Kéo xuống để xem hoặc tải về!
( Chủ đề 6: em yêu âm nhạc – tiết 25)
– nghe nhạc: cây cầu luân- đôn
– vận dụng – sáng tạo: mô phỏng động tác
Chơi các nhạc cụ
I.mục tiêu:
– HS nghe và cảm nhận bài hát Cây cầu Luân-đôn. Biết đây là bài hát của trẻ em nước Anh
– Biết nghe hát kết hợp chơi trò chơi “Cây cầu”.
– Bước đầu biết cảm nhận về cao độ, trường độ, cường độ, âm sắc thông qua hoạt động Vận dụng-Sáng tạo.
II.CHUẨN BỊ:
GV: – Băng đĩa nhạc, loa đài, một số nhạc cụ gõ.
– Nắm vững cách tổ chức trò chơi kết hợp với bài hát Cây cầu Luân-đôn.
– Video clip bài hát Cây cầu Luân-đôn.
– Làm file âm thanh (đĩa nhạc hoặc MP3) có âm thanh của trống, kèn, vi-ô-lông, đàn phím điện tử nối tiếp nhau, âm thanh mỗi nhạc cụ dài khoảng từ 10 đến 15 giây.
HS: – Có một trong số các nhạc cụ gõ như: song loan, thanh phách, trống nhỏ, chuông, tem-bơ-rin, trai-en-gô.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1. HĐ Khởi động ( 3’)
Cho HS hát kết hợp vận động theo nhạc bài hát Múa vui.
2. HĐ Khám phá- Luyện tập ( 30’)
* Nghe nhạc: Cây cầu Luân-đôn (20’)
– GV đưa hình ảnh và giới thiệu
– Bài hát Cây cầu Luân- đôn là một bài hát của trẻ em nước Anh, dùng để vừa hát, vừa chơi (giống bài đồng dao của Việt Nam).
– GV cho HS nghe lần thứ nhất.
– GV hỏi:
+ Bài hát vui tươi hay tha thiết?
+ Tốc độ bài này nhanh hay chậm?
+ Bài hát này phù hợp với nhảy múa hay trò chơi?
– GV hướng dẫn HS hát lời Việt (theo SGV)
– GV hát mẫu từng câu và bắt nhịp cho HS hát
– GV cho HS hát cả bài
– GV cho HS hát cả bài và ghép nhạc
– GV cho HS cả lớp hát kết hợp vỗ tay theo nhịp (nếu các em đã thuộc bài).
* Chơi trò chơi: Cây cầu
– GV hướng dẫn HS
Cây cầu được làm từ 2 đến 3 cặp HS (từ 4 đến 6 em) đứng đối diện, chụm hai tay giơ lên cao, mỗi cặp dãn cách khoảng 1m. từ 10 đến 12 bạn khác phải đi đều theo vòng tròn (hoặc hình số 8) chui qua cây cầu này. GV mở nhạc, đến câu cuối trong bài hát, những HS làm cầu sẽ cùng nhau kéo tay xuống, nếu bắt được bạn nào chưa kịp chui qua thì bạn đó phải thay thế làm cầu.
– GV có thể cho HS xem qua video trò chơi: Cây cầu
– GV cho cả lớp vừa nghe nhạc, vừa chơi trò chơi
– GV chia nhóm(tổ) lần lượt lên chơi trò chơi.( các bạn ở dưới hát theo nhạc)
– GV tuyên dương và nhận xét, khuyến khích HS.
* Vận dụng-Sáng tạo: Mô phỏng động tác chơi các nhạc cụ (10’)
– GV cho HS quan sát tranh và hỏi các em có biết nhạc cụ nào trong các nhạc cụ sau không?
– GV cho HS nghe tiếng trống và hướng dẫn: Đây là tiếng trống, khi nghe thấy tiếng trống thì chúng ta cần thực hiện động tác người gõ trống.
– GV cho HS nghe tiếng kèn và hướng dẫn HS thực hiện động tác người thổi kèn.
– GV cho HS nghe tiếng đàn vi-ô-lông và hướng dẫn HS thực hiện động tác người chơi đàn.
– GV cho HS nghe tiếng đàn pi-a-nô và hướng dẫn HS thực hiện động tác người chơi đàn.
– GV cho lần lượt từng tổ, nhóm nghe âm thanh và mô phỏng động tác chơi các nhạc cụ:
+ Tổ 1: Tiếng trống, tiếng kèn, tiếng đàn vi-ô-lông
+ Tổ 2: Tiếng kèn, tiếng đàn vi-ô-lông, tiếng đàn pi-a-nô.
+ Tổ 3: Tiếng đàn vi-ô-lông, tiếng đàn pi-a-nô, tiếng trống
+ Tổ 4: Tiếng đàn pi-a-nô, tiếng trống, tiếng kèn.
– GV tuyên dương và nhận xét, khuyến khích HS.
3. HĐ Ứng dụng ( 2’)
– GV chốt lại mục tiêu của tiết học, khen ngợi các em có ý thức luyện tập, nghe nhạc tích cực, sáng tạo, vận động tốt. Động viên những em còn rụt rè, chưa mạnh dạn cần cố gắng hơn.
– Dặn các em về nhà xem lại các nội dung đã học và chơi trò chơi “Cây cầu” với bạn bè.
– HS thực hiện
– HS quan sát
– HS quan sát, lắng nghe
– HS nghe, biểu lộ cảm xúc
– HS trả lời
– HS trả lời: Bài hát phù hợp với trò chơi
– HS hát từng câu
– HS hát cả bài
– HS thực hiện
– HS lắng nghe và thực hiện theo sự HD của GV
– HS quan sát
– Các nhóm, tổ, cá nhân thực hiện
– HS quan sát, trả lời
– HS lắng nghe và làm động tác đánh trống
– HS lắng nghe và làm động tác thổi kèn
– Học sinh lắng nghe và làm động tác chơi đàn vi-
– HS lắng nghe và làm động tác đánh đàn pi-a-nô
– Các nhóm, tổ thực hiện
– HS lắng nghe
– HS lắng nghe, ghi nhớ