Giáo án bài nghe kể chuyện soi gương môn tiếng việt sách cánh diều

Kéo xuống để xem hoặc tải về! Tải file Tiết 3, 4 I. Mục tiêu 1. Mức độ, yêu cầu cần đạt –           Đánh giá kĩ năng đọc thành tiếng, học thuộc lòng của HS …

Kéo xuống để xem hoặc tải về!

Tiết 3, 4

I. Mục tiêu

1. Mức độ, yêu cầu cần đạt

–           Đánh giá kĩ năng đọc thành tiếng, học thuộc lòng của HS (như các tiết trước).

–           Nghe kể chuyện Soi gương, dựa vào tranh và câu hỏi gợi ý, HS kể lại được mẩu chuyện. Biết phối hợp lời kể với điệu bộ, động tác; kể sinh động, biểu cảm. Hiểu nội dung truyện: Cuộc sống như một tấm gương phản chiếu mỗi người. Nếu em vui vẻ, yêu quý mọi người, mọi người cũng yêu quý em. Nếu em cau có, ghét mọi người, mọi người cũng sẽ có thái độ như vậy với em.

2. Năng lực

–           Năng lực chung: Biết cùng các bạn thảo luận nhóm; hợp tác tìm hiểu bài.

–           Năng lực riêng: Làm đúng BT điền dấu câu: dấu chấm hay dấu chấm hỏi, dấu chấm than.

3. Phẩm chất

–           Bồi dưỡng phẩm chất trung thực, chăm chỉ, trách nhiệm.

II. PHƯƠNG PHÁP VÀ THIẾT BỊ DẠY HỌC

1. Đối với giáo viên

–           Máy tính, máy chiếu để chiếu.

–           Giáo án.

–           Các tờ phiếu viết tên BT đọc hoặc đọc thuộc lòng, CH đọc hiểu.

–           Video mẫu chuyẹn Soi gương (SGK điện tử Cánh Diều) hoặc tranh minh hoạ truyện Soi gương phóng to (nếu có).

–           Bảng phụ viết 4 CH của BT Nghe, kể lại mẩu chuyện Soi gương.

2. Đối với học sinh

–           SHS.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẬY HỌC

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN    HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH

I. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho HS và từng bước làm quen bài học.

b. Cách thức tiến hành:

– GV giới thiệu bài học: Trong tiết học ngày hôm nay các em sẽ: Nghe kể chuyện Soi gương, dựa vào tranh và câu hỏi gợi ý, HS kể lại được mẩu chuyện. Biết phối hợp lời kể với điệu bộ, động tác; kể sinh động, biểu cảm; Làm đúng BT điền dấu câu: dấu chấm hay dấu chấm hỏi, dấu chấm than.

II. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1:  Đánh giá kĩ năng đọc thành tiếng, HTL của khoảng 15% số HS trong lớp

Cách làm như tiết 1, 2. GV dành 25 – 30 phút (hoặc gần 1 tiết) để kiểm tra HS.

Hoạt động 2: Luyện tập củng cố kĩ năng nghe – kể

a. Mục tiêu: HS nghe giới thiệu mẩu chuyện, trả lời câu hỏi, kể chuyện trong nhóm, kể chuyện trước lớp; Làm đúng BT điền dấu câu: dấu chấm hay dấu chấm hỏi, dấu chấm than.

b. Cách tiến hành:

* Giới thiệu mẩu chuyện:

– GV nêu yêu cầu bài tập 1, chiếu lên bảng lớp 2 tranh minh họa:

– GV yêu cầu cả lớp quan sát tranh minh họa, yêu cầu HS đọc 4 câu hỏi.

– GV giới thiệu: Trong tranh, có hai con chó cùng đứng trước gương. Mỗi con chó cảm nhận được điều gì khi đứng trước gương? Mẫu chuyện này rất thú vị và cho các em lời khuyên bổ ích, các em hãy cùng lắng nghe.

* Nghe GV kể:

– GV kể cho HS nghe câu chuyện (kể 3 lần)

Soi gương

1. Ở làng nọ có một ngôi nhà bán rất nhiều gương.

2. Một chú chó nhỏ tính tình vui vẻ đi vào ngôi nhà. Nó ngạc nhiên thấy có rất nhiều bạn cho vui vẻ đang nhìn nó và vẫy đuôi. Nó cười, các bạn chó cũng cười. Nó gâu gâu chào hỏi, các bạn chó kia cũng gâu gâu chào hỏi. Khi ra khỏi nhà, chú chó hớn hở nghĩ: “Nơi này thật là tuyệt vời!”.

3. Một chú chó khác mặt mũi cau có, ủ rũ cũng đi vào ngôi nhà bán gương. Khi nhìn thấy có bao nhiêu con chó mặt mày cau có, xấu xí đang nhìn mình, chó ta sủa ầm lên, những con chó kia cũng sủa ầm lên. Con chó sợ quá, hốt hoảng chạy ra ngoài. Nó nghĩ: “Nơi này thật khủng khiếp. Ta sẽ không bao giờ đến đây nữa!”.

(Hạt giống tâm hồn)

* Hướng dẫn HS trả lời CH:

– GV yêu cầu HS thảo luận theo nhóm và trả lời câu hỏi.

– GV mời đại diện HS trình bày kết quả.

* Kể chuyện trong nhóm:

– GV yêu cầu từng cặp HS dựa vào tranh minh hoạ và các câu hỏi gợi ý, kể lại mẩu chuyện trên.

– GV khuyến khích HS kể sinh động, biểu cảm, kết hợp lời kể với cử chỉ, động tác.

* Kể chuyện trước lớp:

– GV yêu cầu HS tiếp nối nhau dựa vào tranh minh hoạ và các CH, thi kê lại mẩu chuyện trên.

– GV khen ngợi những HS nhớ câu chuyện, kể đúng nội dung, kể tự nhiên, lưu loát, biểu cảm.

– GV: Câu chuyện trên giúp em hiểu điều gì?

– GV giải thích thêm cho HS: Cuộc sống như một tấm gương phản chiếu con người. Em yêu quý mọi người, mọi người cũng yêu quý em. Em ghét mọi người, mọi người cũng sẽ có thái độ như vậy với em.

– GV yêu cầu cả lớp bình chọn những HS thể hiện xuất sắc trong tiết học. GV nhắc HS có thể sử dụng bài kể chuyện này làm tiết mục văn nghệ, tham gia trong ngày hội, ngày lễ của lớp, của trường.

Hoạt động 3: Điền dấu câu phù hợp: dấu chấm hay dấu chấm hỏi, dấu chấm than

a. Mục tiêu: HS điền dấu câu phù hợp: dấu chấm hay dấu chấm hỏi, dấu chấm than.

b. Cách tiến hành:

– GV mời 1 HS đọc trước lớp nội dung Bài tập 2: Dấu câu nào phù hợp với ô trống: dấu chấm, dấu chấm hỏi, dấu chấm than?

– GV yêu cầu HS làm bài trong VBT.

– GV mời HS trình bày kết quả. GV giúp HS ghi lại đáp án trên phiếu khổ to.

– GV mời 1 HS đọc lại mẩu chuyện vui đã điền dấu câu hoàn chỉnh.

– GV hỏi HS về        

– HS lắng nghe, tiếp thu.

– HS quan sát tranh minh họa.

– HS đọc câu hỏi:

a. Câu chuyện xảy ra ở đâu?

b. Chú chó thứ nhất tính tình thế nào? Chú nhìn thấy gì trong gương và làm gì? Chú nghĩ gì khi ra khỏi ngôi nhà.

c. Chú chó thứ hai mặt mũi thế nào? Chú nhìn thấy gì trong gương và làm gì? Chú nghĩ gì khi ra khỏi ngôi nhà.

d. Câu chuyện giúp em hiểu điều gì?

– HS nghe câu chuyện.

– HS thảo luận.

– HS trình bày:

a. Câu chuyện xảy ra ở ngôi nhà bán gương.

b. Chú chó thứ nhất tính tình vui vẻ. Chú ngạc nhiên vì thây có rât nhiêu bạn chó vui vẻ đang nhìn chú và vẫy đuôi. Chú cười, các bạn chó cũng cười. Chú gâu gâu chào hỏi, cac bạn cũng gâu gâu chào hỏi. Chú nghĩ “Nơi này thật tuyệt vời!’.

c. Chú chó thứ hai mặt mũi cau có ủ rũ. Chú thấy những con chó xấu xí đang nhìn mình. Chú sủa ầm lên. Chú sợ quá, hốt hoảng chạy ra ngoài. Chú nghĩ gì không bao giò đến đây nữa!

d. HS trả lời vào cuối bài.

– HS kể chuyện theo nhóm.

– HS kể chuyện trước lớp.

– HS trả lời: Câu chuyện trên giúp em hiểu: Nếu em vui vẻ, yêu quý mọi người, mọi người cũng yêu quý em. Nếu em cau có, ghét mọi người, mọi người cũng sẽ có thái độ như vậy với em.

– HS lắng nghe, tiếp thu.

– HS đọc yêu cầu bài tập.

– HS làm bài.

– HS trình bày: dấu chấm, dấu chấm than, dấu hỏi, dấu chấm.

– HS đọc bài.

– HS trả lời: Tính khôi hài của truyện thể hiện ở chỗ thầy giáo quạ khiến đám quạ con thích mê. Lí do là thầy dạy các phép tính hạt. Trò nào làm đúng thì được ăn tất cả số hạt đó.

Leave a Comment