GIÁO ÁN BÀI NGƯỜI CẦM QUYỀN KHÔI PHỤC UY QUYỀN THEO 5 BƯỚC PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC

Kéo xuống để xem hoặc tải về! Tải file  Đọc văn. NGƯỜI CẦM QUYỀN KHÔI PHỤC UY QUYỀN (Trích “Những người khốn khổ”)                                                                                                                                                                                                                                                                                                                    V.Huy-gô   I. MỤC TIÊU BÀI HỌC 1. Về kiến thức, kĩ …

Kéo xuống để xem hoặc tải về!

 Đọc văn.

NGƯỜI CẦM QUYỀN KHÔI PHỤC UY QUYỀN

(Trích “Những người khốn khổ”)                                                                                                                                                                                                                                                                                                                    V.Huy-gô

 

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC

1. Về kiến thức, kĩ năng, thái độ   

a. Kiến thức

LỚP 11A2, 11A3, 11A4 :                                  

– Nắm được những nét cơ bản về tác giả, tác phẩm.

– Chỉ ra nét đặt trưng bút pháp Huy Gô qua hư cấu nhân vật và diễn biến truyện    

– Ý nghĩa tư tưởng tiến bộ, khơi dậy mối đồng cảm với những con người cùng khổ.

LỚP 11A6 :

– Nắm được những nét cơ bản về tác giả, tác phẩm.

– Chỉ ra nét đặt trưng bút pháp Huy Gô qua hư cấu nhân vật và diễn biến truyện    

– Ý nghĩa tư tưởng tiến bộ, khơi dậy mối đồng cảm với những con người cùng khổ.

– Khẳng định lý tưởng tình thương của con người.

b. Kĩ năng                                         

– Đọc hiểu  văn bản   theo đặc trưng thể loại.     

– Phân tích tâm lí, tính cách và xung đột nhân vật.

c. Tư duy, thái độ                                                           

– Giáo dục lòng trân trọng và yêu thương con người nhất là những người nghèo khổ, bất hạnh.

– Phát huy tính chủ động, đầu óc phê phán qua việc khẳng định tình thương con người như một giải pháp xã hội được thế giới đề xuất.

2. Các năng lực cần hình thành cho học sinh

– Năng lực tự học. Năng lực thẩm mĩ. Năng lực giải quyết vấn đề. Năng lực hợp tác, giao tiếp.

– Năng lực sử dụng ngôn ngữ. Năng lực tổng hợp, so sánh.

II. PHƯƠNG TIỆN THỰC HIỆN

1. Giáo viên: SGK, SGV, thiết kế dạy học, tài liệu tham khảo…

2. Học sinh:  Sách giáo khoa; Vở soạn; Vở ghi.

III.  CÁCH THỨC TIẾN HÀNH

GV tổ chức giờ dạy theo cách kết hợp các phương pháp nêu vấn đề, gợi mở, đàm thoại, kết hợp các hình thức trao đổi thảo luận, trả lời các câu hỏi, thực hành. GV phối hợp các phương pháp dạy học tích cực trong giờ dạy.

IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

1. Ổn định tổ chức

Lớp   Ngày dạy     Sĩ số  HS vắng

11A2                   

11A3                   

11A4                   

11A6                   

2. Kiểm tra bài cũ:

– Hãy trình bày ý nghĩa biểu tượng của hình ảnh cái bao? Phân tích những đặc sắc nghệ thuật của tác phẩm Người trong bao?

3. Bài mới

A. Hoạt động khởi động

           Đã hơn một thế kỉ trôi qua, văn hào lỗi lạc V.Hugo vẫn như cây đại thụ đổ bóng xuống nền văn chương nhân loại. Những trang sách của ông là hơi thở ấm nóng về tình người, là cái nhìn bao dung đối với lớp người khốn khổ của xã hội đầy biến động. Hơn ai hết, ông nhận thức rõ giá trị của những trang văn máu thịt của cuộc đời mình: “Khi pháp luật và phong hóa còn đày đọa con người, còn dựng nên những địa ngục ở giữa xã hội văn minh và đem một thứ định mệnh nhân tạo chồng lên thiên mệnh, khi ba vấn đề lớn của thời đại là sự tha hóa của đàn ông vì bán sức lao động, sự sa đọa của đàn bà vì miếng cơm manh áo, sự cằn cỗi của trẻ nhỏ vì tối tăm thất học còn chưa được giải quyết, khi ở một số nơi đời sống còn ngạt thở, nói khác đi và trên quan điểm rộng hơn, khi trên mặt đất đốt nát và đau khổ còn tồn tại thì những cuốn sách như loại này còn có thể có ích”.

  Hôm nay, chúng ta sẽ đi vào tìm hiểu xem V.Hugo đã gửi gắm thông điệp lớn lao nào trên những trang viết, thông qua một đoạn trích trong tác phẩm nổi tiếng Những người khốn khổ: Người cầm quyền khôi phục uy quyền.

B. Hoạt động hình thành kiến thức mới

 

      Hoạt động của GV & HS              Nội dung cần đạt

-GV: yêu cầu học sinh theo dõi tiểu dẫn trong SGK và trả lời các câu hỏi:

Hãy nêu những nét chính về cuộc đời Huy-gô?

-HS: đọc tiểu dẫn và trả lời

 

-GV: Em hãy kể tên những tác phẩm chính của nhà văn? Những tác phẩm đó đã thể hiện được vị trí của tác giả như thế nào?

-HS: đọc tiểu dẫn tóm tắt tác phẩm chính

       Suy nghĩ, chốt ý.

 (GV: giới thiệu thêm

Nội dung các tác phẩm kể trên chủ yếu xoay quanh những mâu thuẫn này sinh trong lòng xã hội. Nhà văn đã đi sâu khai thác và phát hiện những nguyên nhân cơ bản dẫn đến những mâu thuẫn đó. Cụ thể là do tàn dư của chế độ phong kiến và mầm mống của chế độ tư bản độc quyền đang được hình thành. Hậu quả của những xã hội đó là sản sinh ra những tầng lớp người dân bần cùng và nghèo khổ. Nhiều tác phẩm đã phản ánh tình cảnh thống khổ này, tiêu biểu là hai tiểu thuyết “Nhà thờ đức bà Pa-ri” và “Những người khốn khổ”. Giá trị tư tưởng là tiếng nói bảo vệ lẽ phải và sự công bằng của xã hội. Thông qua những số phận éo le, bi đát, nhà văn đem đến thông điệp của tình thương và khẳng định những số phận oan trái ấy sẽ được bảo vệ bằng tình thương)

-GV: Em hãy nêu những hiểu biết của em về tiểu thuyết “Những người khốn khổ”?

-HS: Trả lời theo hiểu biết cá nhân

-HS: Nhận xét, bổ sung

(GV Tóm tắt :Giăng Van-giăng thợ xén cây,bị kết án 19 năm tù khổ sai chỉ vì lấy trộm bánh mì cho 7 đứa cháu đói khát=>Ra tù, ông trở thành người tốt nhờ sự cảm hoá của linh mục Miri-en. Ông đổi tên thành Ma-đơ-len, mở nhà máy, giàu có và trở thành thị trưởng=> Nhưng ông luôn bị thanh tra mật thám Gia-ve nghi ngờ và theo dõi=> Lần đầu tiên gặp Phăng-tin, ông đã giúp đỡ và cứu cô thoát khỏi tay Gia-ve=> Khi Phăng-tin chết, ông trở lại với tên thật của mình, vào tù, rồi vượt ngục. Giăng van-giăng giữ lời hứa tìm đến chuộc Cô-dét, đưa lên Pa-ri sống lẩn trốn nhiều năm=> Một cuộc khởi nghĩa của nhân dân Pa-ri nổ ra chống chính quyền tư sản (6-1832). Ông cũng có mặt trên chiến luỹ và đã cứu sống Ma-riuýt (người yêu của Cô-dét). Ông vun đắp tình yêu cho họ và cuối cùng ông chết trong cảnh cô đơn.

-GV: Em hãy nêu xuất xứ của đoạn trích?

-HS: Đọc và nêu xuất xứ

-GV: Gọi học sinh đọc tác phẩm theo hướng phân vai để chú ý làm nổi bật tính cách nhân vật, hướng dẫn các em cách đọc. Sau khi đọc nêu nội dung của đoạn trích?

-HS: đọc dưới sự hướng dẫn của giáo viên và tóm tắt nội dung.

-GV: Qua phần tìm hiểu ở nhà, các em hãy cho cô biết đoạn trích trên có thể chia làm mấy phần? Nội dung từng phần?

-HS: Trình bày cách phân chia theo sự chuẩn bị ở nhà.

-GV: Nêu hướng phân tích ( theo bố cục hay tuyến nhân vật)

GV chia lớp thành 4 nhóm lần lượt tìm hiểu các nội dung sau trong vòng 3 phút

 

 

-Nhóm 1: Dựa vào phần tóm tắt và nội dung đoạn trích,em hãy cho biết Giăng Van-giăng đang ở trong hoàn cảnh như thế nào?

 

Nhóm 2: Giăng Van-giăng xuất hiện với ngoại hình, cử chỉ như thế nào ?( với Phăng-tin và Gia-ve)

 

-GV: Vì sao ông lại nhún nhường trước Gia-ve?

-HS: Tìm và trả lời

(GV liên hệ mở rộng với từ ngữ xưng hô trong đạon trích “Tức nước vỡ bờ”- Ngô Tất Tố. Ở nhân vật Chị Dậu có sự thay đổi trong cách xưng hô từ sự nhún nhường ông-cháu, ông-tôi, Bà-mày. Xét về logic từ ngữ xưng hô có sự mâu thuẫn, nhưng xét về diễn biến tâm lý thì hết sức phù hợp. Khi con người bị dồn ép đến mức đường cùng thì dẫn đến cách xưng hô thay đổi => khắc họa rõ nét tính cách nhân vật)

 

Nhóm 4: Giăng Van-giăng đã có những hành động như thế nào?

GV: Qua những hành động đó, em cảm nhận được điều gì từ nhân vật này?

-HS: Trả lời và nêu cảm nhận của bản thân.

          I.Tìm hiểu chung

1.Tác giả: Vích-to Huy-gô (1802-1885)

a. Cuộc đời

-Thơ ấu: chịu nhiều thiệt thòi về tình cảm gia đình.

-Là người thông minh, tài năng nảy nở sớm.

-Suốt đời hoạt động xã hội và chính trị vì sự tiến bộ của thời đại.

-Năm 1985 ông được công nhận là danh nhân văn hóa thế giới.

b. Sự nghiệp sáng tác

-Tiểu thuyết

Nhà thờ Đức bà Pari (1831)

Những người khốn khổ (1862)

-Thơ

Lá thu (1831)

Trừng phạt (1853)

-Kịch

Éc-na-ni (1832)

-Tiểu luận, tranh vẽ

à + Một tiếng vọng âm vang của thời đại

     + Nghệ sĩ đa tài, tiên phong của chủ nghĩa lãng mạn Pháp.

2.Tác phẩm: “Những người khốn khổ”(1862)

– Cấu trúc: Gồm năm phần, mỗi phần lại được chia thành nhiều quyển, mỗi quyển lại gồm nhiều chương mục và đều có tiêu để riêng; hơn 2000 trang, hàng trăm nhân vật.

– Nội dung: tái hiện khung cảnh Pa-ri và nước Pháp ba thập kỉ đầu thế kỉ 19, xoay quanh số phận nhân vật Giăng Van-giăng từ khi được ra tù đến lúc qua đời trong lãng quên thầm lặng với thông điệp cuối cùng: “Trên đời, chỉ có một điều ấy thôi, đó là thương yêu nhau”

-Tóm tắt: SGK

3.Đoạn trích “Người cầm quyền khôi phục uy quyền”.

a. Xuất xứ

– Xuất xứ: Chương IV, quyển 8 phần thứ nhất tiểu thuyết “Những người khốn khổ”.

b. Đọc và tóm tắt nội dung đoạn trích: người cầm quyền khôi phục uy quyền kể lại tình huống thanh tra cảnh sát Gia-ve – một hung thần ác sát đối với thế giới tội phạm dẫn lính đến bắt Giăng Van-giăng khi ông đang chứng kiến cảnh cô thợ khâu Phăng-tin hấp hối.

c. Bố cục

-Phần một: từ đầu đến…”Phăng-tin đã tắt thở”: Diễn biến xung đột trước khi Phăng-tin tắt thở

-Phần hai: “Giăng Van-giăng để tay”…đến hết: Diễn biến xung đột sau khi Phăng-tin tắt thở.

II. Đọc hiểu văn bản

1. Hình tượng nhân vật Giăng Van-giăng

*  Hoàn cảnh

– Là người lao động nghèo khổ. Xuất phát từ lòng thương cháu trong cảnh đói mà nhận 19 năm tù khổ sai.

– Hoàn cảnh: Một mặt, ông không muốn sống giả dối trong yên ấm, giàu sang nhưng lương tâm day dứt, đặc biệt ông không muốn người vô tội vì mình mà bị kết oán oan, nên ông tự nộp mình cho cảnh sát.

=> Hoàn cảnh ngặt nghèo.

* Ngoại hình, cử chỉ

– Nhẹ nhàng và điềm tĩnh ( bảo Phăng-tin),ngôn ngữ nhã nhặn, không hề tỏ ra khiếp sợ trước Gia-ve, kẻ đại diện cho chính quyền

– Ông chỉ lo lắng cho Phăng-tin. Ông hạ giọng, cầu xin Gia-ve không phải cho mình mà cho Phăng-tin

* Ngôn ngữ

– Xưng hô:

+ Tự xưng: Tôi

+ Với Gia-ve: thưa ông => nhún nhường, nhẹ nhàng

+ Với Phăng-tin: Chị => trân trọng, yêu thương

-Cách nói:

+ Với Phăng-tin: “cứ yên tâm. Không phải nó đến bắt chị đâu” nhẹ nhàng, điềm tĩnh, yên lòng người bệnh

+ Với Gia-ve: Nói tránh, hạ giọng, thì thầm, nói nhanh (ông hạ giọng cầu xin Gia-ve không phải cho mình mà cho Phăng-tin)

èTinh tế trong lời nói, trái tim đôn hậu

* Hành động

– Với Gia-ve

+ Ghé lại gần hắn

ènhịn nhục, muốn cứu Phăng-tin

+ Cậy bàn tay Gia-ve như cậy bàn tay trẻ con, giật gãy thanh sắt khung giường, nhìn Gia-ve chằm trừng trừng.

+ Câu nói nghiêm khắc nhưng vẫn bình tĩnh “Tôi khuyên anh đừng quấy rầy tôi lúc này”

ð       Như vậy, ông đã có chút tự do để bày tỏ tình thương của mình.

-Với Phăng-tin

+Đến bên giường Phăng-tin

+Tì khuỷu tay lên giường, bàn tay đỡ lấy trán

+Cúi ghé lại gần

+Nâng đầu, đặt ngay ngắn, tahứt lại dây rút cổ áo chị, vén tóc

+Qùy xuống, nâng lên và nhẹ nhàng đặt một nụ hôn.

=>Những hành động thể hiện sự nhân từ, dịu dàng, cao thượng. Trái tim giàu tình nhân ái trong hoàn cảnh khó khăn, được thăng hoa rực rỡ.

èHình tương nhân vật đại diện cho cái thiện, chính nghĩa, đạo lí. Hình ảnh của một vị cứu tinh, đấng cứu thế. Hình tượng nhân vật phi thường, lãng mạn.

     + Thể hiện quan điểm tư tưởng và niềm tin vào con đường cải tạo xã hội của Huy-gô: con đường hướng đến những người lao khổ bằng sức mạnh của tình thương và lòng nhân ái vô bờ.

 

C. Hoạt động luyện tập

Đọc đoạn văn từ câu "Ông nói gì với chị?" đến câu "có thể là những sự thực cao cả" là phát ngôn của ai? Thuật ngữ văn học dùng để chỉ tên loại ngôn ngữ này là gì? Ở đây, trong câu chuyện kể, nó có tác dụng như thế nào?

Gợi ý:

   Đoạn văn từ câu "Ông nói gì với chị?" đến câu "có thể là những sự thực cao cả" là phát ngôn của nhà văn. Thuật ngữ văn học dùng để chỉ tên loại ngôn ngữ này là: Bình luận ngoại đề (hay "Trữ tình ngoại đề"). Khái niệm này được giải thích như sau:

   "Trữ tình ngoại để chỉ một trong những yếu tố ngoài cốt truyện trong tác phẩm tự sự, là những đoạn văn đoạn thơ mà tác giả hay người kể chuyện trực tiếp bộc lộ những tình cảm, ý nghĩ, quan niệm của mình đối với nhân vật, đối với cuộc sống thể hiện trong tác phẩm…

   […] Trữ tình ngoại đề góp phần bộc lộ chủ đề và tư tưởng của tác phẩm, làm sáng tỏ thêm hình tượng nhân vật. Nếu xuất phát từ tư tưởng tiến bộ, từ những thể nghiệm sâu sắc về cuộc sống, những đoạn trữ tình ngoại đề có ý nghĩa giáo dục lớn đối với người đọc. Đọc Thép đã tôi thế đấy của N. Ô-xtơ-rốp-xki chắc không ai quên một câu đã trở thành danh ngôn: "Cái quý giá nhất của con người ta là đời sống. Đời người chỉ sống có một lần. Phải sống sao cho khỏi xót xa ân hận vì những năm tháng đã sống hoài, sống phí, cho khỏi hổ thẹn vì dĩ vãng ti tiện và đớn hèn của mình và để khi nhắm mắt xuôi tay, ta có thể nói rằng: tất cả đời ta, tất cả sức ta, ta đã dâng hiến cho sự nghiệp cao đẹp nhất trên đời: sự nghiệp đấu tranh giải phóng loài người".

   Trong tác phẩm tự sự, tính cách thông qua cốt truyện thể hiện nội dung của tác phẩm. Quá lạm dụng trữ tình ngoại đề sẽ làm cho tác phẩm tản mạn. Những đoạn trữ tình ngoại đề sai lệch về tư tưởng, thiếu kinh nghiệm sống, ảnh hưởng lớn đến chất lượng tác phẩm".

 

D. Hoạt động vận dụng, mở rộng

PHẦN DÀNH RIÊNG CHO 11A6

Qua đoạn trích, hãy nêu những dấu hiệu của nghệ thuật lãng mạn chủ nghĩa.

Gợi ý:

    Đoạn trích này thể hiện nhiều dấu hiệu nghệ thuật của chủ nghĩa lãng mạn

– Những thủ pháp nghệ thuật quen thuộc: phóng đại, so sánh và tương phản.

– Tuy nhiên điều quan trọng hơn là tất cả những biện pháp này đều bị chi phối bởi đặc trưng của chủ nghĩa lãng mạn – đó là trong khi đối lập thực tế với lí tưởng, chủ nghĩa lãng mạn hướng về khuynh hướng khẳng định thế giới lí tưởng.

– Thế giới lí tưởng của Huy-gô (biểu hiện qua hình ảnh người anh hùng lãng mạn giải quyết những bất công xã hội bằng giải pháp tình thương) có thể nhuộm màu ảo tưởng, song điều này vẫn bồi đắp cho con người một tình cảm và lí tưởng đẹp đẽ, không thể thiếu.

 

E. Hoạt động củng cố, dặn dò

1. Củng cố

– Những nét chính về tác giả Huy-gô và tiểu thuyết “Những người khốn khổ”.

– Hình tượng nhân vật Giăng Van-giăng.

2. Dặn dò

– Học bài cũ. Cảm nhận về một chi tiết ấn tượng trong truyện.

– Soạn tiết tiếp theo của bài này.

Ngày soạn : 12/3/2019

Tiết 106. Đọc văn.

NGƯỜI CẦM QUYỀN KHÔI PHỤC UY QUYỀN

(Trích “Những người khốn khổ”)                                                                                                                                                                                                                                                                                                                    V.Huy-gô

 

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC

1. Về kiến thức, kĩ năng, thái độ   

a. Kiến thức

LỚP 11A2, 11A3, 11A4 :                                 

– Sự khôi phục uy quyền của người cầm quyền.

– Ánh sáng của tình thương đẩy lùi bóng tối của cường quyền,làm an lòng những người khốn khổ.

– Hiểu được sức mạnh và sự cảm hóa của lòng yêu thương và căm giận của những con người khốn khổ.

– Nắm được đặc trưng cơ bản của bút pháp lãng mạn chủ nghĩa của Huy-gô.

LỚP 11A6 :

– Nắm được những nét đặc trưng của bút pháp chủ nghĩa lãng mạn,gắn được nội dung,ý nghĩa của đoạn trích với các yếu tố nghệ thuật: hình tượng nhân vật đối lập,diễn biến của tình tiết,nghệ thuật phóng đại,so sánh,tương phản,…

– Cảm nhận được sức mạnh của tình yêu thương mà V.Huy-gô muốn gửi gắm,thấy được sự khôi phục uy quyền của người cầm quyền.

b. Kĩ năng                                         

– Đọc hiểu  văn bản   theo đặc trưng thể loại.     

– Phân tích tâm lí, tính cách và xung đột nhân vật.

c. Tư duy, thái độ                                                           

– Giáo dục lòng trân trọng và yêu thương con người nhất là những người nghèo khổ, bất hạnh.

– Phát huy tính chủ động, đầu óc phê phán qua việc khẳng định tình thương con người như một giải pháp xã hội được thế giới đề xuất.

2. Các năng lực cần hình thành cho học sinh

– Năng lực tự học. Năng lực thẩm mĩ. Năng lực giải quyết vấn đề. Năng lực hợp tác, giao tiếp.

– Năng lực sử dụng ngôn ngữ. Năng lực tổng hợp, so sánh.

II. PHƯƠNG TIỆN THỰC HIỆN

1. Giáo viên: SGK, SGV, thiết kế dạy học, tài liệu tham khảo…

2. Học sinh:  Sách giáo khoa; Vở soạn; Vở ghi.

III.  CÁCH THỨC TIẾN HÀNH

GV tổ chức giờ dạy theo cách kết hợp các phương pháp nêu vấn đề, gợi mở, đàm thoại, kết hợp các hình thức trao đổi thảo luận, trả lời các câu hỏi, thực hành. GV phối hợp các phương pháp dạy học tích cực trong giờ dạy.

IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

1. Ổn định tổ chức

Lớp   Ngày dạy     Sĩ số  HS vắng

11A2                   

11A3                   

11A4                   

11A6                   

2. Kiểm tra bài cũ:

– Phân tích hình tượng nhân vật Giăng Van-giăng trong đoạn trích “Người cầm quyền khôi phục uy quyền”.

3. Bài mới

A. Hoạt động khởi động         

V.Huy-gô  là một trong những tác gia văn học nổi tiếng không chỉ của riêng nước Pháp mà còn là niềm tự hào văn học của cả thế giới. Khi nhắc đến V.Huy-gô,người ta thường nghĩ ngay đến tác phẩm “Những người khốn khổ”. Đây là một trong những cuốn tiểu thuyết được hàng triệu độc giả trên toàn thế giới yêu mến vì đã thể hiện một cách sâu sắc và rõ nét thông điệp yêu thương: “con đường ngắn nhất để đi từ trái tim này đến trái tim khác đó là tình thương”. Trong bài học ngày hôm nay, chúng ta hãy tiếp tục tìm hiểu đoạn trích “Người cầm quyền khôi phục uy quyền” để thấy được  thông điệp mà Huy-gô đã gửi gắm.

B. Hoạt động hình thành kiến thức mới

       Hoạt động của GV & HS              Nội dung cần đạt

GV: Các em hãy cho cô biết tác giả đã miêu tả chân dung Gia-ve bằng những hình ảnh, chi tiết nào?

-HS: Suy nghĩ nêu chi tiết

 

-GV: Để khắc họa chân dung đó, chắc hẳn tác giả phải sử dụng các biện pháp nghệ thuật độc đáo. Vậy các em cho cô biết ở đây tác giả sử dụng nghệ thuật gì? Và nhằm mục đích gì?

-HS: Suy nghĩ, trả lời

-GV: Bổ sung, sửa chữa

 

-GV: Không chỉ các hình ảnh trên mà chân dung Gia-ve còn được thể hiện qua đâu? Phân tích lối xưng hô và cách nói của Gia-ve?

-HS: Trả lời

-GV: Lối xưng hô trên cho ta thấy Gia-ve là người như thế nào?

-HS: nhận xét, kết luận

 

-GV: qua cuộc đối thoại của Gia-ve với Giăng Van-giăng và Phăng-tin, em thấy Gia-ve là người như thế nào?

HS: suy nghĩ, cảm nhận theo quan điểm các nhân

 

-GV: Không chỉ qua ngôn ngữ mà Gia-ve còn có những hành động như thế nào? Qua đó em có nhận xét gì về Gia-ve?

HS: Tìm hiểu và trả lời

 

-GV: Có thể nói, qua ngoại hình, ngôn ngữ, hành động, của Gia-ve em có nhận xét gì về nhân vật này?

-HS: nhận xét

(GV bình thêm: Nhà văn đã miêu tả Gia-ve là một con thú chứ không phải một con người. Ở đây, Gia-ve đã vượt qua ngưỡng một con người tàn bạo, tàn bạo để trở thành một con thú. Nghĩa là sự độc ác của hắn đã lên đến tột đỉnh khiên hắn không còn thuộc về thế giới con người. Gia-ve làm nhiệm vụ thực thi pháp luật nhưng lại máy móc, cứng nhắc, không một chút tình cảm).

Tổng kết bài học:

? Tổng kết các biện pháp nghệ thuật trong đoạn trích?

          II. Đọc hiểu văn bản

2. Nhân vật Gia-ve

* Ngoại hình, cử chỉ

– Bộ mặt gớm ghiếc

– Điệu nói man rợ và điên cuồng, không phải là tiếng người mà là “tiếng thú gầm”.

– Cặp mắt “như cái móc sắt, và với cái nhìn ấy hắn từng quen kéo giật vào hắn bao kẻ khốn khổ”.

– Cái cười “phô ra tất cả hai hàm răng”.

ð       Nghệ thuật:

– Câu văn miêu tả, nhận xét, đánh giá

– Hình ảnh ẩn dụ, so sánh, phóng đại

– Qua cảm nhận của Phăng-tinè đáng sợ, khách quan hơn

ð       Bộ dạng của một ác thú.

 

* Ngôn ngữ

-Xưng hô:

+ Tự xưng: “gọi ta là ông thanh tra”, “tao không đến đây để nghe lí sự”

+ Với Giăng van-giăng: mày, tên kẻ cướp, tên kẻ cắp, tên tù khổ sai.

+ Với Phăng-tin: con đĩ, con này, đồ khỉ, lũ gái điếm.( Không có một chút động lòng thương cảm nào)

ð       Thô bỉ, vô học, lỗ mãng, xúc phạm

-Cách nói:

+ Gia-ve phát khùng hét, nói như gầm, cộc lốc

+ Chửi bới, lăng mạ, mỉa mai

+ Thị uy, quyền lực “gọi ta là ông thị trưởng”,”nói to lên, ai nói với ta phải nói to”.

+ Nói toạc ra sự thật “mày xin tao ba ngày…tốt, tốt thật đấy”.

ð       Hống hách, tàn bạo, nhẫn tâm trước người bệnh.

* Hành động:

– Nắm lấy cổ áo “ông thị trưởng”, “giậm chân”, “hắn nhìn Phăng-tin trừng trừng”

– Túm lấy cổ áo Giăng Van-giăng

– “Lại túm một túm lấy cổ áo và ca-vát”

è3 lần: Hung hãn =>tàn ác=>giết chết Phăng-tin èngôn ngữ hành động của ác thú

– Vừa sợ, vừa tức, không dám bỏ đi gọi lính “Đứng lại, tay nắm lấy đầu can, lưng tựa vào khung cửa”

èGia-ve vốn nể sợ sức mạnh phi phàm và bản lĩnh ghê gớm của người tù khổ sai.

èĐó là chân dung một con người-thú, một con chó giữ nhà trung thành của chính quyền tư sản nước Pháp đương thời hiện lên qua biện pháp so sánh, phóng đại, mang tính ẩn dụ rõ nét. Đại diện cho cái ác, cường quyền, bạo lực.

 

III. Tổng kết

1. Nghệ thuật

– Xây dựng tình huống đầy kịch tính

– Cách xây dựng nhân vật lí tưởng hóa

– Sử dụng các thủ pháp nghệ thuật: so sánh, ẩn dụ, phóng đại.

– Thủ pháp đối lập khi xây dựng hình tượng nhân vật

          Gia-ve    >  <   Giăng-van-giăng

            (ác)                        (thiện)

– Bình luận ngoại đề:  Tác giả đã sử dụng lời bình luận ngoại đề: với hàng loạt câu hỏi. “Ông nói gì với chị? Người đàn ông bị ruồng bỏ ấy có nghe thấy … có nghe thấy không?” , “Chết là đi vào bầu ánh sáng vĩ đại” để thể hiện một hình tượng Giăng Van – giăng phi thường, lãng mạn.

=>Những đặc trưng bút pháp của Huy-gô cũng là những dấu hiệu quen thuộc của văn học lãng mạn. Giá trị của văn chương không chỉ biểu hiện ở những dấu ấn nghệ thuật, mà sức hấp dãn của thiên tài Huy-gô chủ yếu nằm ở thế giới tình cảm đẹp đẽ, lí tưởng tiến bộ mà nhà văn gửi gắm.

2. Nội dung

– Lòng nhân ái rất cần thiết trong cuộc sống, nhất là khi con người rơi vào tình thế khó khăn. Trong bất công và tuyệt vọng, con người chân chính vẫn có thể bằng ánh sáng của tình thương đẩy lùi bóng tối của cường quyền và nhen nhóm niềm tin vào tương lai.

– Lí tưởng xã hội: Giải quyết những vấn đề xã hội bằng tình thương.

 

C. Hoạt động luyện tập

Em hiểu nhan đề của đoạn trích này thế nào: Ai là “người cầm quyền” “khôi phục uy quyền”, Giăng Van-giăng hay Gia-ve?

Gợi ý:

– Sẽ có người cho rằng Gia-ve là người cầm quyền bởi bấy lâu nay hắn vẫn phục tùng ông thị trưởng Ma-đơ-len. Nhưng kể từ khi Ma-đơ-len tự thú, trở về với tên học thật và nguyên hình là một người tù khổ sai thì cũng là lúc tên mật thám Gia-ve khôi phục quyền hành của hắn. Hắn đã thị oai, lộng quyền, nạn nộ và bắt Giăng Van-giăng.

– Tuy nhiên Giăng Van-giăng mới chính là người cầm quyền bởi lúc đầu tên thanh tra rất hống hách, nhưng rồi hắn run sợ, nem nép nghe theo Giăng Van-giăng. Ban đầu  Giăng Van-giăng rất nhún nhường nhưng càng ngày ông càng lấy lại uy thế và sức mạnh của mình trước Gia-ve.

D. Hoạt động vận dụng, mở rộng

PHẦN DÀNH RIÊNG CHO 11A6

1. Phân tích ý nghĩa và vai trò của nhân vật Phăng-tin trong đoạn trích?

Gợi ý:

+ Làm nổi bật mâu thuẫn sâu sắc giữa Giăng Van-giăng và Gia-ve, mâu thuẫn giữa tình thương và bạo lực cường quyền, cũng chính là mâu thuẫn giữa Thiện và Ác

+ Góp phần thể hiện bút pháp lãng mạn với các thủ pháp nghệ thật của V.Huy-gô

2. Em học tập được bài học gì về lẽ sống từ đoạn trích “Người cầm quyền khôi phục uy quyền”?

Gợi ý:

– Luôn yêu thương, trân trọng con người.

– Luôn có niềm tin vào con người, vào lòng tốt và tình yêu thương đồng loại của con người

– Xây dựng lối sống với sự cảm thông,chia sẻ,… với những hoàn cảnh xung quanh

– Tuy nhiên, cần phải có hành động cụ thể để thực hiện lẽ sống đó, nếu không nó chỉ là lý thuyết, không thành hiện thực,…

 

E. Hoạt động củng cố, dặn dò

1. Củng cố

 – Hệ thống bài học : Thông điệp về tình yêu thương. Bút pháp lãng mạn.

2. Dặn dò

– Học bài cũ. Cảm nhận về một chi tiết ấn tượng trong truyện.

– Soạn bài: “Về luân lí xã hội ở nước ta” (Phan Châu Trinh).

. Đọc văn.

NGƯỜI CẦM QUYỀN KHÔI PHỤC UY QUYỀN

(Trích “Những người khốn khổ”)                                                                                                                                                                                                                                                                                                                    V.Huy-gô

 

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC

1. Về kiến thức, kĩ năng, thái độ    

a. Kiến thức

LỚP 11A2, 11A3, 11A4 :                                 

– Nắm được những nét cơ bản về tác giả, tác phẩm.

– Chỉ ra nét đặt trưng bút pháp Huy Gô qua hư cấu nhân vật và diễn biến truyện    

– Ý nghĩa tư tưởng tiến bộ, khơi dậy mối đồng cảm với những con người cùng khổ.

LỚP 11A6 :

– Nắm được những nét cơ bản về tác giả, tác phẩm.

– Chỉ ra nét đặt trưng bút pháp Huy Gô qua hư cấu nhân vật và diễn biến truyện    

– Ý nghĩa tư tưởng tiến bộ, khơi dậy mối đồng cảm với những con người cùng khổ.

– Khẳng định lý tưởng tình thương của con người.

b. Kĩ năng                                         

– Đọc hiểu  văn bản   theo đặc trưng thể loại.     

– Phân tích tâm lí, tính cách và xung đột nhân vật.

c. Tư duy, thái độ                                                           

– Giáo dục lòng trân trọng và yêu thương con người nhất là những người nghèo khổ, bất hạnh.

– Phát huy tính chủ động, đầu óc phê phán qua việc khẳng định tình thương con người như một giải pháp xã hội được thế giới đề xuất.

2. Các năng lực cần hình thành cho học sinh

– Năng lực tự học. Năng lực thẩm mĩ. Năng lực giải quyết vấn đề. Năng lực hợp tác, giao tiếp.

– Năng lực sử dụng ngôn ngữ. Năng lực tổng hợp, so sánh.

II. PHƯƠNG TIỆN THỰC HIỆN

1. Giáo viên: SGK, SGV, thiết kế dạy học, tài liệu tham khảo…

2. Học sinh:  Sách giáo khoa; Vở soạn; Vở ghi.

III.  CÁCH THỨC TIẾN HÀNH

GV tổ chức giờ dạy theo cách kết hợp các phương pháp nêu vấn đề, gợi mở, đàm thoại, kết hợp các hình thức trao đổi thảo luận, trả lời các câu hỏi, thực hành. GV phối hợp các phương pháp dạy học tích cực trong giờ dạy.

IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

1. Ổn định tổ chức

Lớp   Ngày dạy     Sĩ số  HS vắng

11A2                   

11A3                   

11A4                   

11A6                   

2. Kiểm tra bài cũ:

– Hãy trình bày ý nghĩa biểu tượng của hình ảnh cái bao? Phân tích những đặc sắc nghệ thuật của tác phẩm Người trong bao?

3. Bài mới

A. Hoạt động khởi động

           Đã hơn một thế kỉ trôi qua, văn hào lỗi lạc V.Hugo vẫn như cây đại thụ đổ bóng xuống nền văn chương nhân loại. Những trang sách của ông là hơi thở ấm nóng về tình người, là cái nhìn bao dung đối với lớp người khốn khổ của xã hội đầy biến động. Hơn ai hết, ông nhận thức rõ giá trị của những trang văn máu thịt của cuộc đời mình: “Khi pháp luật và phong hóa còn đày đọa con người, còn dựng nên những địa ngục ở giữa xã hội văn minh và đem một thứ định mệnh nhân tạo chồng lên thiên mệnh, khi ba vấn đề lớn của thời đại là sự tha hóa của đàn ông vì bán sức lao động, sự sa đọa của đàn bà vì miếng cơm manh áo, sự cằn cỗi của trẻ nhỏ vì tối tăm thất học còn chưa được giải quyết, khi ở một số nơi đời sống còn ngạt thở, nói khác đi và trên quan điểm rộng hơn, khi trên mặt đất đốt nát và đau khổ còn tồn tại thì những cuốn sách như loại này còn có thể có ích”.

  Hôm nay, chúng ta sẽ đi vào tìm hiểu xem V.Hugo đã gửi gắm thông điệp lớn lao nào trên những trang viết, thông qua một đoạn trích trong tác phẩm nổi tiếng Những người khốn khổ: Người cầm quyền khôi phục uy quyền.

B. Hoạt động hình thành kiến thức mới

 

       Hoạt động của GV & HS              Nội dung cần đạt

-GV: yêu cầu học sinh theo dõi tiểu dẫn trong SGK và trả lời các câu hỏi:

Hãy nêu những nét chính về cuộc đời Huy-gô?

-HS: đọc tiểu dẫn và trả lời

 

 

 

-GV: Em hãy kể tên những tác phẩm chính của nhà văn? Những tác phẩm đó đã thể hiện được vị trí của tác giả như thế nào?

-HS: đọc tiểu dẫn tóm tắt tác phẩm chính

       Suy nghĩ, chốt ý.

 

(GV: giới thiệu thêm

Nội dung các tác phẩm kể trên chủ yếu xoay quanh những mâu thuẫn này sinh trong lòng xã hội. Nhà văn đã đi sâu khai thác và phát hiện những nguyên nhân cơ bản dẫn đến những mâu thuẫn đó. Cụ thể là do tàn dư của chế độ phong kiến và mầm mống của chế độ tư bản độc quyền đang được hình thành. Hậu quả của những xã hội đó là sản sinh ra những tầng lớp người dân bần cùng và nghèo khổ. Nhiều tác phẩm đã phản ánh tình cảnh thống khổ này, tiêu biểu là hai tiểu thuyết “Nhà thờ đức bà Pa-ri” và “Những người khốn khổ”. Giá trị tư tưởng là tiếng nói bảo vệ lẽ phải và sự công bằng của xã hội. Thông qua những số phận éo le, bi đát, nhà văn đem đến thông điệp của tình thương và khẳng định những số phận oan trái ấy sẽ được bảo vệ bằng tình thương)

-GV: Em hãy nêu những hiểu biết của em về tiểu thuyết “Những người khốn khổ”?

-HS: Trả lời theo hiểu biết cá nhân

-HS: Nhận xét, bổ sung

(GV Tóm tắt :Giăng Van-giăng thợ xén cây,bị kết án 19 năm tù khổ sai chỉ vì lấy trộm bánh mì cho 7 đứa cháu đói khát=>Ra tù, ông trở thành người tốt nhờ sự cảm hoá của linh mục Miri-en. Ông đổi tên thành Ma-đơ-len, mở nhà máy, giàu có và trở thành thị trưởng=> Nhưng ông luôn bị thanh tra mật thám Gia-ve nghi ngờ và theo dõi=> Lần đầu tiên gặp Phăng-tin, ông đã giúp đỡ và cứu cô thoát khỏi tay Gia-ve=> Khi Phăng-tin chết, ông trở lại với tên thật của mình, vào tù, rồi vượt ngục. Giăng van-giăng giữ lời hứa tìm đến chuộc Cô-dét, đưa lên Pa-ri sống lẩn trốn nhiều năm=> Một cuộc khởi nghĩa của nhân dân Pa-ri nổ ra chống chính quyền tư sản (6-1832). Ông cũng có mặt trên chiến luỹ và đã cứu sống Ma-riuýt (người yêu của Cô-dét). Ông vun đắp tình yêu cho họ và cuối cùng ông chết trong cảnh cô đơn.

-GV: Em hãy nêu xuất xứ của đoạn trích?

-HS: Đọc và nêu xuất xứ

-GV: Gọi học sinh đọc tác phẩm theo hướng phân vai để chú ý làm nổi bật tính cách nhân vật, hướng dẫn các em cách đọc. Sau khi đọc nêu nội dung của đoạn trích?

-HS: đọc dưới sự hướng dẫn của giáo viên và tóm tắt nội dung.

-GV: Qua phần tìm hiểu ở nhà, các em hãy cho cô biết đoạn trích trên có thể chia làm mấy phần? Nội dung từng phần?

-HS: Trình bày cách phân chia theo sự chuẩn bị ở nhà.

-GV: Nêu hướng phân tích ( theo bố cục hay tuyến nhân vật)

GV chia lớp thành 4 nhóm lần lượt tìm hiểu các nội dung sau trong vòng 3 phút

 

-Nhóm 1: Dựa vào phần tóm tắt và nội dung đoạn trích,em hãy cho biết Giăng Van-giăng đang ở trong hoàn cảnh như thế nào?

HS: Xem lại phần tóm tắt và trả lời

 

Nhóm 2: Giăng Van-giăng xuất hiện với ngoại hình, cử chỉ như thế nào ?( với Phăng-tin và Gia-ve)

HS: Trả lời

 

 

 

 </

 

Leave a Comment