Giáo án bài nghĩa tường minh và hàm ý ngữ văn 9 theo 5 bước phát triển năng lực

Kéo xuống để xem hoặc tải về! Tải file Tiết 121. Tiếng Việt. NGHĨA TƯỜNG MINH VÀ HÀM Ý I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT.  1. Kiến thức: – Khái niệm nghĩa tường minh và hàm …

Kéo xuống để xem hoặc tải về!

Tiết 121. Tiếng Việt.

NGHĨA TƯỜNG MINH VÀ HÀM Ý

I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT. 

1. Kiến thức:

– Khái niệm nghĩa tường minh và hàm ý

– Tác dụng của việc tạo hàm ý trong giao tiếp hàng ngày.

2. Kỹ năng.

– Nhận biết được nghĩa tường minh và hàm ý ở trong câu

– Giải đoán được hàm ý trong văn cảnh cụ thể

– Sử dụng hàm ý sao cho phù hợp với tình huống giao tiếp

3. Tư tưởng: Giáo giục cách giao tiếp, ứng xử lịch sự, tế nhị.

4. Năng lực: Phát triển năng lực tạo lập văn bản nghị luận, năng lực giải thích, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tư duy, năng lực sáng tạo. Đồng thời bồi dưỡng tâm hồn nhạy cảm, tình yêu văn học, tình yêu cuộc sống.

II- CHUẨN BỊ

1. GV: Lập kế hoạch dạy học, tài liệu,

2. HS: Nghiên cứu bài học, chuẩn bị bài.

III. Tổ chức các hoạt động.

1. Mô tả phương pháp thực hiện chuỗi các hoạt động học trong bài học và kĩ thuật dạy học thực hiện trong các hoạt động.

Tên hoạt động

Phương pháp thực hiện

Kĩ thuật dạy học

A. Hoạt động khởi động

Đàm thoại, nêu và giải quyết vấn đề.

– Kĩ thuật đặt câu hỏi

 

B. Hoạt động hình thành kiến thức

b. HĐ hình thành kiến thức mới

 Phân biệt nghĩa tường minh và hàm ý.

– Phương pháp: Đàm thoại, nêu và giải quyết vấn đề.

– Kĩ thuật: Kĩ thuật đặt câu hỏi, trình bày 1 phút.

 

C. Hoạt động luyện tập

– Đàm thoại, nêu vấn đề và giải quyết vấn đề.

– Kĩ thuật đặt câu hỏi

 

D. Hoạt động vận dụng

– Đàm thoại, dạy học nêu vấn đề và giải quyết vấn đề.

– Kĩ thuật đặt câu hỏi

 

E. Hoạt động tìm tòi, mở rộng

– Dạy học nêu vấn đề và giải quyết vấn đề

– Kĩ thuật đặt câu hỏi

 

2. Tổ chức các hoạt động:

HĐ của thầy và trò

ND(ghi bảng)

A. HĐ khởi động:

* Mục tiêu:

   – Tạo tâm thế hứng thú cho HS.

   – Kích thích HS tìm hiểu về nghĩa tường minh và hàm ý.

* Nhiệm vụ: HS theo yêu cầu của GV.

* Phương thức thực hiện: HĐ cá nhân, HĐ cả lớp.

* Yêu cầu sản phẩm: HS suy nghĩ trả lời.

* Cách tiến hành:

– GV chuyển giao nhiệm vụ: nêu các tình huống

* Tình huống thứ nhất:

 Sắp đến giờ vào lớp, cô giáo hỏi một bạn học sinh:
– Mấy giờ rồi em?

* Tình huống thứ hai:

 Nam đi học muộn, đến sân trường gặp cô giáo chủ nhiệm, cô hỏi:
– Mấy giờ rồi em?

? Tình huống thứ nhất, cô giáo muốn hỏi gì? Tình huống thứ 2 cô giáo muốn nhắc nhở điều  gì?

->Cô giáo muốn hỏi giờ bạn học sinh.
->Cô giáo nhắc nhở việc Nam đi học muộn.

-> GV dẫn vào bài: Trong giao tiếp, chúng ta có thể diễn đạt trực tiếp điều mình nói thông qua những câu, từ ngữ diễn đạt điều đó. Nhưng đôi khi chúng ta diễn đạt một cách gián tiếp( nội dung thông báo không được nói trực tiếp bằng những từ ngữ trong lời nói  nhưng  có thể suy ra từ những từ ngữ ấy). Cách diễn đạt như vậy người ta gọi là tường minh và hám ý. Vậy thế nào là tường minh và hàm ý, cô và các em cùng tìm hiểu trong tiết học hôm nay.

B. HĐ hình thành kiến thức.

* Mục tiêu: Giúp HS nắm được nghĩa tường minh và hàm ý.

* Nhiệm vụ: HS tìm hiểu ở nhà.

* Phương thức thực hiện: hoạt động chung, hoạt động cá nhân.

* Yêu cầu sản phẩm: câu trả lời của HS.

* Cách tiến hành:

                    HĐ NHÓM (7 phút)

1. GV chuyển giao nhiệm vụ:

a. Cho biết nội dung của đoạn trích này?

b. Chú ý vào câu nói của anh thanh niên và cho biết nội dung thông báo câu nói của anh thanh niên là gì?

c. Căn cứ vào những từ ngữ nào em biết được phần thông báo trên?

d Ngoài cách hiểu trên, em thấy câu nói của anh thanh niên còn có thể hiện điều gì? Em căn cứ vào đâu mà biết được điều anh thanh niên nói?

e. Theo em tại sao anh thanh niên không nói thẳng ra điều đó với hai người hoạ sĩ và cô kĩ sư mà phải nói một cách ẩn ý như vậy?

2. HS tiếp nhận và thực hiện nhiệm vụ:

          + HS đọc yêu cầu.

          + HS hoạt động cá nhân.

          + HS hoạt động cặp đôi.

          + HS thảo luận.

     + Đại diện nhóm trình bày.

*Dự kiến TL:

  1. Cuộc chia tay của anh thanh niên với người hoạ sỹ và cô kĩ sư khi lên thăm nhà anh.
  2. Chỉ còn có 5 phút nữa là chia tay.
  3. Chỉ còn 5 phút.
  4. Căn cứ vào dụng ý mà anh thanh niên thể hiện qua những từ ngữ như “trời ơi”
  5. Anh không muốn nói thẳng ra điều đó, có thể vì ngại ngùng, vì muốn che giấu tình cảm của mình, vì anh là người “thèm người” và hiếu khách.

? Từ "Trời ơi" thuộc thành phần nào đã học, nêu tác dụng?

Thành phần biệt lập->cảm thán, tiếng thốt thể hiện sự nuối tiếc khi thời gian còn quá ít “chỉ còn 5 phút”.

GV: Như vậy, hiểu được điều anh thanh niên vừa nói ta phải suy ra từ những từ ngữ trong câu nói và căn cứ vào tình huống giao tiếp (hoàn cảnh giao tiếp).

                    HĐ cặp đôi (2 phút)

a. Câu nói: “ồ! Cô… này” anh muốn thông báo điều gì?

b. Căn cứ vào đâu em biết được điều mà anh thanh niên nói?

c. Ngoài thông báo trực tiếp em thấy anh thanh niên còn muốn nói điều gì nữa không?

* Dự kiến trả lời

a. Thông báo cho cô kĩ sư biết cô ra về còn quên chiếc khăn mùi xoa.

  1. Căn cứ vào câu và từ “quên”.
  2. Không.

GV: Như vậy, câu nói của anh thanh niên không chứa ẩn ý mà thể hiện trực tiếp ý muốn nói về điều đó.

Những trường hợp nghĩa của câu được diễn đạt trực tiếp bằng những từ ngữ trong câu người ta gọi những câu đó có nghĩa tường minh.

– Những trường hợp nghĩa trong câu không diễn đạt một cách trực tiếp bằng câu đó hoặc các từ ngữ trong câu đó mà phải suy ra từ những từ ngữ ấy người ta gọi là nghĩa hàm ý.

? Vậy em hiểu thế nào là nghĩa tường minh và hàm ý?

Nghĩa tường minh là phần thông báo được diễn đạt trực tiếp bằng những từ ngữ trong câu.

Hàm ý là phần thông báo không được diễn đạt trực tiếp nhưng có thể suy ra từ những từ ngữ ấy.

TRÌNH BÀY 1 PHÚT

? Điểm giống và khác nhau giữa nghĩa tường minh và hàm ý:

–  Giống nhau: Đều sử dụng lời nói để diễn đạt 1 thông tin.

Khác nhau:

+ Tường minh: Diễn đạt trực tiếp điều muốn nói.

+ Hàm ý: Điều muốn nói không trực tiếp diễn đạt bằng từ ngữ trong câu mà phải suy ra từ những từ ngữ ấy -> Diễn đạt gián tiếp điều muốn nói.

* Bài tập nhanh

? Từ cách hiểu về nghĩa tường minh và hàm ý em hãy đặt cho cô 2 ví dụ?

GV: Đưa bài tập.

?Tìm hàm ý cho câu sau?

     – Trời sắp mưa đấy!

– Ra cất quần áo vào.

– Mang áo mưa đi.

– Đừng đi nữa.

? Muốn xác định hàm ý trên em phải căn cứ vàp đâu?

Căn cứ vào tình huống giao tiếp.

? Từ ví dụ trên chúng ta cần lưu ý điều gì?

Cùng một câu nói nhưng nói trong những tình huống khác nhau có thể có những hàm ý khác nhau.

GV: Vì vậy nhiều khi không nắm được tình huống cụ thể đó thì sẽ không hiểu được hàm ý gửi gắm trong lời nói.

Hàm ý có đặc tính:

+ Hàm ý có thể giải đoán được. Người nghe có năng lực thì có thể giải đoán được hàm ý trong lời nói có chứa hàm ý.

VD: Con chào mẹ con đi học.

 Mẹ nói với theo: Trời sắp mưa rồi đấy!

+ Hàm ý có thể chối bỏ được: Người nói luôn luôn có thể chối bỏ rằng không thông báo hàm ý nào trong lời nói của mình, tức là người nói có thể không chịu trách nhiệm về hàm ý chứa trong lời nói của họ.

VD: Anh ghét tôi thì tôi quý anh.

(tôi quí anh- tôi rất ghét anh)

C.  HĐ luyêṇ̣ tập

* Mục tiêu: Vận dụng hiểu biết về nghĩa tường minh và hàm ý

* Nhiệm vụ: HS hoạt động cá nhân; HSvề nhà làm.

* Phương thức thực hiện: HĐ cá nhân.

* Yêu cầu sản phẩm: Câu trả lời của HS; vở ghi.

* Cách tiến hành:

 

HOẠT ĐỘNG NHÓM

1. GV chuyển giao nhiệm vụ cho HS:

?Câu nào cho thấy họa sĩ chưa muốn chia tay?

? Từ ngữ nào cho biết điều đó?

? Theo dõi yêu cầu b. Trong câu cuối những từ ngữ nào diễn đạt thái độ cô gái?

? Những từ ngữ đó thể hiện thái độ gì?

? Qua những từ ngữ này, em hiểu thái độ của cô kỹ sư ntn?

2. HS tiếp nhận và thực hiện nhiệm vụ:

– Hoạt động cá nhân

– Hđ nhóm

– Đại diện trình bày

– Dự kiến trả lời

+ Nhà họa sĩ…. dậy

+ Cụm từ: tặc lưỡi

     +  Mặt đỏ ửng khi nhận lại chiếc khăn.

     + Quay vội đi.

     +  Mặt….: ngượng, buộc nhận lại điều mà không tránh được

     + Quay vội đi: vì quá ngượng.

     +  Cô bối rối và ngượng. Cô ngượng vì định kín đáo để lại chiếc khăn mùi soa làm kỉ vật cho ATN thế mà anh lại quá thật thà tưởng cô quên nên gọi cô để trả lời

HĐ cặp đôi (2 phút)

? Hãy cho biết hàm ý của câu in đậm trong đoạn trích sau đây:

? Tìm câu chứa hàm ý trong đoạn trích sau và cho biết nội dung của hàm ý:

– Tuổi già cần nước chè: ở Lào Cai đi sớm quá.

-> Hàm ý: Ông hoạ sĩ già chưa kịp uống nước chè đâu, hãy mời ông ấy.

 

> Câu “Cơm chín rồi !” hàm ý là: “Ông vô ăn cơm đi!”

D. HĐ vận dụng.

* Mục tiêu: Vận dụng hiểu biết về tường minh và hàm ý

* Nhiệm vụ: HS hoạt động cá nhân; HSvề nhà làm.

* Phương thức thực hiện: HĐ cá nhân.

* Yêu cầu sản phẩm: Câu trả lời của HS; vở ghi.

* Cách tiến hành:

     1. Gv chuyển giao nhiệm vụ cho HS:

  ? Xây dựng 1 đoạn hội thoại trong đó có sử dụng hàm ý, chỉ rõ câu chứa hàm ý và nội dung…

      HS trả lời.

      2. HS tiếp nhận và thực hiện nhiệm vụ.

           + Nghe yêu cầu.

           + Trình bày cá nhân.

E. HĐ tìm tòi, mở rộng.

* Mục tiêu: HS mở rộng vốn kiến thức đã học

* Nhiệm vụ: Về nhà tìm hiểu, liên hệ

* Phương thức hoạt động: cá nhân

* Yêu cầu sản phẩm: câu trả lời của HS vào trong vở.

* Cách tiến hành:

? Tìm những câu thơ, ca dao, tục ngữ mang nghĩa tường minh hoặc hàm ý.

– Không thầy đố mày làm nên. ( tường minh)

– Ăn quả nhớ quả trồng cây. ( Hàm ý)

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

I. Phân  biệt nghĩa tường minh và hàm ý.

1. Ví dụ

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

2. Nhận xét

– Câu: “Trời ơi, chỉ còn có 5 phút.”

->Anh rất tiếc thời gian còn quá ít (không còn thời gian trò chuyện).

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

– Câu “ồ! Cô… này”: Không có ẩn ý.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

– Không diễn đạt trực tiếp bằng từ ngữ trong câu nhưng có thể suy ra từ những từ ngữ ấy.

->Hàm ý

– Phần thông báo được diễn đạt trực tiếp bằng từ ngữ trong câu

->Nghĩa tường minh

 

3. Ghi nhớ: SGK/75

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

II. Luyện tập

 

 

 

 

 

 

1. Bài tập 1:

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

2. Bài tập 2

 

 

 

 

3. Bài tập 3 :

 

IV. Rút kinh nghiệm                                        

……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

                                                                              Kí duyệt

Tiết 123:  NGHĨA TƯỜNG MINH VÀ HÀM Ý

 

A. Mục tiêu cần đạt:

Giúp học sinh xác nhận được nghĩa tường mình và hàm ý trong câu

B. tổ chức các hoạt động dạy và học;

1. Ổn định

2. Kiểm tra :

    Viết đoạn văn nêu suy nghĩ về bài thơ sang thu. Chỉ ra các phép liên kết.

3. Bài mới

 

Hoạt động của thầy

Hoạt động của trò

Mục tiêu cần đạt

Hoạt động 1: Phân biệt nghĩa tường minh và hàm ý:

?  Hãy đọc đoạn trích SGK trang 74-75

Qua câu"Trời ơi! chỉ còn 5 phút" em hiểu anh thanh niên muốn nói điều gì?

 

 

 

 

 

?Vì sao anh không nói thẳng điều đó với hoạ sĩ và cô gái

 

 

 

 

 

HS suy nghĩ trả lời

I. Phân biệt nghĩa tường minh và hàm ý:

1.Ví dụ  (sgk trang 74-75)

*Câu 1: Trời ơi! chỉ còn năm phút.

– Anh thanh niên muốn nói: anh rất tiếc vì thời gian còn lại có 5 phút. Không còn đủ thời gian để được trò chuyện, tâm tình. Thế là tôi lại thui thủi một mình….

Giá nhà hoạ sĩ và cô kỹ sư còn ở lại thêm một thời gian nữa thì hay biết bao!Tại sao con người cứ phải chia tay nhau nhỉ?…..

-Anh không muốn nói thẳng điều đó vì anh còn ngại ngùng, vì anh còn muốn che dấu tình cảm của mình.

?Trong câu thứ hai "ồ!Cô còn quên chiếc mùi soa đây này" của an thanh niên, có ý gì khác không?

Học sinh thảo luận trả lời.

G. Nội dung truyền đạt ở câu 1 là nghĩa hàm ẩn. Nội dung truyền đạt ở câu 2 là nghĩa tường minh.

?Vậy em hiểu thế nào là nghĩa tường minh? Hàm ẩn?

*Lưu ý: hàm ý là nội dung thông báo trong câu nói nhưng lại không được nói ra bằng những từ ngữ trong câu nên có hai đặc tính:

-Hàm ý có thể giải toán được: người nghe có năng lực thì có thể đoán ra hàm ý trong lời nói có chứa hàm ý.

-Hàm ý có thể chối bỏ được: người nói luôn luôn có thể chối bỏ rằng họ không thông báo hàm ý nào đó trong lời nói của mình, tức là người nói có thể không chịu trách nhiệm và hàm ý chứa trong lời nói của chính họ (chối bỏ trách nhiệm).Khi giao tiếp phải thận trọng chú ý đến tình huống giao tiếp.

 

HS suy nghĩ trả lời

*Câu thứ 2: ồ, cô còn quên chiếc khăn mùi soa này.

– Câu này không chứa ẩn ý mà thể hiện trực tiếp ý muốn nói về điều đó.

 

 

2.Ghi nhớ:

– Nghĩa tường minh:là phần thông báo được diễn rả trực tiếp bằng từ ngữ trong câu

– Nghĩa hàm ẩn: là phần thông báo tuy không được diễn đạt trực tiếp bằng từ ngữ trong câu, nhưng có thể suy ra từ những từ ngữ ấy.

Hoạt động 2: hướng dẫn luyện tập

– Yêu cầu học sinh đọc và phân tích yêu cầu của bài tập 1.

?Câu nào cho ta thấy hoạ sĩ cũng chưa muốn chia tay anh thanh niên?từ ngữ nào giúp em cảm nhận được điều ấy.

 

 

 

 

HS suy nghĩ trả lời

II.Luyện tập

1.Bài tập 1:

 

Câu "nhà hoạ sĩ tặc lưỡi đứng dậy" cho ta thấy hoạ sĩ cũng chưa muốn chia tay anh thanh niên. cụm từ "tặc lưỡi"giúp ta biết điều ấy

?Tìm những từ ngữ diễn tả thái độ của cô gái trong câu cuối đoạn văn?Thái độ ấy giúp em nghĩ tới điều gì liên quan đến chiếc mùi soa?

G.diễn giải thêm: cô gái ngượng vì anh thanh niên thì ít, vì anh thật thà tới mức vụng về, mà cô ngượng vơi ông hoạ sĩ dày dạn kinh nghiệm kia nhiều hơn đến mức gọi là "ngượng đỏ chín mặt". Đây cũng là đặc trưng của ngôn ngữ hình tượng.

 

 

 

HS suy nghĩ trả lời

trong câu cuối của đoạn văn, những từ ngữ miêu tả thái độ của cô gái liên quan đến chiếc mùi soa là;

+Mặt đỏ ửng: ngượng ngùng, khó nói.

+Nhận lại chiếc khăn: một hành động thay cho lời "cảm ơn"

+Quay vội đi: lúng túng, bối rối, không thể thốt nên lời và cũng không đủ can đảm kéo dài khoảng thời gian đứng rất gần nhau để nhìn … anh thanh niên.

?Câo nào của bé Thu có chứa hàm ý? hàm ý đó là gì?

 

Bài tập 2: hàm ý của câu: Tuổi già cần nước chè; ở Lào Cai đi sớm quá: Nhà hoạ sĩ chưa kịp uống nước chè đã phải đi.

Bài tập 3: Câu chứa hàm ý:cơm chín rồi

– Hàm ý: bé Thu muốn bảo ông Sáu vô ăn cơm

4. Củng cố – dặn dò

– Học thuộc ghi nhớ

– Viết đoạn văn trong đó có câu chứa hàm ý chỉ rõ nội dung hàm ý

– Soạn bài: Nghị luận về đoạn thơ, bài thơ. Cách làm bài nghị luận về đoạn thơ, bài thơ.

Tiết 127   –    TV : NGHĨA TƯỜNG MINH VÀ HÀM Ý

I.MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:

  1. Kiến thức: – HS hiểu được thế nào là nghĩa tường minh và hàm ý
  • HS hiểu được tác dụng của việc tạo hàm ý trong giao tiếp hằng ngày
    1. Kỹ năng: – HS nhận biết được nghĩa tường minh và hàm ý trong câu
  • HS giải đoán được hàm ý trong văn cảnh cụ thể và sử dụng hàm ý sao cho phù hợp với tình huống giao tiếp.
    1. Thái độ: Bồi dưỡng lòng yêu mến Tiếng Việt.

4.Định hướng năng lực – phẩm chất :

  • HS có năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tự học, năng lực hợp tác, giao tiếp.
  • HS có phẩm chất : Tự tin,tự lập.

II.CHUẨN BỊ

  1. Thầy : – Soạn giáo án, tham khảo tài liệu

– Dự kiến tích hợp:

+ TV – Văn: Lặng lẽ Sa Pa, Làng

+ TV- C/S: Cách nói hàng ngày

  1. Trò Học bài cũ,đọc trước bài

III.PHƯƠNG PHÁP VÀ KĨ THUẬT DẠY HỌC

  1. Phương pháp : Gợi mở – vấn đáp, Hoạt động nhóm,phân tích, pp luyện thực hành.
  2. Kĩ thuật : Thảo luận nhóm.

 

IV.TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC

1 .Hoạt động khởi động

*Ổn định tổ chức

  • Kiểm tra bài cũ : Thế nào là liên kết câu và đoạn văn ?

*Tổ chức khởi động :GV tổ chức cho HS chơi trò chơi.

2.Hoạt động hình thành kiến thức mới

Hoạt động của thầy và trò

Nội dung cần đạt

Hoạt động 1: Phân biệt nghĩa tường minh và hàm ý

*Phương pháp: Gợi mở – vấn đáp, Hoạt động nhóm, phân tích.

*Kĩ thuật: Thảo luận nhóm, động não.

  • Hs có năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tự học, năng lực hớp tác, giao tiếp.
  • Đoạn văn trích (SGK trang 74,75)

? Qua câu nói đầu của anh thanh niên em hiểu anh muốn nói điều gì?

 

? Dựa vào đâu để biết điều đó?

 

? Vì sao anh không nói thẳng điều đó với họa sĩ và cô gái?

 

? Vật câu nói trên hiểu được là do đâu?

 

 

 

? Cách nói của anh thanh niên ở trên được gọi là câu nói chứa hàm ý.  Vậy em hiểu thế nào là hàm ý?

– Gv yêu cầu Hs thảo luận theo cặp đôi

? Câu nói thứ hai của anh thanh niên “Ô! Cô còn quên chiếc mùi soa đây này!” có ẩn ý gì không?

? Dựa vào đâu mà em biết được nội dung thông bào này?

I. Phân biệt nghĩa tường minh và hàm ý

1. Ví dụ

 

 

 

a) Trời ơi, chr còn có năm phút.

=> Anh thanh niên muốn nói thêm rằng anh rất tiếc vì thời gian còn lại quá ít

  • Dựa vào giọng điệu, cách nói và hoàn cảnh giao tiếp

=> Anh không muốn nói thẳng điều đó vì:

  • Có thể do anh ngại ngùng
  • Muốn che giấu tình cảm của mình

* Câu nói trên hiểu được là nhờ suy ra từ những con chữ và giọng điệu của người nói

=> Không được diễn đạt trực tiếp bằng từ ngữ trong câu nhưng có thể suy ra từ những từ ngữ ấy.

b) Ôi! Cô còn quyên chiếc khăn mùi soa này

 

  • Câu nói không có ẩn ý, câu nói này thông báo với cô gái việc cô để quên chiếc khăn mùi soa ở trên bàn.
  • nội dung thông báo này được diễn đạt trực tiếp bằng từ ngữ trong câu.

2. Ghi nhí (SGK/75)

 

? Đó là câu nói có nghĩa tường minh. Vậy thế nào là nghĩa tường minh?

 

  • GV yêu cầu 1 HS đọc ghi nhớ
  • GV sử dụng kĩ thuật động nào
  • Điểm giống nhau và khác nhau giữa nghĩa tường minh và hàm ý là gì?

So sánh

+ Giống nhau: – Cung cấp thông tin cho người tiếp nhận.

+ Khác nhau: – Nghĩa tường minh được biểu hiện trực tiếp bằng từ ngữ

– Nghĩa hàm ý không được diễn đạt trực tiếp mà suy ra từ từ ngữ, giọng điệu, hoàn cảnh giao tiếp.

 

3.Hoạt động luyện tập

Hoạt động của thầy và trò

Nội dung cần đạt

*Phương pháp : Gợi mở – vấn đáp, Hoạt động nhóm, pp luyện tập thực hành.

*Kĩ thuật : Thảo luận nhóm

*HS có năng lực giải quyết vấn  đề, năng lực tự học, năng lực hợp tác, giao tiếp.

 

HS đọc yêu cầu bài tập

Gv : chia lớp thành 4 nhóm yêu cầu HS thảo luận -> gọi HS trình bày-> HS nhận xét

(1) Tìm các câu có chứa hàm ý. Chỉ ra các hàm ý ấy ?

 

? Tìm hàm ý trong đoạn văn ?

 

 

 

 

?Tìm câu chứa hàm ý. Cho biết nội dung hàm ý ?

II. Luyện tập

Bài tập 1 ( SGK/75 )

  1. Câu“Nhà hoạ sĩ tặc lỡi đứng dậy”, với cụm từ “tặc lưỡi”: cho thấy hoạ sĩ cũng chưa muốn chia tay anh thanh niên.
  2. Trong câu cuối đoạn văn, những từ ngữ miêu tả thái độ của cô gái liên quan tới chiếc mùi soa mà cô cố tình bỏ quên

 

Bài tập 2 ( SGK/75 )

– Hàm ý của câu : “Tuổi già cần nước chè:

ở Lào Cai đi sớm quá. Bác lái xe muốn nói : “Ông hoạ sĩ già chưa kịp uống nước chè nên bây giờ rất  muốn uống”

Bài tập 3 ( SGK/ 75+76 )

– Câu chứa hàm ý: Cơm chín rồi

-> Nội dung hàm ý: Về ăn cơm đi

Bài tập 4 ( SGK/76)

 

 

? Các câu sau có phải là hàm ý không.?

Câu 1: Là câu nói lảng tránh Câu 2: Câu nói bỏ lửng.

=> Đây là những câu không phải là hàm ý

4, Hoạt động vận dụng

Tạo lập đoạn hội thoại có sử dụng hàm ý.

5, Hoạt động tìm tòi và mở rộng

Sưu tầm thêm các bài tập

  • Học thuộc bài để nắm chắc bài.
  • Thuộc ghi nhớ
  • Làm các bài tập còn lại trong sách giáo khoa.

-Chuẩn bị : Nghị luân …thơ (đọc vd ,trả lời các câu hỏi / sgk )

Leave a Comment