĩ thuật giúp học sinh quan sát trực tiếp.

–           Học sinh

•           Sách Mĩ thuật lớp 1, Vở thực hành Mĩ thuật lớp 1, đồ dùng học tập trong môn học.

–           Bố trí lớp học

GV có thể chia lớp thành các nhóm (khoảng từ 5 – 6 HS/ nhóm) ở phòng học mĩ thuật, hoặc ngồi bình thường như trong các giờ học khác.

IV.Hoạt động dạy học

Tiết

(Thời gian)    Hoạt động của GV    Hoạt động của HS    Đồ dùng, phương tiện DH

1. Sản phẩm mĩ thuật

            Giáo cụ trực quan tùy theo điều kiện nhà trường, khả năng của mỗi giáo viên.        Sách Mĩ thuật lớp 1, Vở thực hành Mĩ thuật lớp 1, đồ dùng học tập trong môn học.  Máy chiếu (giá treo giấy A0), bút trình chiếu (nếu có).

            GV căn cứ gợi ý các hoạt động trong SGV để tổ chức.

            HS trình bày hiểu biết của mình về những sản phẩm mĩ thuật có trong sách.           

            Căn cứ ý kiến phát biểu của HS, GV giải thích trên cơ sở phân tích trên giáo cụ trực quan/ hình minh họa trong sách.           HS lắng nghe và đặt câu hỏi khi chưa hiểu.        

            Để củng cố kiến thức, GV yêu cầu HS kể tên một số sản phẩm mĩ thuật mình đã làm hoặc đã thấy trong nhà trường.      HS trả lời nội dung liên quan.       

            Chú ý Các sản phẩm mĩ thuật giới thiệu phần này sẽ là cơ sở giúp HS chiếm lĩnh kiến thức trong các bài tiếp theo, nên chỉ giới thiệu mà không đi sâu về chất liệu, cách làm.

2. Mĩ thuật do ai tạo nên

            Giáo cụ trực quan tùy theo điều kiện nhà trường, khả năng của mỗi giáo viên.        Sách Mĩ thuật lớp 1, Vở bài tập Mĩ thuật lớp 1, đồ dùng học tập trong môn học.       Máy chiếu (giá treo giấy A0), bút trình chiếu (nếu có).

            GV căn cứ hình minh họa và câu hỏi trong SGV và hỏi HS để làm rõ nội dung ở phần này.

Nội dung này làm rõ:

–           Nghề

–           Lứa tuổi         HS nói những hiểu biết của mình về những ai thực hiện được các sản phẩm Mĩ thuật.           

            GV tóm tắt lại các ý kiến HS đã nêu ở việc 1 và giải thích cho HS hiểu rõ thêm về những ai và lứa tuổi nào tham gia thực hiện được một sản phẩm mĩ thuật trong cuộc sống.              

            Chú ý  GV căn cứ những ý kiến tóm tắt trên bảng, GV và HS cũng đi đến nhận xét: những ai và lứa tuổi nào tham gia vào Mĩ thuật.

3. Đồ dùng trong môn học

            Chuẩn bị        Một số vật dụng, đồ dùng sử dụng trong môn học Mĩ thuật.     Đồ dùng học tập thiết yếu trong môn học;

Một số đồ dùng học tập từ vật liệu tái sử dụng;

            Đặt câu hỏi    GV nêu câu hỏi làm rõ học môn Mĩ thuật, cần những đồ dùng gì và cách sử dụng ra sao qua hệ thống câu hỏi gợi ý trong SGV.         

            Thực hành     GV yêu cầu HS mở Vở bài tập  Mĩ thuật lớp 1, trang 4 – 5.      

            Chú ý  Tùy điều kiện cơ sở vật chất nhà trường mà giáo viên giới thiệu các dạng màu nước như: màu nước, màu oát, màu a cờ ry líc,…

 

 

 

 

Leave a Comment