Giáo án bài NGHỊ LUẬN VỀ MỘT VẤN ĐỀ TƯ TƯỞNG ĐẠO LÍ Ngữ văn lớp 9 theo 5 bước phát triển năng lực

Kéo xuống để xem hoặc tải về! Tải file ………………………………………………………… NS: 22/1/2019 ND:   /1/2019 Bài 21-  Tiết 107. Làm văn. NGHỊ LUẬN VỀ MỘT VẤN ĐỀ TƯ TƯỞNG ĐẠO LÍ. I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT.  …

Kéo xuống để xem hoặc tải về!

…………………………………………………………

NS: 22/1/2019

ND:   /1/2019

Bài 21-  Tiết 107. Làm văn.

NGHỊ LUẬN VỀ MỘT VẤN ĐỀ TƯ TƯỞNG ĐẠO LÍ.

I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT. 

1. Kiến thức: HS nắm được: Đặc điểm, yêu cầu của bài văn nghị luận về một vấn đề tư tưởng đạo lí.

2. Kỹ năng: Rèn kĩ năng nhận diện và rèn luyện kĩ năng viết một văn bản nghị luận xã hội về vấn đề tư tưởng đạo lí.

3. Tư tưởng: Giáo dục học sinh ý thức hiểu sâu sắc về vấn đề tư tưởng đạo lí trong bài nghị luận xã hội.

4. Năng lực: Phát triển các năng lực như:

+ Năng lực chung: Năng lực giải quyết vấn đề, năng lực sáng tạo, năng lực sử dụng ngôn ngữ, năng lực hợp tác,…

+ Năng lực chuyên biệt: Năng lực viết, tạo lập văn bản.

II. CHUẨN BỊ:

1. GV: Lập kế hoạch dạy học, tài liệu,phiếu học tập.

2. HS: Nghiên cứu bài học, chuẩn bị sản phẩm theo sự  phân công.

III. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

1. Mô tả phương pháp thực hiện chuỗi các hoạt động học trong bài học và kĩ thuật dạy học thực hiện trong các hoạt động.

Tên hoạt động

Phương pháp thực hiện

Kĩ thuật dạy học

A. Hoạt động khởi động

Đàm thoại, nêu và giải quyết vấn đề.

– Kĩ thuật đặt câu hỏi

 

B. Hoạt động hình thành kiến thức

*Tìm hiểu bài văn về một vấn đề tư tưởng đạo lí

 

 

Thảo luận cặp đôi, nhóm lớn

 

 

 

 

– Kĩ thuật đặt câu hỏi, chia nhóm

 

C. Hoạt động luyện tập

– Đàm thoại, dạy học nêu vấn đề và giải quyết vấn đề.

– Kĩ thuật đặt câu hỏi

 

D. Hoạt động vận dụng

– Đàm thoại, dạy học nêu vấn đề và giải quyết vấn đề.

– Kĩ thuật đặt câu hỏi

 

E. Hoạt động tìm tòi, mở rộng

– Dạy học nêu vấn đề và giải quyết vấn đề

– Kĩ thuật đặt câu hỏi

 

2. Tổ chức các hoạt động:

        Hoạt động của thầy và trò

              Nội dung

   HĐ1. HĐ khởi động:

* Mục tiêu:

   – Tạo tâm thế hứng thú cho HS.

   – Kích thích HS tìm hiểu về đặc điểm của bài văn nghị luận về một vấn đề tư tưởng đạo lí

* Nhiệm vụ: HS theo dõi và thực hiện yêu cầu của GV.

* Phương thức thực hiện: HĐ cá nhân, HĐ cả lớp.

* Yêu cầu sản phẩm: HS suy nghĩ trả lời.

* Cách tiến hành:

– GV chuyển giao nhiệm vụ:

Đê 1: Suy nghĩ về hiện tượng ô nhiễm môi trường ở địa phương em.

Đề 2: Tác hại của tệ nạn xã hội.

Đề 3: Bàn về vấn đề thực phẩm bẩn hiện nay.

Đề 4: Suy nghĩ về lòng biết ơn.

? Em hãy cho biết các đề trên đề nào thuộc kiểu bài nghị luận về một sự việc hiện tượng đời sống?

– Dự kiến TL:

+ Đề 1,2,3: Nghị luận về một sự việc hiện tượng đời sống

+ Đề 4: ?

? Đặc điểm bài văn nghị luận về một sự việc đời sống?

– Dự kiến TL: Bàn về sự việc, hiện tượng xảy ra trong đời sống hàng ngày của con người.

* GV chốt lại và dẫn dắt vào bài: Đề 4 có phải là dạng bài nghị luận về một sự việc hiện tượng đời sống không?  Bài học hôm nay cô và các em  sẽ tìm hiêu để có được câu trả lời.

B. HĐ hình thành kiến thức.

* Mục tiêu: Giúp học sinh tìm hiểu về  một vấn đề tư tưởng đạo lí

* Nhiệm vụ: HS thực hiện yêu cầu của GV.

* Phương thức thực hiện: HĐ chung, Thảo luận nhóm, Hoạt động  cặp đôi.

* Yêu cầu sản phẩm: vở ghi HS.

* Cách tiến hành:

    1. GV chuyển giao nhiệm vụ:

THẢO LUẬN NHÓM(3p)

 a. Cho biết văn bản trên bàn về vấn đề gì?

 b. Văn bản trên chia làm mấy phần, chỉ ra nội dung từng phần và mối quan hệ của chúng với nhau.

2. HS tiếp nhận và thực hiện nhiệm vụ:

  + HS đọc yêu cầu.

  + HS hoạt động cá nhân.

  + HS thảo luận.

– Đại diện trình bày.

– Dự kiến TL:

a.  Văn bản bàn về vấn đề vai trò của tri thức và người trí thức trong đời sống xã hội.

b. Chia làm ba phần:

+ Phần mở bài(đoạn 1): đặt vấn đề tri thức là sức mạnh

+ Phần thân bài (đoạn văn 2,3): Chứng minh tri thức đúng là sức mạnh trong công việc và khẳng định tri thức là sức mạnh cách mạng.

+ Phần kết bài(đoạn còn lại): Phê phán những người không biết quý trọng tri và sử dụng tri thức không đúng mục đích.

Þ Mối quan hệ giữa các thành phần là chặt chẽ, cụ thể:

– Phần mở bài: nêu vấn đề

– Phần thân bài: Lập luận chứng minh vấn đề

– Phần kết bài: Mở rọng vấn đề để bàn luận

– 2 HS phản biện.

– GV đánh giá quá trình thảo luận nhóm, đánh giá sản phẩm của HS.

– GV chốt kiến thức

HĐ cá nhân

?Chỉ ra các câu mang luận điểm chính trong bài. Các luận điểm ấy đã diễn đạt được rõ ràng , dứt khoát ý kiến của người viết chưa?

HS hoạt động cá nhân => trình bày kết quả.

Dự kiến TL:

* Các câu mang luận điểm trong bài:

– 2 câu đầu tiên của đoạn mở bài

– Câu đầu tiên của đoạn thứ 2: đúng là tri thức là sức mạnh.

– 2 câu kết của đoạn 2

– câu mở đoạn 3

– câu mở đoạn 4 và câu kết đoạn 4

Cụ thể:

     Nhà khoa học… sức mạnh.

Sau này Lê Nin… được sức mạnh.

Tri thức đúng là sức mạnh.

Rõ ràng người có… làm nổi.

Tri thức … cách mạng.

Tri thức… quý trọng tri thức.

Họ không … trên mọi lĩnh vực.

Þ Các luận điểm trên đã diễn đạt được rõ ràng, dứt khoát ý kiến của người viết. Nói cách khác, người viết muốn tô đậm, nhấn mạnh hai ý:

     – Tri thức là sức mạnh

– Vai trò to lớn của người tri thức trên mọi lĩnh vực của đời sống.

HĐ cá nhân

? Văn bản trên đã sử dụng phép lập luận chính nào? Cách lập luận có thuyết phục không?

Dự kiến TL:

– Phép lập luận chứng minh là chủ yếu.

– Thuyết phục mọi người bởi đẫn chứng rõ ràng, cụ thể

GV chốt: Với phép lập luận chứng minh này có sức thuyết phục vì đã giúp cho người đọc nhận thức được vai trò của tri thức và vai trò người trí thức đối với sự phát triển, tiến bộ của xã hội, phê phán tư tưởng không biết trọng tri thức dùng sai mục đích. Vì vậy, nó mang tầm vóc là một vấn đề tư tưởng đạo lí của cả xã hội.

HĐ cặp đôi

? Qua đây em hiểu thế nào là bài văn nghị luận về tư tưởng, đạo lí ? Theo em muốn làm nổi bật một vấn đề tư tưởng đạo lí bằng cách nào? Về hình thức đảm bảo yêu cầu gì?

HS hoạt động cá nhân => Hoạt động cặp đôi => trình bày kết quả.

* Dự kiến TL:                                                        

 – Nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lí là bàn về một vấn đề thuộc lĩnh vực tư tưởng, đạo đức, lối sống.

  •  Giải thích, chứng minh, so sánh, đối chiếu, phân tích.

? Về hình thức bài viết phải đảm bảo yêu cầu gì?

  • Có bố cục 3 phần, luận điểm đúng đắn rõ ràng, lời văn chính xác, sinh động.

          Thảo luận nhóm(3p)

? Qua bài học này em cho biết bài nghị luận về một vấn đề tư tưởng đạo lí khác với bài nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống như thế nào?

 HS tiếp nhận và thực hiện nhiệm vụ:

  + HS đọc yêu cầu.

  + HS hoạt động cá nhân.

  + HS thảo luận.

– Đại diện trình bày.

– Dự kiến TL:

  • Nghị luận sự việc, hiện tượng đời sống là xuất phát từ thực tế đời sống (sự việc, hiện tượng) mà nêu ra những vấn đề tư tưởng.
  • Nghị luận tư tưởng đạo lí:  dùng lập luận giải thích, chứng minh phân tích… để làm sáng tỏ các tư tưởng đạo lí quan trọng đối với đời sống con người.

* Mục tiêu: Giúp học sinh bước đầu nhận dạng được kiểu bài nghị luận Xh về một vấn đề tư tưởng đạo lí

* Nhiệm vụ: HS thực hiện yêu cầu của GV.

* Phương thức thực hiện: HĐ chung, Thảo luận nhóm, Hoạt động  cặp đôi.

* Yêu cầu sản phẩm: vở ghi HS.

* Cách tiến hành:

    1. GV chuyển giao nhiệm vụ:

               THẢO LUẬN NHÓM(3p)

 a.Cho biết văn bản trên thuộc loại nghị luận nào?

b. Văn bản nghị luận về vấn đề gì? Chỉ ra luận điểm chính của nó?

c.Phép lập lập luận chính trong bài văn là gì? Cách lập luận trong bài có sức thuyết phục như thế nào?

 2. HS tiếp nhận và thực hiện nhiệm vụ:

  + HS đọc yêu cầu.

  + HS hoạt động cá nhân.

  + HS thảo luận.

– Đại diện trình bày.

– Dự kiến TL:

a. Văn bản thuộc loại nghị luận về một vấn đề tư tưởng đạo lí

b, văn bản bàn về giá trị của thời gian

* Luận điểm:

-Thời gian là sự sống

– Thời gian là thắng lợi

– Thời gian là tiền

– Thời gian là tri thức

C, Phép lập luận chủ yếu của văn bản là phân tích và chứng minh

 Cách lập luận này có sức thuyết phục , giản dị và dễ hiểu

HS phản biện

GV chốt lại

HĐ 4: HĐ vận dụng:

* Mục tiêu: HS biết vận dụng kiến thức đã học áp dụng vào cuộc sống thực tiễn.

* Nhiệm vụ: HS vận dụng kiến thức đã học về đặc điểm của bài văn nghị luận về một vấn đề tư tưởng đạo lí

* Phương thức thực hiện: HĐ cá nhân

* Sản phẩm: Câu trả lời của HS

* Cách tiến hành:

     1. Gv chuyển giao nhiệm vụ cho HS:

  Từ việc tìm hiểu ở trên hãy xác định đề 4 trong phần KĐ thuộc kiểu bài nghị  luận nào? Nêu một vài vấn đề tư tưởng đạo lí của con người trong cuộc sống

 2. HS tiếp nhận và thực hiện nhiệm vụ.

           + Nghe yêu cầu.

           + Trình bày cá nhân: Đề 4 thuộc kiểu nghị luận về vấn đề tư tưởng đạo lí

*Một số vấn đề tư tưởng đạo lí của con người: Đạo lí uống nước nhớ nguồn, lá lành đùm lá rách…

      – GV chốt:

HĐ 5: Tìm tòi, mở rộng:

* Mục tiêu: HS mở rộng vốn kiến thức đã học

* Nhiệm vụ: Về nhà tìm hiểu, liên hệ

* Phương thức hoạt động: cá nhân

* Yêu cầu sản phẩm: câu trả lời của HS vào trong vở.

* Cách tiến hành:

1. GV chuyển giao nhiệm vụ cho HS:   

2. HS tiếp nhận và thực hiện nhiệm vụ:

Tìm và đọc một số đoạn văn, bài văn thuộc thể loại nghị luận về vấn đề tư tưởng đạo lí

 + Đọc yêu cầu.

 + Về nhà suy nghĩ trả lời.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

I- Tìm hiểu bài nghị luận về vấn đề tư tưởng, đạo lí.

1. Ví dụ: văn bản: ‘Tri thức là sức mạnh”.

2. Nhận xét

– Văn bản bàn về vấn đề vai trò của tri thức và người trí thức trong đời soonga xã hội..

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

– Mở bài: nêu vấn đề.

– Thân bài: lập luận, chứng minh vấn đề.

– Kết bài: mở rộng bàn luận vấn đề.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

*Nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lí là bàn về một vấn đề thuộc lĩnh vực tư tưởng, đạo đức, lối sống.

  • – Giải thích, chứng minh, so sánh, đối chiếu, phân tích.
  • – Có bố cục 3 phần, luận điểm đúng đắn rõ ràng, lời văn chính xác, sinh động.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

  3. Ghi nhớ:

 

 

 

II. Luyện tập:

IV. Rút kinh nghiệm                                        

……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

                                                                              Kí duyệt

        

Tiết 108: Tập làm văn

NGHỊ LUẬN VỀ MỘT VẤN ĐỀ TƯ TƯỞNG, ĐẠO LÍ

 

A. Mục tiêu cần đạt

–   Giúp học sinh: Biết làm bài văn nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lí

B. Tổ chức các hoạt động dạy và học

1. Ổn định

2. Kiểm tra :

3. Bài mới

 

Hoạt động của thầy

Hoạt động  của trò

Mục tiêu cần đạt

Hoạt động 1: Tìm hiểu bài văn

– GV gọi HS đọc bài: tri thức là sức mạnh

 

I. Tìm hiểu bài văn

1. Tác giả:

? Văn bản bàn về vấn đề gì?

 

* Văn bản bàn về giá trị của tri thức khoa học và người trí thức trong sự phát triển của xã hội.

? Văn bản có thể chia làm mấy phần? Chỉ ra nội dung của mỗi phần và mối quan hệ giữa chúng với nhau ?

HS suy nghĩ trả lời.

* Văn bản chia làm 3 phần:

– Phần mở bài (đoạn 1): nếu vấn đề cần bàn luận.

– Phần thân bài (2 đoạn tiếp theo): Nêu hai ví dụ chứng minh tri thức là sức mạnh.

+ Một đoạn nêu tri thức có thể cứu một cái máy khỏi số phận một đống phế liệu.

+ Một đoạn nêu tri thức là sức mạnh của cách mạng. Bác Hồ đã thu hút nhiều nhà trí thức lớn theo Người tham gia đóng góp cho cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mĩ thành công.

– Phần kết bài: (đoạn còn lại) : Phê phán một số biểu hiện không biết quý trọng tri thức, sử dụng không đúng chỗ.

Þ Mối quan hệ giữa các thành phần là chặt chẽ, cụ thể:

– Phần mở bài: nêu vấn đề

– Phần thân bài: Lập luận chứng minh vấn đề

– Phần kết bài: Mở rọng vấn đề để bàn luận

? Đánh dấu các câu mang luận điểm chính trong bài? Các luận điểm ấy diễn đạt được rõ ràng, dứt khoát ý kiến của người viết chưa?

HS suy nghĩ trả lời.

* Các câu mang luận điểm trong bài:

– 2 câu đầu tiên của đoạn mở bài

– Câu đầu tiên của đoạn thứ 2: đúng là tri thức là sức mạnh.

– 2 câu kết của đoạn 2

– câu mở đoạn 3

– câu mở đoạn 4 và câu kết đoạn 4

Þ Các luận điểm trên đã diễn đạt được rõ ràng, dứt khoát ý kiến của người viết. Nói cách khác, người viết muốn tô đậm, nhấn mạnh hai ý:

– Tri thức là sức mạnh

– Vai trò to lớn của người tri thức trên mọi lĩnh vực của đời sống.

? Văn bản sử dụng phép lập luận nào là chính? Cách lập luận có thuyết phục hay không ?

HS suy nghĩ trả lời.

* Văn bản đã sử dụng phép lập luận chứng minh là chủ yếu (dùng sự thực thực tế để nêu một vấn đề tư tưởng, phê phán tư tưởng không biết coi trọng tri thức, dùng sai mục đích). Phép lập luận này có sức thuyết phục vì đã giúp cho người đọc nhận thức được vai trò của tri thức và người tri thức đối với sự tiến bộ của xã hội.

? Bài nghị luận bàn về một vấn đề tư tưởng đạo lí khác với bài nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống như thế nào ?

 

* Sự khác biệt giữa bài nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống với nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lí ở chỗ:

– Loại thứ nhất xuất phát từ thực tế đời sống (các sự việc, hiện tượng) để khái quát thành một vấn đề tư tưởng, đạo lí.

– Loại thứ hai bắt đầu từ một tư tưởng, đạo lí, sau đó dùng lập luận giải thích, chứng minh, phân tích… để làm sáng tỏ các tư tưởng, đạo lí quan trọng đối với đời sống con người, để thuyết phục người đọc nhận thức đúng vấn đề tư tưởng, đạo lí đó.

 

 

II. Ghi nhớ sgk

Gọi HS đọc chậm, to phần ghi nhớ sgk

 

III. Luyện tập

 

* Hoạt động 2: Hướng dẫn luyện tập.

Gọi HS đọc văn bản : “thời gian là vàng” và trả lời câu hỏi:

? Văn bản trên thuộc loại nghị luận nào?

? Văn bản nghị luận về vấn đề gì ? Chỉ ra các luận điểm chính của văn bản ấy?

 

 

 

 

– Văn bản “Thời gian là vàng” thuộc loại nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lí.

 

 

– Văn bản bàn luận về giá trị của thời gian. Các luận điểm chính của văn bản là:

+ Thời gian là sự sống

+ Thời gian là thắng lợi

+ Thời gian là tiền

+ Thời gian là tri thức

?Phép lập luận chủ yếu trong văn bản là gì? Cách lập luận ấy có vai sức thuyết phục không ?

 

– Phép lập luận chủ yếu của văn bản là phân tích và chứng minh. Cách lập luận ấy có sức thuyết phục vì giản dị, dễ hiểu.

 

 

4. Dặn dò về nhà

– Nắm nội dung cơ bản của bài.

Ngày soạn:                                                         Ngày dạy:

Tuần 24  – bài 20

Tiết 108: TLV

NGHỊ LUẬN VỀ MỘT VẤN ĐỀ TƯ TƯỞNG, ĐẠO LÍ

  1. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT
  1. Kiến thức: Học sinh hiểu được một kiểu bài nghị luận xã hội. Nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lí
  2. Kĩ năng: Có kĩ năng nhận diện, viết bài văn nghị luận.
  3. Thái độ: Giáo dục tư tưởng, tình cảm đạo lí theo chuẩn mực đạo đức

4.Định hướng năng lực – phẩm chất :

  • HS có năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tự học, năng lực hợp tác, giao tiếp.
  • HS có phẩm chất : Tự tin, tự chủ.

II.CHUẨN BỊ

  1. Thầy: Soạn bài, tham khảo tài liệu có liên quan, phiếu học tập
  2. Trò: Chuẩn bị bài

 

III.PHƯƠNG PHÁP VÀ KĨ THUẬT DẠY HỌC

  1. Phương pháp : Gợi mở – vấn đáp, Hoạt động nhóm,luyện tập thực hành
  2. Kĩ thuật : Đặt câu hỏi,động não

VI . TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

  1. Hoạt động khởi động
  • ổn định lớp:
  • Kiểm tra bài cũ : -Thế nào là nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống ?
  • Nêu yêu cầu về nội dung và hình thức của bài văn này ?

*Vào bài mới : Gv giới thiệu bài

2.Hoạt động hình thành kiến thức mới

Hoạt động của thầy và trò

Nội dung cần đạt

Hoạt động 1 : Tìm hiểu bài nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lí.

*Phương pháp : Gợi mở – vấn đáp, Hoạt động nhóm

* Kĩ thuật : Đặt câu hỏi,động não

-GV yêu cầu HS đọc văn bản SGK

? Bài viết thuộc kiểu văn bản gì ?

? Vấn đề nghị luận được đề cập tới là gì ?

 

? Vấn đề nghị luận mà tác giả đưa ra thuộc lĩnh vực gì ?

?Vậy em hiểu thế nào là nghị luận về một vấn đề tư tưởng đạo lí ?

-GV yêu cầu HS thảo luận theo cặp đôi

? Theo em văn bản chia ra làm mấy phần ?

? Nêu giới hạn và nội dung của từng phần ?

 

– HS thảo luận và trình bày

 

 

? Em có nhận xét gì về mối quan hệ của 3 phần trên ?

 

GV: + MB: Nêu vấn đề

+ TB: Lập luận, chứng minh vấn

đề

+ KB: Mở rộng để khẳng định vấn đề

– Chỉ ra những luận điểm của bài văn ?

  1. Tìm hiểu bài nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lí.
    1. Tìm hiểu văn bản '' Tri thức là sức mạnh ''

 

 

– Văn bản nghị luận

  1. Vấn đề nghị luận: giá trị của tri thức KH; vai trò của người tri thức trong sự phát triển của XH

-> Vấn đề thuộc lĩnh vực tư tưởng, đạo lí của con người.

=> ý1 ghi nhớ

 

  1. Bố cục: 3 phần

+ Phần 1: ( MB ) Đoạn 1

-> Nêu vấn đề : Tri thức là sức mạnh

+ Phần 2: ( TB ) Đoạn 2,3

-> Phân tích sức mạnh của tri thức

+ Phần 3 ( KB ): Đoạn 4

-> Phê phán người không coi trọng tri thức

– Mối quan hệ chặt chẽ

 

 

 

 

 

 

c. Các luận điểm:

– Sức mạnh của tri thức

 

(GV yêu cầu HS làm việc theo cặp đôi

-> Gọi HS trình bày ->  HS  nhận xét  và bổ sung)

 

 

 

 

? Các luận điểm ấy đã diễn đạt được rõ ràng dứt khoát ý kiến của người viết chưa ?

? Văn bản đã sử dụng phép lập luận nào là chính ?

? Theo em cách lập luận này có thuyết phục không ?

? Cách lập luận này kết hợp với những lời văn như thế nào ?

? Từ việc tìm hiểu trên em hãy cho biết yêu câù về nội dung của bài nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lí ?

? Về hình thức bài văn cần phải có những yêu cầu gì ?

– Gv sử dụng kĩ thuật động não

? Theo em bài nghị luận về một vấn đề tư tưởng đạo lí có gì khác với nghị  luận về một hiện tượng, đời sống XH ?

 

 

 

 

 

 

 

 

 

GV yêu cầu HS đọc lại toàn bộ  ghi nhớ

  • Sức mạnh của người có tri thức
  • Tri thức đúng là sức mạnh
  • Rõ ràng người có tri thức … nổi
  • Tri thức là sức mạnh của CM
  • Tri thức có … quý trọng tri thức
  • Họ không biết rằng … trên mọi lĩnh vực

-> Các luận điểm trên mang tư tưởng, ý kiến của người viết rất rõ ràng, dứt khoát.

d. Sử dụng phép lập luận chứng minh là chủ yếu

-> Cách lập luận này thuyết phục

 

– Lời văn sinh động, chính xác.

 

=> ý 2 ghi nhớ

 

 

=> ý 3 ghi nhớ

 

 

  • Giống: Sau khi phân tích SV có thể rút ra bài học tư tưởng, đạo lí hoặc đời sống.
  • Khác:
  • Nghị luận về một sự việc: xuất phát từ thực tế đ/s để khái quát thành một vấn đề tư tưởng, đạo lí.
  • Nghị luận về vấn đề tư tưởng, đạo lí: Bắt đầu từ một tư tưởng, đạo lí sau đó dùng lập luận để giải thích, chứng minh, phân tích … để thuyết phục người đọc nhận thức đúng vấn đề tư tưởng.

2. Ghi nhớ ( SGK / 36 )

  1. Hoạt động luyện tập

Hoạt động của thầy và trò

Nội dung cần đạt

*PP: Hoạt động nhóm, luyện tập thực hành

*KT: Thảo luận nhóm

II. Luyện tập

* Văn bản '' Thời gian là vàng "

 

Cho HS đọc văn bản SGK-36,37

– GV Yêu cầu HS thảo luận theo 4 nhóm -> gọi đại diện Hs trình bày -> nhóm khác nhận xét và bổ sung

  1. Văn bản thuộc loại văn nghị luận nào?
  2. Văn bản bàn về vấn đề gì.?
  3. Chỉ ra các luận điểm chính ?
  4. Phép lập luận chính. Tác dụng ?
  • Nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lí
  • Vấn đề bàn bạc: Giá trị của thời gian
  • Luận điểm chính:

+ Thời gian là vàng

+ Thời gian là sự sống

+ Thời gian là thắng lợi

+ Thời gian là tiền

+ Thời gian là tri thức

  • Phân tích, chứng minh

-> Bài văn có sức thuyết phục cao

  1. Hoạt động vận dụng

-Tìm những vấn đề về tư tưởng đạo lí có thể viết thành bài văn nghị luận

5.Hoạt động tìm tòi và mở rộng

-Tìm đọc các bài viết thuộc vấn đề tư tưởng đạo lí

  • Học, nắm chắc nội dung bài học.
  • Hoàn thành bài tập
  • Chuẩn bị '' Liên kết câu và liên kết đoạn văn ''

+ Đọc vd

+Trả lời các câu hỏi liên quan

+Xác định được các phương tiện liên kết câu và đoạn văn

 

Leave a Comment