Giáo án bài nhận lỗi và sửa lỗi môn đạo đức lớp 2 sách cánh diều

Kéo xuống để xem hoặc tải về! Tải file Bài 4: nhận lỗi và sửa lỗi I. Mục tiêu 1. Kiến thức Học xong bài này, HS sẽ: – Nêu được một số biểu hiện …

Kéo xuống để xem hoặc tải về!

Bài 4: nhận lỗi và sửa lỗi

I. Mục tiêu

1. Kiến thức

Học xong bài này, HS sẽ:

– Nêu được một số biểu hiện của việc nhận lỗi và sửa lỗi

– Nêu được vì sao phải nhận lỗi, sửa lỗi.

– Thực hiện được việc nhận lỗi và sửa lỗi

– Đồng tình với việc nhận lỗi và sửa lỗi, không đồng tình với việc không nhận biết lỗi, sửa lỗi

2. Năng lực:

* Năng lực chung:

– Năng lực giao tiếp, hợp tác: Trao đổi, thảo luận để thực hiện các nhiệm vụ học tập.

– Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Sử dụng các kiến thức đã học ứng dụng vào thực tế.

* Năng lực riêng: Rèn năng lực phát triển bản thân, điều chỉnh hành vi

3. Phẩm chất: Hình thành phẩm chất trung thực, trách nhiệm.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Đối với giáo viên:

– SGK, SGV, Vở bài tập đạo đức 2

– Câu chuyện, bài thơ, bài hát,… gắn với bài học “Nhận lỗi và sửa lỗi”.

– Bộ tranh đức tính trung thực theo thông tư 43/2020/TT-BGDĐT

– Máy tính, máy chiếu….(nếu có)

2. Đối với học sinh:

– SGK. Vở bài tập Đạo đức 2.

– Tranh ảnh, tư liệu sưu tầm liên quan đến bài học (nếu có) và dụng cụ học tập theo yêu cầu của GV.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

HOẠT ĐỘNG CỦA GV       HOẠT ĐỘNG CỦA HS

A. KHỞI ĐỘNG

Mục tiêu:Tạo hứng thú cho HS vào bài học và giúp HS có hiểu biết ban đầu về bài học mới.

Cách tiến hành:

– GV cho HS chơi trò chơi: “Hoa tàn, hoa nở, hoa rung rinh trước gió”.

– GV mời 3 cặp có tinh thần xung phong lên bảng chơi trò chơi.

– Sau khi chơi trò chơi, GV dẫn dắt: Trong cuộc sống, không ai là hoàn hảo. Ai rồi cũng mắc những sai lầm dù lớn hay nhỏ. Tuy nhiên, điều quan trọng là khi mắc lỗi chúng ta phải biết nhận lỗi. Đó chính là bài học của chúng ta hôm nay, bài 4: Nhận lỗi và sửa lỗi.

B. KHÁM PHÁ

Hoạt động 1: Đọc thơ và trả lời câu hỏi

Mục tiêu: Thông qua bài thơ, HS biết được những việc làm, hành động của Cáo đã mắc lỗi nhưng không chịu nhận lỗi.

Cách tiến hành:

– GV gọi 1 bạn HS đứng dậy đọc to, rõ ràng bài thơ “bạn cáo”.

– GV cho HS th ảo luận cặp đôi, trả lời câu hỏi:

+ Chuyện gì xảy ra khi bạn Cáo và bạn Thỏ đang đọc truyện?

+ Bạn Cáo đã làm gì sau khi làm rách quyển truyện?

+ Em có đồng tình với việc làm của bạn Cáo không? Vì sao?

– GV cho các cặp thảo luận trong vòng 3 phút và gọi đại diện các cặp đứng dậy trình bày kết quả.

– GV cùng HS nhận xét, kết luận: Bạn Cáo là người đã mắc lỗi nhưng lại đổ lỗi cho bạn Thỏ, đó là điều không tốt, chúng ta không nên học theo bạn Cáo.

Hoạt động 2: Tìm hiểu lời nói, việc làm thể hiện việc nhận lỗi và sửa lỗi

Mục tiêu: Thông qua quan sát tranh, xử lí tình huống HS nêu được một số lời nói, hành biểu hiện của việc nhận lỗi và sửa lỗi.

Cách tiến hành:

– GV yêu cầu HS thảo luận nhóm với bạn bên cạnh, trả lời câu hỏi:

+ Nếu là bạn Cáo trong tình huống trên, em sẽ làm gì?

+ Bạn Cáo nên nhận lỗi, sửa lỗi như thế nào?

– GV quan sát HS thảo luận, nhắc nhở những HS không thực hiện nhiệm vụ.

– GV gọi một số cặp đứng dậy trình bày cách xử lí tình huống.

– GV cùng cả lớp nhận xét, kết luận: Khi mắc lỗi, mỗi chúng ta phải biết nhận lỗi như bạn Cáo để được mọi người yêu quý.

Hoạt động 3: Trao đổi vì sao cần nhận lỗi và sửa lỗi

Mục tiêu: Từ câu chuyện của Cáo, HS hiểu được ý nghĩa của việc biết nhận lỗi và sửa lỗi.

Cách tiến hành:

– GV cho HS quan sát tranh trong sgk

– GV đặt câu hỏi:

+ Các bạn Cáo nhận lỗi và sửa lỗi có thể mang đến điều gì?

+ Theo em, bạn Cáo sẽ cảm thấy như thế nào sau khi nhận lỗi và sửa lỗi?

– GV gọi HS đứng dậy trình bày kết quả thảo luận.

– GV cùng học sinh nhận xét, đánh giá và kết luận.

C. LUYỆN TẬP

Mục tiêu:Giúp HS củng cố kiến thức đã học và thực hành xử lí tình huống cụ thể.

Cách tiến hành:

Nhiệm vụ 1: Hoạt động cá nhân, hoàn thành BT1

– GV nêu lần lượt từng ý sau đó gọi HS đứng dậy trả lời và lí giải theo cách hiểu của em.

– GV nhận xét, đánh giá, kết luận: Chúng ta khi bất cứ làm việc gì cũng nên nhận lỗi và tìm cách sửa chữa sau khi mắc lỗi.

Nhiệm vụ 2: Hoạt động cá nhân, hoàn thành BT2

– GV trình chiếu tranh, yêu cầu HS nhận xét về hành vi xin lỗi của bạn trong từng tranh

– GV cho HS suy nghĩ, GV gọi HS đứng dậy nhận xét từng bức tranh:

+ Bạn 1: Nhận xét tranh 1

+ Bạn 2: Nhận xét tranh 2

+ Bạn 3: Nhận xét tranh 3

+ Bạn 4: Nhận xét tranh 4

– GV cùng cả lớp nhận xét, đánh giá và kết luận.

Nhiệm vụ 3: Hoạt động nhóm, hoàn thành BT3

– GV chia lớp thành 3 nhóm xử lí tình huống:

+ Tình huống 1: Nhóm 1

+ Tình huống 2: nhóm 2

+ Tình huống 3: Nhóm 3

– GV gọi đại diện các nhóm đứng dậy trình bày kết quả nhóm đóng vai và xử lí.

– GV cùng cả lớp nhận xét, kết luận.

Nhiệm vụ 4: Hoạt động cá nhân, hoàn thành BT4

– GV khuyến khích HS chia sẻ về một lần em đã biết hoặc chưa biết nhận lỗi, sửa lỗi.

– GV lắng  nghe, khen ngợi các bạn đã có tinh thần chia sẻ, thừa nhận cái sai và sửa lỗi.

D. VẬN DỤNG

Mục tiêu:Giúp HS vận dụng kiến thức đã học để chia sẻ và thực hiện những việc làm thể hiện việc nhận lỗi và sửa lỗi.

Cách tiến hành:

– GV cho HS đóng  vai để kể câu chuyện Bạn Cáo.

– GV hướng dẫn HS về nhà viết lời xin lỗi và gửi đến người mà em mắc lỗi.

– GV kết luận trước khi kết thúc bài học.

– HS hào hứng tham gia trò chơi

– HS xung phong lên chơi trò chơi

– HS lắng nghe GV giới thiệu bài mới.

– HS đứng dậy đọc bài

– HS thảo luận, tìm ra câu trả lời

– Đại diện nhóm, trả lời câu hỏi:

+ Cáo làm rách truyện

+ Cáo đổi lỗi do bạn Thỏ làm

+ Em không đồng tình, vì bạn không nhận lỗi.

– HS nghe GV nhận xét, đánh giá.

– HS tiến hành thảo luận nhóm, tìm ra câu trả lời.

+ Nếu em là bạn Cáo em sẽ khuyên Cáo nhận lỗi.

+ Bạn Cáo nên thú nhận với mẹ bạn Thỏ là mình làm rách truyện và xin lỗi cô.

– HS nghe nhận xét, rút ra bài học.

– HS quan sát tranh

– HS suy nghĩ và trả lời câu hỏi

– HS trình bày kết quả

– HS lắng nghe GV và các bạn nhận xét.

– HS xung phong trả lời từng ý của GV.

– HS lắng nghe GV nhận xét

– HS quan sát tranh, nhận xét các bạn trong tranh

– HS đứng dậy nhận xét từng bức tranh.

+ Tranh 1: Làm bạn ngã, dìu bạn dậy rồi xin lỗi -> Đồng tình.

+ Tranh 2: Làm rơi đồ của bạn, xin lỗi trống không rồi bỏ đi -> Không đồng tình.

+ Tranh 3: Làm rách truyện của bạn, dán lại cho bạn -> đồng tình

+ Tranh 4: Xin lỗi chị với thái độ khó chịu -> Không đồng tình.

– Các nhóm đóng vai thảo luận, xử lí tình huống.

– Các nhóm lên trình bày

– HS lắng nghe lời nhận xét của GV.

– HS xung phong chia sẻ

– HS lắng nghe nhận xét của GV

– HS đóng vai, kể chuyện bạn Cáo

– Về nhà HS viết lời xin lỗi

– HS nghe GV kết luận bài học.

Leave a Comment