Giáo án bài ngôi sao lấp lánh môn âm nhạc sách kết nối tri thức với cuộc sống lớp 1

Kéo xuống để xem hoặc tải về! Tải file tiết 4: âm nhạc §31- ôn tập bài hát:     ngôi sao lấp lánh nhạc: nước ngoài sưu tầm và biên soạn: thanh vân – nhạc cụ:     …

Kéo xuống để xem hoặc tải về!

tiết 4: âm nhạc

§31- ôn tập bài hát:     ngôi sao lấp lánh

nhạc: nước ngoài

sưu tầm và biên soạn: thanh vân

– nhạc cụ:     trai-en-gô (triangle)

                                         

i. mục tiêu:

1. Phẩm chất nhân ái, trách nhiệm:

– Giáo dục HS nuôi dưỡng và luôn cố gắng cho ước mơ của mình.

2. Năng lực:

– NL tự chủ, tự học: Hát thuộc lời ca và đúng giai điệu bài hát Ngôi sao lấp lánh.

– NL cảm thụ âm nhạc: Biết hát kết hợp vận động theo nhịp điệu của bài hát bằng nhiều hình thức Đơn ca, song ca, tốp ca,…

– Biết sơ lược về tên, các bộ phận của nhạc cụ Trai-en-gô.

– Bước đầu biết sử dụng Trai-en-gô gõ theo hình tiết tấu và gõ đệm cho bài Ngôi sao lấp lánh.

II. CHUẨN BỊ:

1. Giáo viên:

– Trình chiếu Power Point/  Đàn phím điện tử – Loa Blutooth – nhạc hát, nhạc đệm

– Chơi đàn và hát thuần thục bài hát Ngôi sao lấp lánh kết hợp gõ đệm Trai-en-gô.

– Nhạc cụ Trai-en-gô. 

2. Học sinh:

– SGK Âm nhạc 1

– Vở bài tập âm nhạc 1.

– Thanh phách, song loan hoặc nhạc cụ tự chế (nếu có).

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:

    1.Ổn định tổ chức: (1’)

2. Kiểm tra bài cũ: Đan xen trong tiết học

3. Bài mới:

Nội dung (Thời lượng)           Hoạt động của GV      Hoạt động của HS

Hoạt động 1:

Ôn tập bài hát:

Ngôi sao lấp lánh (9’)

* Khởi động:

– Trò chơi “Mảnh ghép vui nhộn”

– Cho nghe hát mẫu lại bài hát.          

 

– GV chia nhóm cho học sinh chơi ghép tranh (hình ảnh các bạn đang ngắm sao theo chủ đề). Đội nào ghép nhanh và đúng nhất sẽ dành chiến thắng.

? Bức tranh vừa ghép làm các em liên tưởng đến nội dung bài hát nào mà chúng ta đã học?

 – GV cho HS nghe lại bài hát mẫu 1 lần để học sinh nhớ lại giai điệu.

– GV cho HS hát lại bài hát 1,2 lần.

– GV nhận xét, khen ngợi động viên, sửa sai.

 

– HS lắng nghe và chơi trò chơi.

 

 

– HS trả lời.

 

 

– HS nghe và nhẩm theo bài hát.

 

– HS thực hành.

 

– HS lắng nghe và sửa sai (nếu có)

* Hát với nhạc đệm.    – GV đệm đàn hoặc mở nhạc beat mẫu, yêu cầu HS hát.

– Yêu cầu HS hát kết hợp gõ đệm theo nhịp.

* Lưu ý: HS thể hiện được cách hát liền giọng, phát âm nhẹ nhàng, thể hiện được sắc thái to nhỏ nhịp nhàg theo nhịp điệu của bài hát.  – HS thực hiện theo yêu cầu.

– HS thực hiện.

 

– HS lắng nghe và thể hiện cho đúng theo yêu cầu.

* Hát kết hợp vận động theo nhịp điệu.

– Hướng dẫn hát kết hợp vận động phụ họa.

– GV chia lớp thành các nhóm để các em tự trao đổi và đưa ra ý tưởng động tác minh họa theo nhịp điệu của bài.

– GV mời các nhóm chia sẻ trình bày động tác của nhóm

– GV cho HS lên trình bày với nhiều hình thức, đơn ca, song ca, tốp ca,…

– GV sửa sai và động viên các nhóm thực hiện tốt phần trình bày, thể hiện được cảm xúc qua nét mặt, điệu bộ, động tác.

– GV yêu cầu HS nhận xét

– GV nhận xét – đánh giá.      

 

– Các nhóm trao đổi, tìm động tác minh họa

 

 

– Các nhóm trình bày và nhận xét.

– HS trình bày

 

 

– HS lắng nghe và ghi nhớ.

 

 

– HS nhận xét

– HS lắng nghe

– Cảm nhận về giai điệu bài hát.          – GV yêu cầu HS nêu cảm nhận giai điệu.

– Yêu cầu HS nhận xét.

– GV nhận xét.            – HS trả lời theo cảm nhận.

– HS nhận xét.

– HS lắng nghe.

Hoạt động 2:

Nhạc cụ: Trai-en-gô(25’)

* Giới thiệu Trai-en-gô          

 

– GV cho quan sát nhạc cụ.

? Nhạc cụ có hình gì?

 – GV giới thiệu về nhạc cụ Trai-en-gô:

+ Hình dáng

+ Chất liệu

+ Cách chơi

+ Chức năng  

 

– HS quan sát và trả lời theo hiểu biết.

– HS lắng nghe và ghi nhớ.

 

* Gõ theo hình tiết tấu.

– Gõ theo mẫu tiết tấu.           

– GV gõ mẫu theo hình tiết tấu:

 

– GV hướng dẫn HS gõ theo hình tiết tấu.

– GV cho HS luyện tập gõ tập thể, nhóm, cá nhân.

– GV lưu ý và sửa sai cho HS khi gõ (nếu có).          

– HS lắng nghe.

 

 

 

– HS tập gõ Trai-en-gô theo hình tiết tấu.

– HS luyện tập tập thể, nhóm, cá nhân.

– HS sửa sai (nếu có)

 

* Gõ đệm cho bài hát: Ngôi sao lấp lánh.

– Hát và gõ Trai-en-gô cho bài hát Ngôi sao lấp lánh.

           

 

– GV hát và gõ Trai-en-gô làm mẫu.

 

– GV hướng dẫn HS hát và gõ Trai-en-gô đệm cho bài hát theo từng câu, ghép câu và cả bài.

– GV cho HS luyện tập gõ Trai-en-gô với các hình thức: tập thể, nhóm, đôi bạn, cá nhân.

– GV yêu cầu HS nhận xét.

– GV tổng kết – nhận xét.      

 

– HS nghe và quan sát

– HS hát và tập gõ Trai-en-gô theo yêu cầu của GV

– HS luyện tập gõ Trai-en-gô theo các hình thức.

– HS nhận xét.

– HS lắng nghe

* Củng cố

 

            – GV đặt câu hỏi ở bài tập 2 trang 31 trong vở bài tập.

? Hãy nói về cách gõ nhạc cụ Trai-en-gô?

+ Yêu cầu HS nhận xét

+ GV nhận xét, tuyên dương

– GV cho HS sử dụng Trai-en-gô hoặc các loại nhạc cụ tự chế để luyện tập gõ đệm cho bài hát Ngôi sao lấp lánh ở bài tập 3 trang 32 vở bài tập.

– GV khuyến khích HS tự tập luyện thêm phần gõ đệm Trai-en-gô kết hợp động tác biểu cảm đệm cho bài hát    

 

– HS trả lời

 

– HS nhận xét

– HS lắng nghe

– HS thực hiện.

 

– HS lắng nghe và luyện tập thêm.

 

Leave a Comment