Giáo án bài nắng môn tiếng việt lớp 2 sách kết nối tri thức với cuộc sống

Kéo xuống để xem hoặc tải về! Tải file Tiết 7, 8 I. Mục tiêu 1. Mức độ, yêu cầu cần đạt –           Đánh giá kĩ năng đọc thành tiếng, học thuộc lòng của HS …

Kéo xuống để xem hoặc tải về!

Tiết 7, 8

I. Mục tiêu

1. Mức độ, yêu cầu cần đạt

–           Đánh giá kĩ năng đọc thành tiếng, học thuộc lòng của HS (như các tiết trước).

–           Đọc hiểu bài thơ Mùa đông nắng ở đâu?. Hiểu các từ ngữ. Hiểu bài thơ là những phát hiện thú vị về những chỗ nắng ở vào mùa đông. Phát hiện thú vị nhất là mỗi lần ôm mẹ, em thấy mẹ ấm như có nắng.

–           Hiểu nghĩa của các từ ngữ “lặn”, “ấm ơi là ấm”. Tìm được từ có thể thay thế từ lặn. Biết sử dụng cách nói “ấm ơi là ấm” để đặt câu với từ ngữ đã cho thể hiện sự đánh giá với người, vật, con vật.

2. Năng lực

–           Năng lực chung: Biết cùng các bạn thảo luận nhóm; hợp tác tìm hiểu bài.

–           Năng lực riêng: Có kĩ năng đọc hiểu văn bản.

3. Phẩm chất

–           Bồi dưỡng phẩm chất trung thực, chăm chỉ, trách nhiệm.

II. PHƯƠNG PHÁP VÀ THIẾT BỊ DẠY HỌC

1. Đối với giáo viên

–           Máy tính, máy chiếu để chiếu.

–           Giáo án.

2. Đối với học sinh

–           SHS.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẬY HỌC

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH

I. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho HS và từng bước làm quen bài học.

b. Cách thức tiến hành:

– GV giới thiệu bài học: Trong tiết học ngày hôm nay các em sẽ đọc hiểu bài thơ Mùa đông nắng ở đâu? Chúng ta cùng vào tiết học.

 II. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1:  Đánh giá kĩ năng đọc thành tiếng, HTL của khoảng 15% số HS trong lớp

Cách làm như tiết 1, 2.

Hoạt động 2: Ôn luyện củng cố kĩ năng đọc hiểu và kiến thức tiếng Việt.

a. Mục tiêu: HS trả lời các câu hỏi liên quan đến bài thơ Mùa đông nắng ở đâu?

b. Cách tiến hành:

* Luyện đọc:

– GV tổ chức cho HS luyện đọc bài Mùa đông nắng ở đâu? (hiểu nghĩa của các từ khó, luyện phát âm, luyện đọc).

* Đọc hiểu:

– GV yêu cầu HS đọc thầm bài thơ Mùa đông nắng ở đâu? và các câu hỏi 1, 2, 3, 4, 5 SGK trang 141, 142.

– GV yêu cầu HS thảo luận theo nhóm đôi và trả lời câu hỏi.

– GV mời đại diện một số HS trình bày kết quả.

– GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi: Bài thơ giúp các em hiểu điều gì?

– GV giải thích thêm cho HS: Bài thơ là những phát hiện thú vị về nắng mùa đông. Phát hiện thú vị nhất là nắng ở trong lòng mẹ nên với các con, lòng mẹ luôn ấm áp.   

– HS lắng nghe, tiếp thu.

– HS luyện đọc.

– HS đọc thầm câu hỏi.

– HS thảo luận theo nhóm.

– HS trình bày:

+ Câu 1: Mùa đông, nắng ở:

– Nắng ở xung quanh bình tích/ủ nước chè tươi cho bà.

– Nắng trong nước chè chan chát.

– Nắng vào quả cam nắng ngọt.

– Nắng lặn vào trong mùi thơm/ Của trăm ngàn bông hoa cúc.

– Nắng ở trong lòng mẹ rất nhiều / Mỗi lần ôm mẹ, mẹ yêu /Em thấy ấm ơi ấm.

 + Câu 2: Những từ chìm, nấp, ẩn có thể thay thế cho từ “lặn” trong câu thơ: Nắng lặn (chìm, nấp, ẩn) vào trong mùi thơm /Của trăm ngàn bông hoa cúc.

+ Câu 3: Mỗi lần ôm mẹ và được mẹ yêu, bạn nhỏ thấy như có nắng trong vòng tay mẹ vì mỗi lần ôm mẹ và được mẹ yêu, bạn nhỏ thấy ấm ơi là ấm. Vì lòng mẹ rất ấm.+ + + Câu 4: Em hiểu “ấm ơi là ấm” có nghĩa là rất ấm.

 + Câu 5: Chị em đẹp ơi là đẹp!

 – HS trả lời: Bài thơ giúp em hiểu Mùa đông nắng vẫn ở nhiều nơi. Mùa đông nắng ở trong lòng mẹ.

Leave a Comment