Giáo án bài nhớ ơn môn tiếng việt sách kết nối tri thức với cuộc sống lớp 1

Kéo xuống để xem hoặc tải về! Tải file :                    Bài 5: NHỚ ƠN (2 tiết) I. MỤC TIÊU:  1.Phát triển kĩ năng – HS  đọc đúng, rõ ràng một bài đồng dao; nhận biết …

Kéo xuống để xem hoặc tải về!

:                    Bài 5: NHỚ ƠN (2 tiết)

I. MỤC TIÊU:

 1.Phát triển kĩ năng

– HS  đọc đúng, rõ ràng một bài đồng dao; nhận biết một số tiếng cùng vần với nhau, củng cố kiến thức về vần; thuộc lòng bài đồng dao và quan sát, nhận biết được các chi tiết trong tranh và suy luận từ tranh được quan sát.

– HS nói và nghe thông qua trao đổi về nội dung bài và nội dung được thể hiện trong tranh.

– Hiểu và trả lời đúng câu hỏi liên quan đến nội dung bài Nhớ ơn

– Nắm được nghĩa của các từ ngữ khó trong bài: cày ruộng, vun gốc, mò, sang đò, trồng trọt

   2.Phát triển phẩm chất và năng lực

– Phát triển phẩm chất và năng lực chung về khả năng làm việc nhóm.

– Cảm nhận được vẻ đẹp của đồng dao qua vần và hình ảnh.

– Biết ơn và kính trọng những người đã giúp cho chúng ta có một cuộc sống tốt đẹp, ấm no.

II. CHUẨN BỊ:

1. Kiến thức ngữ văn:

– Nắm được đặc điểm của đồng dao và nội dung bài đồng dao Nhớ ơn.

– Nắm được nghĩa của các từ khó trong văn bản và cách giải thích nghĩa của những từ này.

2. Phương tiện dạy học:

– Tranh minh hoạ trong SHS được phóng to

III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

Hoạt động của cô        Hoạt động của trò

TIẾT 1

I. ÔN VÀ KHỞI ĐỘNG:

1. Ôn: GV yêu cầu HS nhắc lại tên bài học trước và nói về một số điều thú vị mà HS học được.

– GV nhận xét, đánh giá.

2. Khởi động:

+ GV yêu cầu HS QS tranh và thảo luận

? Các bạn nhỏ đang làm gì?

 Em hiểu câu "Ăn quả nhớ kẻ trồng cây" ý nói gì?

– GV cho HS nhận xét.

– GV chốt chuyển: Có phải tự nhiên mà các bạn nhỏ được hưởng những thành quả đó không. Muốn biết rõ điều này, chúng ta tìm hiểu bài hôm nay.

– Ghi tên bài học : Nhớ ơn

II. CÁC HOẠT ĐỘNG CHÍNH:

Hoạt động 1: Đọc:

1. GV đọc mẫu toàn bài.

2. Luyện đọc dòng thơ:

– GV yêu cầu HS đọc  tiếng khó: cày ruộng, sang đò, trồng trọt,….

 

– GV hướng dẫn cách ngắt nghĩ.

– GV chuyển chốt.

3. Luyện đọc khổ thơ:

– GV bài có mấy khổ thơ

– GV chốt

– GV  kết hợp giải nghĩa từ:  cày ruộng, vun gốc, mò

sang đò. trồng trọt

+ cày ruộng: dùng dụng cụ có lưới bằng gang, sắt để cày, xới đất ở ruộng lên.

+ vun gốc: vun đất vào gốc

+ mò: sờ, tìm vật.

+ sang đò: sang sông bằng đò

+ trồng trọt: trồng cây (nói một cách khái quát).

– GV tổ chức cho HS luyện đọc nhóm 3

– GV gọi các nhóm lên thi đọc.

– GV cho cả lớp đọc toàn bài.

Hoạt động 2: Tìm ở cuối các dòng những từ cùng vần với nhau::

– GV hướng dẫn HS làm việc theo nhóm đôi, cùng đọc lại cả bài.

– GV yêu cầu HS tìm tiếng cùng vần với nhau ở cuối các dòng.

– GV yêu cầu HS viết vào vở.

– GV mời HS trình bày kết quả.

– GV chốt, thống nhất đáp án.           

– HS nhắc lại và nêu.

– HS lắng nghe.

– HS quan sát và trao đổi N2.

– 2 – 3 HS trả lời.

– HS nhận xét.

– HS lắng nghe.

– HS đọc đề bài

– HS theo dõi.

-HS đọc nối tiếp dòng thơlần 1

– HS đọc từ khó CN- L

HS Đọc nối tiếp dòng thơ lần 2

– HS trả lời.- HS khác nhận xét

– HS đọc nối tiếp khổ thơ,  2 lần

– HS lắng nghe.

– Các nhóm nối tiếp đọc khổ thơ.

– HS nhận xét

– 1 HS đọc toàn VB CN- L.

– HS đọc bài.

– HS tìm tiếng.

ao – đào, gốc – ốc; mò – đò, dây – cây

– HS viết vào vở.

– 2 – 3 HS trình bày kết quả.

– HS lắng nghe.

TIẾT 2

I. KHỞI ĐỘNG:

– GV tổ chức trò chõi nội dung liên quan đến tiết học trước.

– GV chốt và dẫn vào bài hôm nay.

II. CÁC HOẠT ĐỘNG CHÍNH:

Hoạt động 1: Trả lời câu hỏi:

– GV cho 1 – 2 HS đọc cả bài.

– GV yêu cầu thảo luận nhóm và TLCH:

? Bài đồng dao nhắc chúng ta cần nhớ ơn những ai?

? Vì sao chúng ta cần nhớ ơn họ?

? Còn em, em nhớ ơn những ai? Vì sao?

– GV gọi đại diện nhóm trình bày, nhóm khác bổ sung.

– GV chỉ tranh, chốt ND.

– GV chốt và cho HS đọc lại 3 câu trả lời đúng.

Hoạt động 2: Học thuộc lòng:

– GV treo bảng phụ hoặc trình chiếu bài đồng dao.

– GV mời HS đọc thành tiếng trước lớp.

– GV hướng dẫn HS đọc thuộc lòng bài.

– GV mời một số HS đọc thuộc lòng.

– GV nhận xét, đánh giá.

Hoạt động 3: Nói việc em cần làm để thể hiện lòng biết ơn với người thân hoặc thầy cô.

– GV cho HS quan sát tranh.

– GV mời HS nói về bức tranh (1 bạn nhỏ dìu bà lên bậc thang vào nhà)

– GV tổ chức cho HS trao đổi nhóm.

– GV mời đại diện nhóm trình bày.

– GV nhận xét, đánh giá.

III. CỦNG CỐ – DẶN DÒ:

– GV yêu cầu HS nhắc lại nội dung tiết học.

– GV tóm tắt nội dung chính.

– GV nhận xét, khen ngợi, động viên HS      

– HS tham gia trò chơi.

– HS lắng nghe.

 – 1 – 2 HS đọc bài.

 – HS thảo luận và TLCH.

 – HS trình bày kết quả.

– Nhóm khác nhận xét

 – HS lắng nghe.

– HS theo dõi.

– HS đọc thành tiếng.

– HS theo dõi hướng dẫn.

– HS đọc bài.

– HS lắng nghe.

 – HS quan sát

– HS nêu.

 – HS thảo luận.

– HS trình bày.

– HS lắng nghe.

– HS nêu lại.

– HS lắng nghe.

– HS lắng nghe.

 

 

 

Leave a Comment