Giáo án bài nhận lỗi và sửa lỗi (tiết 3) môn đạo đức lớp 2 sách kết nối tri thức với cuộc sống

Kéo xuống để xem hoặc tải về! Tải file Chủ đề: quý trọng thời gian Bài 4: nhận lỗi và sửa lỗi (tiết 3) I. Mục tiêu: sau bài học, hs đạt được: 1. Kiến …

Kéo xuống để xem hoặc tải về!

Chủ đề: quý trọng thời gian

Bài 4: nhận lỗi và sửa lỗi (tiết 3)

I. Mục tiêu: sau bài học, hs đạt được:

1. Kiến thức, kĩ năng:

– HS nói/ viết được lời xin lỗi gửi tới người mà em mắc lỗi.

2. Năng lực:

– Năng lực giao tiếp, hợp tác: Trao đổi, thảo luận để thực hiện các nhiệm vụ học tập.

– Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Sử dụng các kiến thức đã học ứng dụng vào thực tế.

3. Phẩm chất: Rèn tính trung thực, trách nhiệm.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

1.         Giáo viên: Máy chiếu, máy tính,…

2.         Học sinh: SGK, VBT đạo đức 2, giấy vẽ, bút màu, tranh ảnh/ bài viết về quê hương.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC

TG       Nội dung và mục tiêu          Hoạt động của giáo viên     Hoạt động của học sinh

5’        1. Khởi động

Mục tiêu: Tạo không khí vui vẻ, thoải mái trước khi vào học. GV tổ chức cho HS hát, múa bài “Lớp chúng mình

GV đánh giá, chuyển sang bài mới            HS múa hát theo nhạc

HS lắng nghe

15’      2. Vận dụng

Hoạt động 1: Đóng vai kể tiếp câu chuyện bạn Cáo

*Mục tiêu: HS vẽ được những bức tranh thể hiện tình yêu quê hương.           GV cho HS thảo luận nhóm 4, thực hiện các nhiệm vụ sau:

*Nhiệm vụ 1: Đóng vai, kể tiếp câu chuyện bạn Cáo.

*Nhiệm vụ 2: Nhận xét, đánh giá sự thể hiện của bạn theo các tiêu chí sau:

+ Phương án đưa ra: hợp lí

+ Đóng vai: sinh động, hấp dẫn

+ Thái độ làm việc nhóm: tập trung, nghiêm túc

– GV quan sát các nhóm làm việc, hỗ trợ khi cần thiết.

– GV gọi đại diện các nhóm đóng vai, kể tiếp câu chuyện.

– GV gọi HS khác nhận xét, bổ sung.

– GV đánh giá, chuyển sang hoạt động tiếp theo.            – HS thảo luận nhóm 4, đóng vai và kể tiếp câu chuyện bạn Cáo theo sự hướng dẫn của GV:

Ví dụ: Bạn Cáo không được các bạn khác chơi cùng nữa vì đã mắc lỗi nhưng lại còn đổ lỗi cho bạn Thỏ. Cáo nhận thấy điều đó và cảm thấy ăn năn, hối hận. Cáo tìm đến Thỏ và Sóc để xin lỗi. Thỏ và Sóc tha lỗi cho Cáo, và nói: “Chúng tớ sẽ tha lỗi cho cậu vì cậu đã biết nhận ra lỗi lầm của mình. Hy vọng cậu sẽ không bao giờ mắc lại lỗi lầm đó nữa.”

– 1-2 nhóm đóng vai

– Nhóm khác lắng nghe, bổ sung, góp ý

– HS lắng nghe

12’      Hoạt động 2: Nói hoặc viết lời xin lỗi và gửi tới người mà em mắc lỗi.

Mục tiêu:

HS viết lời xin lỗi tới người mà mình mắc lỗi

            – GV yêu cầu HS viết một lá thư ngắn gửi lời xin lỗi tới người mình mắc lỗi. Yêu cầu: Lá thư thể hiện được thái độ hối lỗi và mong muốn chân thành được tha lỗi.

– GV cho HS làm bài cá nhân.

– GV cho HS chia sẻ nội dung lá thư trước lớp.

– GV mời HS khác nhận xét, góp ý, bổ sung.

– GV đánh giá, nhận xét, yêu cầu HS về nhà gửi thư xin lỗi cho người mình mắc lỗi.          – HS nghe, nắm rõ yêu cầu

– HS làm bài cá nhân: Viết thiệp/ giấy nhớ/…

– 5-6 HS đọc chia sẻ lời xin lỗi của mình.

– Lớp nhận xét, góp ý

– HS lắng nghe, thực hiện

5’        3. Củng cố – dặn dò

Mục tiêu: Khái quát lại nội dung tiết học – GV hỏi:

+ Nêu 3 điều em học được qua bài học?

+ Nêu 3 điều em thích ở bài học?

+ Nêu 3 điều em cần làm sau bài học?

– GV tóm tắt nội dung chính của bài học.

– GV cho HS đọc lời khuyên trong sách.

– GV nhận xét, đánh giá tiết học    – HS nêu

– HS lắng nghe

– 1 HS đọc, lớp đọc thầm

– HS lắng nghe

Chủ đề: quý trọng thời gian

Bài 13: em yêu quê hương (tiết 1)

I.mục tiêu: sau bài học, hs đạt được:

1. Kiến thức, kĩ năng

– HS cảm nhận được quê hương là gì.

¬- HS nêu được quê hương mình ở đâu, nêu được vẻ đẹp thiên nhiên và con người ở quê hương mình.

– HS nêu được những việc làm phù hợp với lứa tuổi, thể hiện tình yêu quê hương.

2. Năng lực:

– Năng lực giao tiếp, hợp tác: Trao đổi, thảo luận để thực hiện các nhiệm vụ học tập.

– Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Sử dụng các kiến thức đã học ứng dụng vào thực tế.

3. Phẩm chất: Yêu quê hương của mình.

1.         Giáo viên: Máy chiếu, máy tính, Phiếu thảo luận nhóm,…

2.         Học sinh: SGK, VBT đạo đức 2, giấy, bút màu,..

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC

TG       Nội dung và mục tiêu          Hoạt động của giáo viên     Hoạt động của học sinh

5’        1. Khởi động

Mục tiêu: Tạo không khí vui vẻ, kết nối với bài học.     – GV cho HS hát bài “Quê hương tươi đẹp”

– GV hỏi: Bài hát nói về điều gì?

– GV đánh giá , giới thiệu bài.        HS hát tập thể

HS nêu ý kiến

HS lắng nghe

8’        2. Khám phá

Hoạt động 1: Đọc thơ và trả lời câu hỏi

*Mục tiêu: HS cảm nhận được quê hương là gì.  – GV cho HS đọc các khổ thơ trong SKG trang 65,66 và trả lời câu hỏi:

+ Quê hương trong các khổ thơ trên là những gì?

+ Tình cảm của tác giả đối với quê hương mình như thế nào?

– GV gọi HS trình bày ý kiến cá nhân

– GV mời HS nhận xét

– GV kết luận: Trong các khổ thơ trên, quê hương được miêu tả là tiếng ve, là lời ru của mẹ, là dáng mẹ, là dòng sông, là góc trời tuổi thơ, là cánh đồng lúa chín vàng, là dáng mẹ yêu, là nơi chôn rau cắt rốn. Tác giả có tình cảm sâu nặng với quê hương.

– GV đánh giá hoạt động 1, chuyển sang hoạt động tiếp theo   – 1 HS đọc to các khổ thơ, lớp đọc thầm

– 2-3 HS trả lời câu hỏi, HS khác nhận xét, bổ sung

– HS lắng nghe

– HS lắng nghe

10’      Hoạt động 2: Kể về quê hương

Mục tiêu:

HS nêu được quê hương mình ở đâu, nêu được vẻ đẹp thiên nhiên và con người ở quê hương mình.

            – GV cho HS thảo luận nhóm 2, thực hiện 2 nhiệm vụ sau:

*Nhiệm vụ 1: Kể cho bạn nghe về quê mình theo giọi ý sau:

+ Quê em ở đâu?

+ Quê em có cảnh đẹp gì?

+ Người dân quê em có những đức tính tốt nào?

+ Em thích nhất điều gì ở quê hương mình?

*Nhiệm vụ 2: Nhận xét, đánh giá sự hoạt động của bạn theo tiêu chí sau:

+ Trình bày: Nói to, rõ ràng.

+ Nội dung: đầy đủ, hợp lí

+ Thái độ làm việc nhóm: Tập trung, nghiêm túc.

– GV quan sát các nhóm làm việc, hỗ trợ khi cần thiết.

– GV chia sẻ về quê hương mình để làm mẫu cho HS.

– GV HS chia sẻ về quê hương mình theo câu hỏi gọi ý.

– GV gọi HS khác nhận xét, bổ sung

– GV tổng kết và kết luận: Chúng ta, ai cũng có một quê hương. Quê hương là nơi chúng ta sinh ra và lớn lên hoặc là nơi ông, bà, bố mẹ đã từng sống.

– GV đánh giá hoạt động 2, chuyển sang hoạt động tiếp theo.  HS hoạt động nhóm 2, thực hiện các nhiệm vụ theo sự hướng dẫn của giáo viên.

– HS lắng nghe

– 3-4 HS chia sẻ về quê hương mình

– HS khác nhận xét, bổ sung

– HS lắng nghe

– HS lắng nghe

10’      Hoạt động 3: Thảo luận về các việc làm thể hiện tình yêu thương

Mục tiêu:

– HS nêu được những việc làm phù hợp với lứa tuổi, thể hiện tình yêu quê hương.  GV cho HS thảo luận nhóm 4, thực hiện các nhiệm vụ sau:

*Nhiệm vụ 1: Quan sát tranh ở mục 3, trang 67/SGK và thảo luận về những việc làm thể hiện tình yêu quê hương.

*Nhiệm vụ 2: Nhận xét, đánh giá sự thể hiện của bạn theo tiêu chí sau:

+ Trình bày: nói to, rõ ràng

+ Trả lời: đầy đủ, hợp lí

+ Thái độ làm việc nhóm: Tập trung, nghiêm túc.

– GV quan sát các nhóm làm việc, hỗ trợ khi cần thiết.

– GV gọi đại diện các nhóm trả lời.

– GV gọi HS khác nhận xét, bổ sung.

– GV kết luận: Những việc các em có thể làm để thể hiện tình yêu quê hương đó là: Chăm sóc nghĩa trang liệt sĩ, chăm sóc cây cối ở đường làng, ngõ phố, dọn vệ sinh đường làng, ngõ phố, thăm và giúp đỡ mẹ Việt Anh anh hừng, tìm hiểu về truyền thống quê hương, giữ gìn và bảo vệ các di tích lịch sử,….

– GV đánh giá, chuyển sang hoạt động tiếp theo.            – HS thảo luận nhóm 4 theo sự hướng dẫn của GV, kể những việc làm  thể hiện tình yêu quê hương của mình vào phiếu thảo luận của nhóm.

– Đại diện các nhóm lên trình bày sản phẩm nhóm.

– Nhóm khác lắng nghe, bổ sung, góp ý

– HS lắng nghe

2’        3. Củng cố – dặn dò

Mục tiêu: Khái quát lại nội dung tiết học GV cho HS nêu 2 việc em làm thể hiện tình yêu quê hương mình.

GV nhận xét, đánh giá tiết học       2-3 HS nêu

HS lắng nghe

 

Leave a Comment