Giáo án bài nhà ở của em môn tự nhiên xã hội sách chân trời sáng tạo lớp 1

Kéo xuống để xem hoặc tải về! Tải file Bài 3: nhà ở của em  (T2) I. MỤC TIÊU BÀI HỌC 1. Kiến thức:        – Biết được địa chỉ gia đình đang ở, đặc …

Kéo xuống để xem hoặc tải về!

Bài 3: nhà ở của em  (T2)

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC

1. Kiến thức:

       – Biết được địa chỉ gia đình đang ở, đặc điểm ngôi nhà/ căn hộ nơi gia đình đang ở, các phòng trong ngôi nhà/căn hộ và một số đặc điểm xung quanh nơi ở.

       – Biết được sự cần thiết phải sắp xếp đồ dùng cá nhân gọn gàng.

       – Làm được một số việc phù hợp để giữ nhà ở gọn gàng, ngăn nắp.

2. Phẩm chất:

                Bài học góp phần phát triển cho học sinh phẩm chất trách nhiệm: có ý thức sắp xếp đồ dùng cá nhân gọn gàng, giữ gìn nhà ở gọn gàng ngăn nắp, yêu gia đình.

3. Năng lực chung:

                – Năng lực tự chủ và tự học: chuẩn bị được tranh hoặc ảnh vẽ ngôi nhà của mình theo yêu cầu của giáo viên.

                – Năng lực giao tiếp và hợp tác: thực hiện các hoạt động thảo luận nhóm và báo cáo kết quả trước lớp, thực hành chia sẻ với bạn về ngôi nhà của mình.

                – Năng lực giải quyết vấn đề: đưa ra ý kiến, phân tích và ra quyết định để giải quyết các yêu cầu, tình huống trong bài.

4. Năng lực đặc thù:

                – Phân biệt được đặc điểm của các ngôi nhà và đặc điểm xung quanh.

                – Hiểu được sự cần thiết phải sắp xếp đồ dùng cá nhân gọn gàng và biết cách giữ nhà ở gọn gàng, ngăn nắp.

II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH

1. Giáo viên:

–              Tranh trong SGK

–              Một số ảnh bìa ngôi nhà đã cắt rời.

2. Học sinh:

–              SGK, VBT

–              Ảnh chụp hoặc tranh vẽ ngôi nhà của mình.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC:

Hoạt động giáo viên        Hoạt động của HS

1. Hoạt động khởi động và khám phá: (5’)

   a. Mục tiêu:

– Tạo hứng thú và khơi gợi lại nội dung học của tiết học trước.

   b. Cách tiến hành:

– GV cho HS nghe nhạc bài: “Nhà của tôi” (Sáng tác: Quỳnh Trang)

– GV yêu cầu HS nêu nhanh địa chỉ nhà mình đang ở.

– GV dẫn dắt vào tiết 2 của bài học.

2. Hoạt động 1: Sự cần thiết phải sắp xếp đồ dùng cá nhân gọn gàng (10’)

   a. Mục tiêu:

– HS nêu được sự cần thiết phải sắp xếp đồ dùng cá nhân gọn gàng.

   b. Cách tiến hành:

– GV yêu cầu HS quan sát tranh trong SGK trang 18 và trả lời câu hỏi:

+Chuyện gì xảy ra với bạn An? Vì sao?

 

– GV: Em thấy trong phòng bạn An đồ dùng bừa bộn nên khi bạn cần đến sách toán để học và soạn bài thì không nhớ đã để ở đâu và phải hỏi mẹ.

– GV hỏi: Nếu là bạn của An, em sẽ khuyên An ntn?

 

– GV: Đối với đồ dùng cá nhân ta phải sắp xếp gọn gàng để có thể dễ dàng sử dụng các đồ dùng khi cần mà không phải mất thời gian tìm kiếm, phòng tránh được một số bệnh.

Kết luận: Em cần sắp xếp đồ dùng cá nhân gọn gàng, ngăn nắp.

3. Hoạt động 2:Những việc làm để giữ nhà ở gọn gàng, ngăn nắp. (Nhóm 4) (10’)

   a. Mục tiêu:

– HS nêu được một số việc làm phù hợp để giữ nhà ở gọn gàng, ngăn nắp.

   b. Cách tiến hành:

– GV chia lớp thành các nhóm 4 HS, yêu cầu mỗi nhóm quan sát tranh 1,2,3 trong SGK trang 19 và trả lời câu hỏi:

+ Kể những việc An đã làm dưới đây. Việc làm đó có tác dụng gì?

 

– GV tổ chức cho HS trình bày trước lớp.

– GV và HS cùng nhận xét và rút ra kết luận.

Kết luận: Dọn dẹp các đồ dùng trong nhà sẽ giúp nhà ở gọn gàng, ngăn nắp.

4. Hoạt động 3:Liên hệ bản thân. (Nhóm 2) (10’)

   a. Mục tiêu:

–              HS kể được những việc đã làm để giữ nhà ở gọn gàng, ngăn nắp.

   b. Cách tiến hành:

– GV chia lớp thành các nhóm đôi HS, yêu cầu mỗi nhóm thảo luận câu hỏi:

+ Để giữ nhà ở gọn gàng, ngăn nắp, em sẽ làm gì?

– GV tổ chức cho HS trình bày trước lớp.

– GV và HS cùng nhận xét và rút ra kết luận.

Kết luận: Nhà sạch thì mát, bát sạch ngon cơm.(Tục ngữ).

– HS tập tập đọc từ khoá của bài: “Nhà ở – Gọn gàng – Ngăn nắp”.

5. Hoạt động tiếp nối (5’)

   – GV khuyến khích, động viên HS làm những việc phù hợp với khả năng để giữ nhà ở gọn gàng, ngăn nắp.

   – Quan sát các đồ dùng trong nhà để chuẩn bị cho bài học sau.

 

Leave a Comment