Giáo án bài ngày – giờ (tiết 1)toán trải nghiệm lớp 2 sách cánh diều

Kéo xuống để xem hoặc tải về! Tải file Bài 67 :  ngày – giờ (tiết 1) I. Mục tiêu: Sau bài học, HS có khả năng: 1. Kiến thức, kĩ năng: – Nhận biết …

Kéo xuống để xem hoặc tải về!

Bài 67 :  ngày – giờ (tiết 1)

I. Mục tiêu: Sau bài học, HS có khả năng:

1. Kiến thức, kĩ năng:

– Nhận biết đơn vị đo thời gian: ngày, giờ.

– Nhận biết 1 ngày có 24 giờ (được tính từ 12 giờ đêm hôm trước đến 12 giờ đêm hôm sau).

– Biết các buổi và tên gọi các giờ tương ứng (các buổi) trong một ngày.

– Thực hành xem giờ đúng trên đồng hồ. Đọc được giờ lớn hơn 12 giờ: 17 giờ, 23 giờ,…

2. Phát triển năng lực và phẩm chất:

a. Năng lực:

– Thông qua việc quan sát HS phát triển được năng lực giải quyết vấn đề toán học, mô hình hóa toán học, sử dụng công cụ và phương tiện học toán, giao tiếp toán học.

b. Phẩm chất:

– Có ý thức sử dụng thời gian họp lí cho các hoạt động học tập, sinh hoạt thường ngày.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

– GV: Chuẩn bị mặt đồng hồ có thể quay được kim phút và kim giờ. Phiếu bài tập, tranh tình huống như trong SGK.

– HS: SGK; Bộ đồ dùng Toán. Mỗi bàn HS mang đến một đồng hồ kim..

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

TG       ND các HĐDH          Hoạt động của GV    Hoạt động của HS

5’

A. Khởi động:

MT : Tạo hứng thú cho hs vào bài.

– GV tổ chức cho HS hát tập thể bài Chiếc đồng hồ.

– GV hướng dẫn HS làm việc theo cặp đôi nói cho bạn nghe các hoạt động diễn ra trong ngày, chẳng hạn: Buổi sáng tớ thức dậy lúc 6 giờ,…

+ GV đặt câu hỏi để HS chia sẻ và cảm nhận được nhịp sinh hoạt lặp đi lặp lại của thời gian hết ngày này sang ngày khác, sáng, trưa, chiều, tối, đêm.

– GV nhận xét, tuyên dương.

– GV cho HS quan sát tranh, suy nghĩ về những thông tin ghi trên bảng tin và trả lời câu hỏi 14 giờ chiều là mấy giờ?

– Gv nhận xét kết hợp giới thiệu bài.        

– HS hát và vận động theo bài hát Chiếc đồng hồ.

– HS làm việc theo cặp đôi nói cho bạn nghe các hoạt động diễn ra trong ngày của mình.

– Đại diện các nhóm hỏi đáp chia sẻ trước lớp.

– HS lắng nghe nhận xét bạn.

– HS xung phong trả lời: 14 giờ chiều là 2 giờ.

– HS ghi tên bài vào vở.

10’      B. Hoạt dộng hình thành kiến thức

Mục tiêu:

-Nhận biết đơn vị đo thời gian: ngày,giờ.

-Nhận biết 1 ngày có 24 giờ.          1. Nhận biết 1 ngày = 24 giờ

H: 1 ngày có bao nhiêu giờ?

– GV giới thiệu 1 ngày = 24 giờ; 24 giờ trong một ngày được tính từ 12 giờ đêm hôm trước đến 12 giờ đêm hôm sau.

– GV sử dụng đồng hồ quay kim đồng hồ hai vòng minh hoạ 24 giờ (hoặc chiếu cho kim phút quay hết một vòng kim giờ di chuyển thêm 1 giờ).

2.Nhận biết tên các buổi và thời gian các buổi trong ngày.

– GV hướng dẫn HS thảo luận nhóm 4 thực hiện các thao tác:

– GV quan sát, theo dõi, giúp đỡ các nhóm.

– GV mời các nhóm báo cáo.

-Gv nhận xét, tuyên dương.

– GV chốt lại giới thiệu các buổi và thời gian các buổi trong ngày.    

– HS chia sẻ 1 ngày có 24 giờ.

– HS đếm giờ theo thao tác của GV: 1 giờ, 2 giờ,…, 11 giờ, 12 giờ. 13 giờ, 14 giờ,…, 24 giờ.

– Đại diện các nhóm trình bày.

– HS lắng nghe, nhận xét nhóm bạn.

Sáng    1 giờ sáng, 2 giờ sáng, 3 giờ sáng, 4 giờ sáng, 5 giờ sáng, 6 giờ sáng, 7 giờ sáng, 8 giờ sáng, 9 giờ sáng, 10 giờ sáng.

Trưa    11 giờ trưa, 12 giờ trưa.

Chiều  1 giờ chiều (13 giờ), 2 giờ chiều (14 giờ), 3 giờ chiều (15 giờ), 4 giờ chiều (16 giờ), 5 giờ chiều (17 giờ), 6 giờ chiều (18 giờ).

Tối      7 giờ tối (19 giờ), 8 giờ tối (20 giờ), 9 giờ tối (21 giờ).

Đêm    10 giờ đêm (22 giờ), 11 giờ đêm (23 giờ), 12 giờ đêm (24 giờ).

                        3.Thực hành xem đồng hồ và đọc giờ lớn hơn 12 giờ.

– GV cho HS thực hành xem đồng hồ theo nhóm đôi.

– GV quan sát, giúp đỡ các nhóm còn lúng túng, chú ý những giờ lớn hơn 12 chẳng hạn: 17 giờ, 20 giờ,…

– GV gọi từng cặp HS chia sẻ trước lớp.

– GV nhận xét, tuyên dương.         

– HS thực hành theo nhóm đôi, mỗi HS quay kim trên mặt đồng hồ giấy, rồi đọc kết quả cho bạn nghe.

– 4-5 cặp HS chia sẻ trước lớp.

– HS lắng nghe và nhận xét bạn.

15’      C. Hoạt dộng thực hành, luyện tập

Bài 1/32:

Mục tiêu: Thực hành quay kim trên mặt trên đồng hồ.

– GV gọi HS đọc YC bài.

H: Bài yêu cầu làm gì?

– GV hướng dẫn HS quay kim trên mặt đồng hồ để đồng hồ chỉ đúng giờ theo yêu cầu trong SGK, mỗi lần quay kim, đưa cho bạn xem, đọc giờ và cùng bạn kiểm tra xem cả hai đã quay đúng chưa, đã đọc đúng giờ chưa.

– GV cho HS lên bảng thực hành trước lớp.

– GV nhận xét, tuyên dương.

* Thực hiện tương tự như phần a.

– GV hướng dẫn HS quay kim đồng hồ và giải thích cho bạn nghe, chẳng hạn: 13 giờ là 1 giờ chiều nên quay kim giờ chỉ vào số 1, kim phút chỉ vào số 12.       

Bài 1/32:

– 2 -3 HS đọc.

– 1-2 HS trả lời: Quay kim trên mặt đồng hồ để đồng hồ chỉ.

– HS thực hành cặp đôi theo yêu cầu của GV.

a) 2 giờ, 5 giờ, 8 giờ, 11 giờ, 12 giờ.

– 2 cặp HS chia sẻ trước lớp.

– HS lắng nghe nhận xét bạn.

b) 13 giờ, 14 giờ, 19 giờ, 20 giờ, 23 giờ.

5’        D.  Hoạt dộng vận dụng

Mục tiêu: Biết các buổi và tên gọi các giờ tương ứng (các buổi) trong một ngày.    

– GV hướng dẫn HS hỏi đáp lẫn nhau theo cặp, theo câu hỏi gợi ý của GV. VD:

H: Đố bạn buổi sáng có những giờ nào?

H: Đố bạn buổi trưa có những giờ nào?

H: Đố bạn buổi chiều có những giờ nào?…

– GV cho HS chia sẻ trước lớp.

– GV nhận xét, tuyên dương.         

– HS làm việc theo cặp đôi.

-Buổi sáng có: 1 giờ sáng, …., 10 giờ sáng.

– Buổi trưa có: 11 giờ trưa, 12 giờ trưa.

– Buổi chiều có: 1 giờ chiều (13 giờ), 2 giờ chiều (14 giờ), …, 6 giờ chiều (18 giờ).

– 2 cặp HS chia sẻ trước lớp.

– HS lắng nghe nhận xét bạn.

5’        E.Củng cố- dặn dò

Mục tiêu: Ghi nhớ, khắc sâu nội dung bài.          H: Bài học hôm nay, em học thêm được điều gì? Điều đó giúp gì cho cuộc sống?

H: Để xem đồng hồ chính xác, em nhắn bạn điều gì?

– Về nhà thực hành xem đồng hồ ở nhà và biết sắp xếp thời gian hợp lý để vui chơi và học tập.

– Nhận xét giờ học.   – Bài học hôm nay, em học thêm được cách xem giờ. Điều đó giúp em cảm nhận được sự quý giá của thời gian.

– Để xem đồng hồ chính xác, em nhắn bạn chú ý kim ngắn chỉ giờ, kim dài chỉ phút, …

– HS lắng nghe.

Leave a Comment