Giáo án bài nghe nhạc bài cái bống môn âm nhạc sách cánh diều

Kéo xuống để xem hoặc tải về! Tải file ( Chủ đề 6: đồng dao – tiết 20) Ôn tập bài hát: bắc kim thang Nghe nhạc bài: cái bống I: mục tiêu –           Hát …

Kéo xuống để xem hoặc tải về!

( Chủ đề 6: đồng dao – tiết 20)

Ôn tập bài hát: bắc kim thang

Nghe nhạc bài: cái bống

I: mục tiêu

–           Hát đúng cao độ và trường độ bài Bắc kim thang. Hát rõ lời và thuộc lời ca.

–           Biết hát, gõ đệm kết hợp trò chơi Bắc kim thang

–           Học sinh tham gia bài dạy với tinh thần vui vẻ, hồn nhiên và tự tin trước tập thể.

–           Các em them yêu thích dân ca. Biết tự hào và gìn gữu bản sắc văn hóa dân tộc Việt Nam.

II: CHUẨN BỊ

1/ Chuẩn bị của giáo viên

–           Đàn phím điện tử. Băng đĩa nhạc, loa đài, máy tính.

–           Sách giáo khoa và Sách giáo viên Âm nhạc 2

–           Hát đúng sắc thái bài hát

2/ Chuẩn bị của học sinh.

–           Sách giáo khoa Âm nhạc 2

–           Trống nhỏ, thanh phách

III: CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

 

                  HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS

1: Hoạt động khởi động ( khoảng 3 phút )

–           Cho cả lớp khởi động giọng với bài hát

Bắc kim thang kết hợp gõ đệm theo phách.

2: Hoạt động Khám phá – Luyện tập ( khoảng 18 phút ).

               Nội dung 1. Ôn tập bài hát:

                         Bắc kim thang

–           Giáo viên cho các em nghe lại giai điệu

bài hát 1 lần.

–           Hỏi? Em hãy nhắc lại cho cô sắc thái

bài hát này như thế nào?

•           Ôn hát kết hợp gõ phách

–           Cho cả lớp hát lại bài hát kết hợp gõ

đệm theo phách 1 lần. ( trống nhỏ )

–           Gọi từng tổ thực hiện

–           Giáo viên nhận xét

–           Phân dãy: Dãy 1 hát lời ca, dãy 2 gõ

đệm theo phách rồi đổi bên.

–           Giáo viên nhận xét

–           Gọi 2 em thực hiện

–           Gọi 1 em nhận xét 2 bạn

•           Hát kết hợp trò chơi Bắc kim thang.

–           Giáo viên phổ biến luật chơi:

+ Người chơi bị bịt mắt, sau mỗi câu hát thì

quay tròn tại chỗ và cầm dùi gõ vào mặt trống, trùng với tiếng vỗ tay của mọi người.

–           Giáo viên hướng dẫn học sinh hát và vỗ tay

vào những tiếng hát được tô đậm.

          + Bắc kim thang cà lang bí rợ

          + Cột bên kèo là kèo bên cột

          + Chú bán dầu qua cầu mà té

          + Chú bán ếch ở lại làm chi

          + Con le le đánh trống thổi kèn

          + Con bìm bịp thổi tò tí te tò te

–           Chơi thử: Giáo viên sẽ đóng vai người chơi

cho học sinh quan sát.

          + Câu thứ nhất không bị bịt mắt. Giáo viên cầm dùi đứng trước trống, sau mỗi câu hát thì quay tròn tại chỗ và cầm dùi gõ vào mặt trống, trùng với tiếng vỗ tay của học sinh. Sau mỗi câu hát thì quay tròn ngược lại để không bị chóng mặt.

–           Chơi thật: Người chơi sẽ bị bịt mắt và thực

hiện như trên.

–           Mời 1 nhóm lên chơi: Mỗi nhóm có 3 em.

Mỗi câu hát nếu gõ đủ các tiếng trống thì được 1 điểm, mỗi người được tối đa 6 điểm trong mỗi lượt chơi. Điểm của nhóm là tổng điểm của 3 em.

         Nội dung 2. Nghe nhạc: Cái Bống ( khoảng 12 phút ).

–           Quan sát cô có bức tranh thứ 2, các con thấy

bức tranh chú họa sẽ đã vẽ cảnh gì nào?

–           Giáo viên nhận xét động viên:

–           À đúng rồi các con a: Bức tranh tác giả đã vẽ

lên hình ảnh người mẹ đang gánh hàng và một người con đang cầm vào quang ánh như muốn gánh giúp mẹ của mình. Đây cũng chính là hình ảnh trong nội dung bài hát Cái Bống. Nhạc: Phan Trần Bảng – Lời: Theo đồng dao mà giờ học hôm nay cô muốn cho các em nghe. Để các con cảm nhận sâu sắc hơn về ý nghĩa của bài hát này.

–           Các con a: Bài hát Cái Bống – Nhạc:  Nhạc sĩ

Phan Trần Bảng sáng tác – Lời: Ca dao

Ông sinh ngày 01 thang 09 năm 1933 ở Đức Phong, Đức Thọ, Hà Tính. Trú quán tại Đống Đa, Hà Nội. Chuyên là chuyên viên nghiên cứu sư phạm âm nhạc thuộc viện Khoa học giáo dục, nay đã nghỉ hưu. Ông viết rất nhiều bài hát cho thiếu nhi và được phổ biến như bài: Trường em xinh, làng em đẹp, Bài ca đi học…. vv  và bài Cái Bống mà các con sẽ được nghe sau đây.

–           Giáo viên cho học sinh nghe bài hát lần 1 ( có

thể đu đưa theo giai điệu để cảm nhận về sắc thái bài hát )

–           Hỏi? Qua nghe bài hát các con thấy giai điệu

bài hát này như thế nào?

–           Hỏi? Bài hát vui tươi hay tha thiết?

–           Hỏi? Các con thấy tiết tấu của bài hát này

nhanh hay chậm vậy các con?

–           Hỏi? Các con thấy người hát trong bài hát này

 là trẻ em như các con hay là người lớn các con nhỉ?

–           Hỏi? Vậy thì là giọng nam hay giọng nữ vậy

các con?

–           Hỏi? Các con thấy trong bài hát có những

hình ảnh gì?

–           Hỏi? Em thích nhất câu hát nào trong bài

–           Hỏi? Vì sao con lại thích câu hát đó?

–           Hỏi? Con có thể hát lại câu hát đó cho cô và

cả lớp cùng nghe không?

–           Giáo viên cho học sinh nghe lần 2: Kết hợp

vẽ tranh minh họa các hình ảnh có trong bài hát.

–           Tìm ra các em vẽ đẹp và tuyên dương

–           Hỏi? Qua phần nghe nhạc Cái Bống các con

học được điều gì qua bài hát này?

3: Hoạt động ứng dụng ( khoảng 2 phút ).

–           Hỏi? Bài học hôm nay cô dạy các con có mấy

phần?

–           Cho cả lớp hát lại bài hát Bắc kim thang

–           Khen ngợi các em có ý thức học tập rất tốt

–           Động viên các em còn rụt rè, chưa mạnh dạn,

cần cố gắng hơn nữa trong các tiết học sau.

–           Giáo dục thái độ và phẩm chất cho học sinh

biết tự hào và gìn giữ bản sắc dân tộc Việt Nam ta.

–           Nhắc các em xem lại bài và chuẩn bị bài cho

 giờ học ngày hôm sau.       

–           HS thực hiện

–           Trả lời

–           Trả lời

–           Hát kết hợp gõ phách

–           Từng tổ thực hiện

–           Lắng nghe

–           Thực hiện

–           Lắng nghe

–           Quan sát tranh minh họa.

–           Lắng nghe

–           Chơi trò chơi

–           1 vài nhóm lên chơi

–           Quan sát tranh

–           Trả lời

–           Lắng nghe

–           Xem lời ca bài Cái Bống.

–           Quan sát hình ảnh nhạc sĩ Phan Trần Bảng.

–           Ghi nhớ

–           Nghe giai điệu bài hát

–           Trả lời

–           Trả lời

–           Trả lời

–           Trả lời

–           Trả lời

–           Trả lời

–           Nghe lần 2 kết hợp vẽ tranh.

–           Trả lời

–           Trả lời

–           Lắng nghe

–           Ghi nhớ

Leave a Comment