Giáo án bài nét vẽ của em môn mỹ thuật sách kết nối tri thức với cuộc sống lớp 1

Kéo xuống để xem hoặc tải về! Tải file Chủ đề 3: nét vẽ của em I.Mục tiêu Sau bài học, HS sẽ:          Bước đầu nhận biết yếu tố nét trong một số đồ …

Kéo xuống để xem hoặc tải về!

Chủ đề 3: nét vẽ của em

I.Mục tiêu

Sau bài học, HS sẽ:

         Bước đầu nhận biết yếu tố nét trong một số đồ vật và sản phẩm mĩ thuật;

         Mô phỏng, thể hiện yếu tố nét có kích thước khác nhau;

         Sử dụng nét để vẽ và dùng nét trong trang trí, Vận dụng được nét để tạo nên sản phẩm mĩ thuật.

II.Phương pháp/ hình thức dạy học

Dạy học theo chủ đề, dạy học khám phá – sáng tạo và vận dụng linh hoạt những phương pháp dạy học phù hợp với nhận thức học sinh, điều kiện cơ sở vật chất của nhà trường.

III.Chuẩn bị

–           Giáo viên: Tuỳ vào cơ sở vật chất của nhà trường, GV có thể chuẩn bị một số hình ảnh, clip liên quan đến chủ đề trình chiếu trên Powerpoint để HS quan sát. Một số hình minh hoạ về nét và đồ vật có sử dụng nét trong trang trí.

–           Học sinh: Sách Mĩ thuật lớp 1, Vở thực hành Mĩ thuật lớp 1, đồ dùng học tập trong môn học.

–           Bố trí lớp học: GV có thể chia lớp thành các nhóm (khoảng từ 5 – 6 HS/ nhóm) ở phòng học mĩ thuật, hoặc ngồi bình thường như trong các giờ học khác.

IV.Hoạt động dạy học

Tiết

(Thời gian  )  Hoạt động của GV    Hoạt động của HS    Đồ dùng, phương tiện DH

1          Hoạt động 1. Quan sát (nhận diện một số nét và nét trong cuộc sống)

            GV giới thiệu về một số loại nét và những đặc điểm nhận dạng chúng           HS lắng nghe và đặt câu hỏi khi chưa hiểu.

            Máy chiếu (giá treo giấy A0), bút trình chiếu (nếu có);

Một số hình minh hoạ về nét và đồ vật có sử dụng nét trong trang trí.

            GV hỏi HS về các loại nét ở mục a.           HS trao đổi nhóm 2, 4 và gọi tên loại nét.           

            GV hỏi về sự xuất hiện của nét trên hình minh họa trong sách, hoặc giáo cụ trực quan giúp HS nhận biết yếu tố nét trong tự nhiên.        HS trình bày hiểu biết của mình về sự xuất hiện của nét trong tự nhiên (trên đồ vật, con vật hay cảnh vật).          

            GV gợi ý qua câu hỏi để HS liên tưởng đến sự xuất hiện nét trong cuộc sống, ở những vật gần gũi với HS.           HS trao đổi nhóm và trả lời.          

            Hoạt động 2. Thể hiện (tạo nét vẽ bằng sáp màu)

            GV yêu cầu HS thực hành cách tạo nét bằng sáp màu, SHS trang 18.

GV yêu cầu HS dùng sáp màu để tạo nên những nét vẽ.            HS thực hành tạo nét bằng sáp màu.         Đồ dùng học tập.

            GV lưu ý trong chủ đề này:

–           HS có thể sử dụng đất nặn để tạo nét.

–           HS có thể sử dụng màu dạng nước để tạo nét.

            Mức độ cần đạt  (tham khảo)         a.         Bắt buộc: HS tạo được nét đơn lẻ từ sáp màu.

b.         Khuyến khích: HS sử dụng nét tạo nên hình.

c.         Tùy ý: HS sử dụng nhiều loại nét khác nhau để tạo nên một hình cụ thể.

2          Hoạt động 3. Thảo luận

            GV cho HS trao đổi nhóm (đôi hoặc nhóm bốn) về những nét có trong phần thực hành.    HS trao đổi theo nhóm và phát biểu trả lời câu hỏi, tùy điều kiện sĩ số trong lớp học mà theo cá nhân hay nhóm (đôi, bốn, theo dãy, theo tổ,…).

            Máy chiếu (giá treo giấy A0), bút trình chiếu (nếu có);

Sản phẩm mĩ thuật từ tiết 1.

            GV yêu cầu HS mở sách Mĩ thuật 1, xem hình minh họa trang 19 và nêu câu hỏi để HS nhận biết về các loại nét.               Hoạt động 4. Vận dụng

            GV cho HS xem và phân tích các bước dùng nét để vẽ và trang trí hình con voi, từ vẽ hình cho đến dùng nét màu để trang trí (lưu ý không tô màu). HS quan sát và đặt câu hỏi khi chưa hiểu và các bước thực hiện trang trí một sản phẩm mĩ thuật từ chấm màu.        Máy chiếu (giá treo giấy A0), bút trình chiếu (nếu có);

Một số sản phẩm mĩ thuật có yếu tố nét trang trí.

            GV giới thiệu một số sản phẩm mĩ thuật có yếu tố nét trong trang trí.                       

3

            –           Trong trường hợp HS sử dụng sáp màu để tạo hình trang trí.

            GV tham khảo gợi ý tổ chức hoạt động trong SGV.        HS thực hành theo hướng dẫn vào Vở bài tập Mĩ thuật 1, trang 13 (hoặc giấy A4).         Sách học sinh;

Vở bài tập;

Màu, đồ dùng tạo chấm.

            –           Trong trường hợp HS sử dụng đất nặn/ hay chất liệu khác để tạo hình trang trí.

            GV gợi ý các bước thực hiện cho HS, từ tạo hình rồi sử dụng nét trang trí hình đã tạo cho sinh động.            HS thực hiện theo chất liệu mình lựa chọn.         Chất liệu do HS chuẩn bị ở nhà.

 

            Trưng bày, nhận xét cuối chủ đề

            GV treo, bày một số sản phẩm mĩ thuật của học sinh trên bảng, bục/ kệ (nếu có).   HS bày sản phẩm của mình lên trước mặt.       Sản phẩm mĩ thuật ở HĐ Vận dụng.

            GV mời HS giới thiệu về sản phẩm mĩ thuật của mình. theo các câu hỏi gợi ý trong SGV.  HS giới thiệu sản phẩm của mình theo các câu hỏi gợi ý mà GV đưa ra.         

            Mức độ cần đạt  (tham khảo)         a.         Bắt buộc: HS sử dụng nét tạo được một hình và dùng nét trang trí đơn giản.

b.         Khuyến khích: HS sử dụng các nét trang trí một hình có chủ đích một cách sinh động.

c.         Tùy ý: HS sử dụng nhiều nét khác nhau trang trí một hình có ý thức rõ ràng. 

 

 

Leave a Comment