Giáo án bài nhận lỗi và sửa lỗi (tiết 1) môn đạo đức lớp 2 sách kết nối tri thức với cuộc sống

Kéo xuống để xem hoặc tải về! Tải file Chủ đề: quý trọng thời gian Bài 4: nhận lỗi và sửa lỗi (tiết 1) I. Mục tiêu: sau bài học, hs đạt được: 1. Kiến …

Kéo xuống để xem hoặc tải về!

Chủ đề: quý trọng thời gian

Bài 4: nhận lỗi và sửa lỗi (tiết 1)

I. Mục tiêu: sau bài học, hs đạt được:

1. Kiến thức, kĩ năng

– HS nêu được tác hại của việc không nhận lỗi, đổ lỗi cho người khác, bày tỏ được thái độ không đồng tình với việc không nhận lỗi, đổ lỗi cho người khác.

– HS nêu được một số biểu hiện của việc nhận lỗi và sửa lỗi và cách thực hiện việc nhận lỗi, sửa lỗi.

– HS nêu được vì sao cần nhận lỗi và sửa lỗi.

2. Năng lực:

– Năng lực giao tiếp, hợp tác: Trao đổi, thảo luận để thực hiện các nhiệm vụ học tập.

– Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Sử dụng các kiến thức đã học ứng dụng vào thực tế.

3. Phẩm chất: Rèn tính trung thực, trách nhiệm.

1.         Giáo viên: Máy chiếu, máy tính, Phiếu thảo luận nhóm,…

2.         Học sinh: SGK, VBT đạo đức 2, giấy, bút màu,..

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC

TG       Nội dung và mục tiêu          Hoạt động của giáo viên     Hoạt động của học sinh

5’        1. Khởi động

Mục tiêu: Tạo không khí vui vẻ, kết nối với bài học.     – GV tổ chức cho HS chơi trò chơi Hoa tàn, hoa nở, hoa rung rinh trước gió.

– GV nêu cách chơi:

+ Khi quản trò hô: “Mắc lỗi”, người chơi cụp bàn tay lại, giống hình bông hoa tàn cánh.

+ Khi quản trò hô: “Nhận lỗi”, người chơi xòe bàn tay ra, giống hình bông hoa xòe cánh nở.

+ Khi quản trò hô: “Sửa lỗi”, người chơi rung rung bàn tay, giống hình bông hoa rung rinh trước gió.

– Luật chơi: Người chơi nào làm động tác tay không đúng quy định đưa ra, sẽ bị xử phạt. Hình phạt có thể là hát múa, mô tả động tác cơ thể theo yêu cầu, để tạo không khí vui tươi cho lớp học. Hình phạt được thống nhất trước với toàn lớp.

– GV nhận xét, đánh giá việc tham gia trò chơi của HS, khen những HS có những phản ứng nhanh, chính xác.

– GV giới thiệu bài học.       – HS nghe

– HS ghe, nắm rõ luật chơi

– HS tham gia chơi

– HS lắng nghe

– HS lắng nghe

8’        2. Khám phá

Hoạt động 1: Đọc thơ và trả lời câu hỏi

*Mục tiêu: HS nêu được tác hại của việc không nhận lỗi, đổ lỗi cho người khác, bày tỏ được thái độ không đồng tình với việc không nhận lỗi, đổ lỗi cho người khá.         – GV cho HS đọc bài thơ “Bạn Cáo”

– GV cho HS thảo luận nhóm đôi, đọc bài thơ và thực hiện 2 yêu cầu sau:

* Nhiệm vụ 1: Đọc bài thơ “Bạn Cáo” và trả lời các câu hỏi sau:

+ Chuyện gì xảy ra khi bạn Cáo và bạn Thỏ đang đọc truyện?

+ Bạn Cáo đã làm gì sau khi làm rách quyển truyện?

+ Em có đồng tình với việc làm của bạn Cáo không? Vì sao?

* Nhiệm vụ 2: Nhận xét, đánh giá sự thể hiện của bạn theo các tiêu chí sau:

+ Đọc bài: to, rõ ràng.

+ Trả lời: rõ ràng, hợp lí.

+ Thái độ làm việc nhóm: tập trung, nghiêm túc.

– GV quan sát các nhóm làm việc, hỗ trợ khi cần thiết.

– GV đại diện các nhóm HS trả lời, mời lớp nhận xét

– GV đặt thêm một số câu hỏi mở rộng để khai thác kĩ vấn đề của bài học:

+ Trong câu chuyện trên, em thích bạn nào, không thích bạn nào? Vì sao?

+ Theo em, bạn Thỏ sẽ cảm thấy như thế nào sau khi bị bạn Cáo đổ lỗi cho mình?

+ Nếu em là người chứng kiến sự việc đó, em sẽ nói hoặc làm gì khi ấy? Vì sao?

+ Em rút ra bài học gì từ câu chuyện trên? (Hoặc: Khi mắc lỗi, chúng ta nên làm gì? Vì sao?)

– GV kết luận: Bạn Cáo mắc lỗi mà không dám nhận lỗi, còn đổ lỗi cho bạn Thỏ, việc làm đó là không tốt. Chúng ta không đồng tình với việc làm đó. Ai cũng có thể mắc lỗi nhưng quan trọng là phải biết nhận lỗi và sửa lỗi. Chúng ta ủng hộ, tha thứ cho những người biết nhận lỗi, sửa lỗi và không đồng tình, ủng hộ những người mắc lỗi nhưng không biết nhận lỗi, sửa lỗi.

– GV đánh giá hoạt động 1, chuyển sang hoạt động tiếp theo   – 1 HS đọc to, lớp đọc thầm

– HS thảo luận nhóm đôi, trả lời các câu hỏi theo yêu cầu của GV

– 1-2 HS/ 1 câu hỏi, HS khác nhận xét, bổ sung

– 1-2 HS/ 1 câu hỏi, HS khác nhận xét, bổ sung

– HS lắng nghe

– HS lắng nghe

10’      Hoạt động 2: Tìm hiểu lời nói, việc làm thể hiện việc nhận lỗi và sửa lỗi

Mục tiêu:

HS nêu được một số biểu hiện của việc nhận lỗi và sửa lỗi và cách thực hiện việc nhận lỗi, sửa lỗi.       – GV cho HS thảo luận nhóm 4, thực hiện 2 nhiệm vụ sau:

*Nhiệm vụ 1: Trả lời câu hỏi:

+ Nếu em là bạn Cáo trong tình huống trên, em sẽ làm gì?

+ Bạn Cáo nên nhận lỗi, sửa lỗi như thế nào?

*Nhiệm vụ 2: Nhận xét, đánh giá sự hoạt động của bạn theo tiêu chí sau:

+ Trình bày: Nói to, rõ ràng.

+ Nội dung: đầy đủ, hợp lí

+ Thái độ làm việc nhóm: Tập trung, nghiêm túc.

– GV quan sát các nhóm làm việc, hỗ trợ khi cần thiết.

– GV mời đại diện nhóm trình bày kết quả thảo luận nhóm.

– GV gọi HS khác nhận xét, bổ sung

– GV tổng kết và kết luận:

+ Kết luận: Khi mình mắc lỗi, mình nên thể hiện việc nhận lỗi và sửa lỗi một cách chân thành qua những việc làm cụ thể dưới đây: Nói lời xin lỗi chân thành, Sẵn sàng đền bù thiệt hại do lỗi lầm mình đã gây ra, Thể hiện mong muốn được người bị hại tha lỗi, Nói lời hứa và rút kinh nghiệm sẽ không phạm lại lỗi đã mắc phải.

+Lời xin lỗi chân thành dễ dàng được chấp nhận, còn lời xin lỗi không chân thành sẽ khó lòng được người khác chấp nhận.

– GV đánh giá hoạt động 2, chuyển sang hoạt động tiếp theo.  – HS hoạt động nhóm 4, thực hiện các nhiệm vụ theo sự hướng dẫn của GV.

-Ví dụ:

Câu 1:

+ Phương án 1: Cáo nói lời xin lỗi Sóc (Mình xin lỗi vì đã làm rách cuốn sách của cậu!)

+ Phương án 2: Cáo thể hiện mong muốn được đền bù thiệt hại do lỗi lầm mình đã gây ra (Mình có thể đền cho cậu một cuốn sách khác được không?)

+ Phương án 3: Cáo bày tỏ mong muốn được Sóc tha lỗi (Cậu có thể tha lỗi cho mình được không?)

+ Phương án 4: Cáo nói lời hứa sẽ không tái phạm lại lỗi lầm nữa (Mình hứa lần sau sẽ cẩn thận hơn khi đọc để không làm rách sách)

– Câu 2: Bạn Cáo nên nhận lỗi và sửa lỗi một cách chân thành. Cách nói lời xin lỗi chân thành:

+ Đứng ngay ngắn, mắt nhìn thẳng vào người nghe.

+ Nói lời xin lỗi một cách rõ ràng, từ tốn.

+ Không nên nói lời xin lỗi mà mặt lại quay đi nơi khác.

+ Không nên vừa nói xin lỗi vừa làm việc khác, hoặc vừa nói xin lỗi vừa chạy bỏ đi.

– 1-2 nhóm/ 1 câu hỏi, nhóm khác nhận xét

– HS khác nhận xét, bổ sung

– HS lắng nghe

– HS lắng nghe

10’      Hoạt động 3: Trao đổi vì sao cần nhận lỗi và sửa lỗi

Mục tiêu:

HS nêu được vì sao cần nhận lỗi và sửa lỗi.        GV cho HS thảo luận nhóm 2, thực hiện các nhiệm vụ sau:

*Nhiệm vụ 1: Trả lời các câu hỏi sau:

+ Việc bạn Cáo nhận lỗi và sửa lỗi có thể mang đến điều gì?

+ Theo em, bạn Cáo sẽ cảm thấy như thế nào sau khi nhận lỗi và sửa lỗi?

*Nhiệm vụ 2: Nhận xét, đánh giá sự thể hiện của bạn theo các tiêu chí sau:

+ Trả lời: rõ ràng, hợp lí

+ Thái độ làm việc nhóm: tập trung, nghiêm túc

– GV quan sát các nhóm làm việc, hỗ trợ khi cần thiết.

– GV gọi đại diện các nhóm trả lời.

– GV gọi HS khác nhận xét, bổ sung.

– GV kết luận: Mắc lỗi mà biết nhận lỗi và sửa lỗi là biểu hiện của người có phẩm chất, đức tính tốt. Ai cũng có thể mắc lỗi và việc mắc lỗi, nhận lỗi và sửa lỗi cho thấy đó là một người thật thà, trung thực, dũng cảm, có trách nhiệm với việc làm của mình. Người đó xứng đáng nhận được tin yêu, tha thứ và ủng hộ. Bạn nào mắc lỗi mà biết nhận lỗi và sửa lỗi cũng cho thấy đó là một người bạn tốt, nên kết thân, chơi cùng.

– GV đánh giá, chuyển sang hoạt động tiếp theo.            – HS thảo luận nhóm 2 theo sự hướng dẫn của GV:

– Câu 1:

+ Lợi ích 1: Được bạn bè tin yêu, quý mến.

+ Lợi ích 2: Dễ được bạn tha lỗi hơn

+ Lợi ích 3: Được mọi người khen ngợi, ủng hộ.

– Câu 2: Bạn Cáo sẽ cảm thấy thoải mái hơn, không còn áy náy, ăn năn, hối hận vì việc làm không đúng của mình. Bạn Cáo cũng sẽ vui hơn vì có được sự tha thứ, ngợi khen, ủng hộ từ mọi người xung quanh.

– Đại diện các nhóm chia sẻ ý kiến

– Nhóm khác lắng nghe, bổ sung, góp ý

– HS lắng nghe

– HS lắng nghe

2’        3. Củng cố – dặn dò

Mục tiêu: Khái quát lại nội dung tiết học GV cho HS nêu:

+ 2 điều học được qua tiết học.

+ 1 điều cần làm sau tiết học

GV nhận xét, đánh giá tiết học       2-3 HS nêu

HS lắng nghe

Chủ đề: quý trọng thời gian

Bài 4: nhận lỗi và sửa lỗi (tiết 2)

I. Mục tiêu: sau bài học, hs đạt được:

1. Kiến thức, kĩ năng

– HS bày tỏ được ý kiến, thái độ phù hợp về việc mắc lỗi, nhận lỗi, sửa lỗi.

– HS đồng tình với việc biết nhận lỗi và sửa lỗi; không đồng tình với việc không biết nhận lỗi, sửa lỗi.một số tình huống cụ thể.

– HS thực hiện được lời nói, việc làm thể hiện sự biết nhận lỗi, sửa lỗi phù hợp với mỗi tình huống đưa ra.

– HS nêu được việc làm chưa biết hoặc đã biết nhận lỗi, sửa lỗi của bản thân, từ đó có ý thức điều chỉnh, thực hiện hành vi nhận lỗi, sửa lỗi phù hợp.

2. Năng lực:

– Năng lực giao tiếp, hợp tác: Trao đổi, thảo luận để thực hiện các nhiệm vụ học tập.

– Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Sử dụng các kiến thức đã học ứng dụng vào thực tế.

3. Phẩm chất: Rèn tính trung thực, trách nhiệm.

1.         Giáo viên: Máy chiếu, máy tính, Thẻ bày tỏ quan điểm đúng sai (thẻ xanh/ đỏ),…

2.         Học sinh: SGK, VBT đạo đức 2, giấy, bút màu,..

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC

TG       Nội dung và mục tiêu          Hoạt động của giáo viên     Hoạt động của học sinh

6’        1. Khởi động

Mục tiêu: Tạo không khí vui vẻ, bày tỏ được ý kiến, thái độ phù hợp về việc mắc lỗi, nhận lỗi, sửa lỗi.

            GV tổ chức cho HS chơi trò chơi “Sang sông” (bài 1 trang 21)

*Cách chơi: + HS đứng dậy nghe khi GV đọc lần lượt các ý kiến trong sách.

+ Với mỗi ý kiến: nếu đồng tình thì HS chạy sang đứng ở dãy bên phải lớp, nếu không đồng tình, HS thì chạy sang đứng ở dãy bên trái lớp.

+ HS ở mỗi dãy đưa ra lí do cho sự lựa chọn của mình. HS có quyền được góp ý, bổ sung, trả lời phản biện của nhóm có ý kiến đối lập.

– GV đánh giá HS chơi, cho HS đọc lại đáp án đồng tình/ không đồng tình

– GV hỏi thêm: Vì sao em lại không đồng tình với ý A/B/C? Vì sao em  đồng tình với ý D?

– GV chốt, giới thiệu bài.     – HS chơi trò chơi dưới sự chủ trì của GV.

+ Đồng tình: D

+ Không đồng tình: A, B, C

– HS lắng nghe, đọc lại

– 2-3 HS chi sẻ ý kiến

– HS lắng nghe

15’      2. Luyện tập

Hoạt động 1: Nhận xét hành vi

Mục tiêu:

– HS đồng tình với việc biết nhận lỗi và sửa lỗi; không đồng tình với việc không biết nhận lỗi, sửa lỗi.  GV thảo luận nhóm 2, quan sát 4 bức tranh trong SGK và thảo luận về hành vi xin lỗi của bạn trong tranh.

– GV theo dõi, giúp đỡ các nhóm

– GV gọi đại diện các nhóm trình bày ý kiến cá nhân.

– GV gọi HS khác nhận xét, bổ sung.

– GV đánh giá chốt cách đánh giá các hành vi trong sách.        – HS thảo luận nhóm 2 và hoạt động theo sự hướng dẫn của GV.

– Đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận

– Nhóm khác lắng nghe, bổ sung, góp ý

– HS lắng nghe

10’      Hoạt động 3: Xử lí tình huống

Mục tiêu:

– HS thực hiện được lời nói, việc làm thể hiện sự biết nhận lỗi, sửa lỗi phù hợp với mỗi tình huống đưa ra.            GV thảo luận nhóm 4, thực hiện các nhiệm vụ sau:

*Nhiệm vụ 1: đóng vai và xử lí tình huống trong SGK/ trang 22,. Mỗi nhóm đóng vai và xử lí 1 tình huống (bốc thăm)

*Nhiệm vụ 2: Nhận xét, đánh giá sự thể hiện của bạn theo tiêu chí sau:

+ Phương án xử lí: hợp lí

+ Đóng vai: sinh động, hấp dẫn

+ Thái độ làm việc nhóm: tập trung, nghiêm túc

– GV theo dõi, giúp đỡ các nhóm

– GV HS lên đóng vai hướng dẫn viên du lịch giới thiệu về quê hương của mình.

– GV gọi HS khác nhận xét, bổ sung.

– GV đánh giá, khen nhóm có các xử lí hay.        – HS thảo luận nhóm 4 và hoạt động theo sự hướng dẫn của GV:

+ Tình huống 1: Làm rơi mũ của bạn vào vũng nước: Em nên nhặt mũ lên, xin lỗi bạn chân thành và làm sạch chiếc mũ trước khi trả lại bạn.

+ Tình huống 2: Quên mang đồ dùng học tập đến lớp: Em nên xin lỗi cô và hứa lần sau không tái phạm nữa.

+ Tình huống 3:  Đi chơi về muộn mà không xin phép mẹ: Em xin lỗi mẹ chân thành bằng lời hoặc bằng thư gửi cho mẹ, nói rõ em đã sai ở đâu và em sẽ khắc phục lỗi sai đó như thế nào.

– 3 nhóm đại diện 3 tình huống lên đóng vai và xử lí tình huống.

– HS khác lắng nghe, bổ sung, góp ý

– HS lắng nghe

4’        3. Củng cố – dặn dò

Mục tiêu: Khái quát lại nội dung tiết học *Liên hệ: GV cho HS: Chia sẻ về một lần em đã biết hoặc chưa biết nhận lỗi, sửa lỗi.

GV nhận xét, đánh giá tiết học       – 2-3 HS nêu, HS khác nhận xét

– HS lắng nghe

Leave a Comment