Giáo án bài nghe – kể chuyện “con quạ thông minh”môn tiếng việt sách cánh diều

Kéo xuống để xem hoặc tải về! Tải file Luyện nói và nghe: nghe – kể chuyện  “con quạ thông minh” (1 tiết) I. Mục tiêu 1. Mức độ, yêu cầu cần đạt –           Biết …

Kéo xuống để xem hoặc tải về!

Luyện nói và nghe: nghe – kể chuyện

 “con quạ thông minh”

(1 tiết)

I. Mục tiêu

1. Mức độ, yêu cầu cần đạt

–           Biết nói lời từ chối và đáp lại lời từ chối lịch sự, phù hợp với tình huống giao tiếp.

–           Nghe – kể mẩu chuyện “Con quạ thông minh”. Dựa vào trạn và các câu hỏi gợi ý, HS kể lại được mẩu chuyện to, rõ, trôi chảy. Hiểu nội dung chuyện: Chim quạ có trí thông minh đáng ngạc nhiên.

–           Nghe bạn kể chuyện, biết nhận xét, đánh giá lời kể của bạn.

2. Năng lực

–           Năng lực chung: Biết cùng các bạn thảo luận nhóm; hợp tác tìm hiểu bài.

–           Năng lực riêng: Nghe, ghi nhớ mẩu chuyện. Kể lại được mẩu chuyện sinh động, biểu cảm.

3. Phẩm chất

–           Bồi dưỡng phẩm chất trách nhiệm, chăm chỉ.

II. PHƯƠNG PHÁP VÀ THIẾT BỊ DẠY HỌC

1. Đối với giáo viên

–           Máy tính, máy chiếu.

–           Giáo án

2. Đối với học sinh

–           SHS.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẬY HỌC

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN    HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH

I. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho HS và từng bước làm quen bài học.

b. Cách thức tiến hành:

– GV giới thiệu bài học: Trong tiết học hôm nay, các em sẽ luyện tập nói và đáp lại lời từ chối sao cho lịch sự. Các em sẽ cùng nghe GV kể mẩu chuyện Con quạ thông minh, ghi nhớ và kể lại được mẩu chuyện.

II. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Nói và đáp lời từ chối (Bài tập 1)

a. Mục tiêu: HS nói và đáp được lời từ chối trong hai tình huống.

b. Cách tiến hành:

– GV yêu cầu 1 HS đọc yêu cầu Bài tập 1: Nói và đáp lại lời từ chối trong các tình huống sau:

a. Bông của (truyện Chim sơn ca và bông cúc trắng) thấy sơn ca đói khát, tha thiết nói “Bạn hãy ăn tôi đi”. Chim sơn ca sẽ trả lời thế nào? Bông cúc đáp lại thế nào?

b. Có mấy bạn rủ em leo trèo lên cây bắt chim non trong tổ chim. Em trả lời thế nào? Các bạn đáp lại thế nào?

– GV yêu cầu từng cặp HS luyện tập đóng vai: Nói lời mười rủ; Nói lời từ chối; Đáp lời từ chối.

– GV mời đại diện một số cặp trình bày kết qủa thảo luận.

– GV khen ngợi những HS biết nói lời từ chối và đáp lại lời từ chối.

Hoạt động 2: Nghe và kể lại mẩu chuyện Con quạ thông minh (Bài tập 2)

a, Mục tiêu: HS quan sát tranh minh họa, nói nội dung tranh; nghe GV kể chuyện; trả lời các câu hỏi liên quan đến mẩu chuyện; kể chuyện trong nhóm; kể chuyện trước lớp.

b. Cách tiến hành:

* Giới thiệu mẩu chuyện:

– GV gắn lên bảng tranh minh họa truyện cỡ to và mời 1 HS đọc yêu cầu Bài tập 2: Nghe và kể lại mẩu chuyện Con quạ thông minh.

– GV yêu cầu HS quan tranh minh họa và nói về bức tranh.

– GV giới thiệu câu chuyện: Vì sao câu chuyện có tên là Con quạ thông minh? Con quạ thông minh như thế nào? Các em hãy cùng lắng nghe câu chuyện?

* Nghe kể chuyện:

– GV chiếu video hoặc tự kể chuyện (3 lần): giọng kể chậm rãi, rõ ràng.

– GV kể lần 1 liền mạch, rồi dừng lại, mời 1 HS đọc lại 4 câu hỏi.

– GV kể lần 2, vừa kể vừa chỉ vào 4 câu hỏi.

– GV kể lại lần 3.

Con quạ thông minh

1. Có một con quạ khát nước. Nó bay rất lâu để tìm nước uống nhưng nó chẳng nhìn thấy ở đâu có một giọt nước nào.

2. Mệt quá, nó đậu xuống một tảng đá. Bỗng nó nhìn thấy một cái lọ ở ngay bên cạnh tảng đá.

3. Quạ mừng quá, sà xuống bên cái lọ, ngó cổ nhìn vào. Dưới đáy lọ có ít nước, nhưng cổ lọ lại quá cao, quạ không làm sao thò mỏ vào uống được.

4. Con quạ thông minh bèn nghĩ ra một kế. Nó lấy mỏ, gắp từng hòn sỏi dưới đất, bỏ vào lọ. Sỏi bỏ vào đến đâu, nước dần dần dâng lên đến đấy. Thế là quạ tha hồ uống những giọt nước mát lành.

(Ngụ ngôn Ê-dốp)

* Hướng dẫn HS trả lời câu hỏi:

– GV nêu từng câu hỏi cho HS trả lời

a. Con quạ khát nước đi tìm nước vất vả như thế nào? b. Quạ đã tìm thấy nước ở đâu?

c. Vì sao quạ không thể uống được nước ở đó?

d. Quạ đã nghĩ ra kế gì để uống được nước?

* Kể chuyện trong nhóm đôi:

– GV yêu cầu từng HS quan sát tranh minh họa và 4 câu hỏi gợi ý để kể lại mẩu chuyện trên.

– GV khuyến khích HS kể sinh động, biểu cảm, kết hợp kể với cử chỉ, động tác.

* Kể chuyện trước lớp:

– GV yêu cầu HS tiếp nối nhau dựa vào 4 câu hỏi gợi ý, thi kể lại mẩu chuyện.

– GV khuyến khích cả lớp vỗ tay sau lời kể của mỗi bạn.

– GV khen ngợi những HS kể chuyện to, rõ ràng, kể trôi chảy, đúng nội dung, biểu cảm.

– GV mở rộng kiến thức cho HS: Loài quạ không phải loài chim có màu sắc đẹp nhưng là một trong những loài chim thông minh nhất. Theo sách Mười vạn câu hỏi vì sao, bộ não của quạ được xem là khá phát triển, đến mức quạ có khả năng chế tạo công cụ. Nó có thể làm cong một nhánh cây và dùng nhánh cây đó moi con trùng từ trong thân cây ra.          

– HS lắng nghe, tiếp thu.

– HS đọc yêu câu hỏi.

– HS luyện tập đóng vai theo nhóm.

– HS trình bày:

a.

– HS1 (Bông cúc trắng): Sơn ca ơi, bạn mệt lắm rồi. Ở đây không có nước uống. Bạn hãy ăn tôi đi cho đỡ khát.

– HS2 (Sơn ca): Không đâu! Làm sao tôi có thể ăn người bạn của mình được.

– HS3 (Bông cúc trắng): Bạn đừng ngại, tôi đã bị cắt rễ, đằng nào tôi cũng héo mà.

b.

– HS1: Nam ơi, trên cây xoài kia có một tổ chim. Chúng hót líu lo hay lắm. Chúng mình trèo lên cây bắt mấy con chim về nuôi đi.

– HS2: Không được đâu. Chim non đang sống vui vẻ bên bố mẹ, cậu bắt chúng thì chúng sẽ chết đấy. Chim bố chim mẹ thấy chim con bị bắt cũng sẽ rất buồn. Chúng ta phải bảo vệ các loài chim chứ.

– HS1: Mình sẽ nghe theo cậu.

– HS đọc yêu cầu câu hỏi.

– HS trả lời: Bức tranh vẽ một con quạ đang đứng trên một tảng đá giữa một bãi đất trống. Trước mặt nó là một bình nước gần đầy, có rất nhiều hòn sỏi trong đó.

– HS lắng nghe câu chuyện, chú ý vào 4 câu hỏi tròng SGK kết hợp quan sát tranh minh họa.

– HS trả lời câu hỏi:

a. Con quạ khát nước đi tìm nước vất vả: Quạ bay rất lâu để tìm nước uống nhưng chẳng thấy một giọt nước nào. Mệt quá, nó đậu xuống một tảng đá để nghỉ.

b. Quạ đã tìm thấy nước trong một cái lọ ở ngay bên tảng đá.

c. Quạ không thể uống được nước ớ đó vì dưới đáy lọ có ít nước, cổ lọ lại cao, quạ không sao thò mỏ vào uống được.

d. Quạ đã nghĩ ra kế để uống được nước không: Nó lây mỏ gắp từng hòn sói dưới đất bỏ vào lọ sỏi, nước dần dâng lên.

– HS luyện kể trong nhóm.

– HS kể chuyện.

– HS lắng nghe, tiếp thu.

Leave a Comment