Giáo án bài Nhớ rừng theo CV 5512 phát triển năng lực

Kéo xuống để xem hoặc tải về! Tải file 2 Nhớ rừng         Ngày dạy:   I. MỤC TIÊU: 1. Kiến thức: – Cảm nhận được niềm khao khát tự do mãnh liệt, nỗi chán …

Kéo xuống để xem hoặc tải về!

2 Nhớ rừng        

Ngày dạy:

  I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức:

– Cảm nhận được niềm khao khát tự do mãnh liệt, nỗi chán ghét sâu sắc cái thực tại tù túng, tầm thường giả dối được thể hiện trong bài thơ qua lời con hổ bị nhốt trong vườn bách thú.

-Thấy được bút pháp lãng mạn đầy truyền cảm của nhà thơ.

2. Năng lực:

– Rèn cho HS có năng đọc, phân tích thơ

-Năng lực cảm thụ văn học.

3. Phẩm chất: HS biết yêu cuộc sống tốt đẹp hiện nay và có ý thức phấn đấu học tập tốt để trở thành người chủ tương lai của đất nước.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Chuẩn bị của giáo viên:

                – Kế hoạch bài học.         

          – Học liệu: bảng phụ, tranh ảnh.

2. Chuẩn bị của học sinh: Sgk, vở ghi, nghiên cứu bài.

III. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

Hoạt  động của giáo viên và học sinh        Nội dung

HOẠT ĐỘNG 1: MỞ ĐẦU

Gv: Tiết trước, các em đã được biết con hổ trong vườn bách thú sống trong căm giận ngút trời nhưng đành bất lực “nằm …”. Nó khinh thường, chán ghét đến mức cao độ thực tại tầm thường, giả dối, cảm thấy uất hận vô cùng vì đang là chúa tể muôn loài bị sa cơ phải sống gò ép, ngang hàng với những kẻ dở hơi, vô tư lự. Trong hoàn cảnh và tâm trạng ấy, con hổ nhớ tới điều gì?

HOẠT ĐỘNG 2: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI  

Hoạt động 1: Nỗi nhớ thời oanh liệt (15’)

1.Mục tiêu:

-Thấy được sự oai linh, dũng mãnh đầy uy quyền của hổ trong quá khứ

– Hiểu tâm trạng nhớ tiếc quá khứ tốt đẹp của hổ hay cũng chính là tâm trạng của người dân mất nước

2. Phương thức thực hiện: Hoạt động cá nhân, nhóm

3. Sản phẩm hoạt động: học sinh trả lời ra giấy nháp

4. Phương án kiểm tra, đánh giá:

-Gv: đánh giá hs

-Hs: đánh giá lẫn nhau

5. Tiến trình hoạt động:

Nhiệm vụ 1:

* Chuyển giao nhiệm vụ

Gọi HS đọc đoạn 2

? Trong hoàn cảnh bị nhốt ở vườn bách thú, con hổ nhớ tới điều gì?

? Cảnh sơn lâm được gợi tả qua những chi tiết nào?

? Em có nhận xét gì về cách dùng từ ngữ và nghệ thuật của tác giả? Tác dụng của nghệ thuật (Cảnh thiên nhiên hiện lên ntn)?

? Giữa không gian hoang vu, hùng vĩ ấy hình ảnh chúa tể của muôn loài hiện lên ntn?

? Em hiểu từ “quắc” như thế nào? (từ lọai, tác dụng)

? Em có nhận xét gì về nghệ thuật và cách sử dụng từ ngữ, giọng điệu của khổ thơ?

– Học sinh tiếp nhận.

* Thực hiện nhiệm vụ

– Học sinh: trả lời cá nhân, nhóm cặp đôi- nhận xét.

– Giáo viên: nhận xét.

– Dự kiến sản phẩm:

Đọc- nghe

? Trong hoàn cảnh bị nhốt ở vườn bách thú, con hổ nhớ tới điều gì?

– Hổ nhớ tới những ngày oanh liệt trong chốn giang sơn hùng vĩ của nó.

? Cảnh sơn lâm được gợi tả qua những chi tiết nào?

– Bóng cả, cây già, tiếng gió gào ngàn, giọng nguồn hét núi, khúc trường ca dữ dội…

? Em có nhận xét gì về cách dùng từ ngữ và nghệ thuật của tác giả? Tác dụng của nghệ thuật (Cảnh thiên nhiên hiện lên ntn)?

– Điệp từ “với”, các động từ chỉ đặc điểm của hành động “gào, thét”, những DT, TT phong phú => Cảnh đại ngàn xưa kia lớn lao, phi thường, mạnh mẽ và hoang vu, bí ẩn.

? Giữa không gian hoang vu, hùng vĩ ấy hình ảnh chúa tể của muôn loài hiện lên ntn?

– Bước chân dõng dạc, đường hoàng.

Lượn tấm thân như sóng cuộn.

mắt thần đã quắc, mọi vật im lìm.

Ta biết ta chúa tể cả muôn loài.

=>Tư thế dõng dạc, đường hoàng, oai phong, lẫm liệt với tâm trạng hài lòng.

? Em hiểu từ “quắc” như thế nào? (từ lọai, tác dụng)

– ĐT: cực tả ánh mắt dữ dội đủ sức chế ngự muôn loài của chúa sơn lâm.

? Em có nhận xét gì về nghệ thuật và cách sử dụng từ ngữ, giọng điệu của khổ thơ?

– Nghệ thuật so sánh: tấm thân của chúa sơn lâm với sóng biển

(liên tưởng độc đáo và rất đẹp) làm nổi bật vẻ đẹp và sức mạnh của con hổ

– Sử  dụng các từ ngữ gợi tả hình dáng.

– Nhịp thơ ngắn, uyển chuyển, giọng điệu hùng tráng, dữ dội.

=> Những câu thơ sống động, giàu chất tạo hình, diễn tả chính xác vẻ đẹp uy nghi, dũng mãnh mềm mại, uyển chuyển của chúa tể sơn lâm.

Gv bổ sung: Trên cái phông nền núi rừng hùng vĩ đó, hình ảnh con hổ hiện ra nổi bật  với một vẻ đẹp oai phong lẫm liệt, với tư thế dõng …

  Trái ngược hẳn với cảnh giả tạo, tầm thường nơi vườn bách thú, thiên nhiên trong trí nhớ của chúa sơn lâm thật lớn lao, mạnh mẽ, phi thường. Và trong cái phông nền ấy, chúa sơn lâm từ từ xuất hiện đúng vào lúc thiên nhiên đang ở đỉnh cao dữ dội. Đầu tiên là bàn chân “dõng…”. Câu thơ như đoạn phim cận cảnh quay chi tiết, thu hút sự chú ý của khán giả. Sau bàn chân là “tấm thân” xuất hiện. Chiều dài của tấm thân to lớn trải ra theo chiều dài câu thơ, một sự mềm mại tích chứa sức mạnh: “Lượn…”.

   Đoạn thơ dựng lên chân dung của chúa sơn lâm chỉ với ba chi tiết: bàn chân, tấm thân và ánh mắt nhưng đã làm rõ cái oai hùng chế ngự cả cảnh vật của chúa sơn lâm khi đi qua “Khiến …”. Hổ nhận thức đầy kiêu hãnh về sức mạnh của mình; “Ta… /… tuổi”?

*Báo cáo kết quả

*Đánh giá kết quả

– Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá

– Giáo viên nhận xét, đánh giá

->Giáo viên chốt kiến thức và ghi bảng

Nhiệm vụ 2:

* Chuyển giao nhiệm vụ

Gọi HS đọc đoạn 2

Yêu cầu h/s theo dõi khổ 3.

? Ở đoạn thơ này con hổ nhớ lại những kỉ niệm gì về chốn rừng xưa ?

THẢO LUẬN NHÓM (5’)

? Có ý kiến cho rằng đoạn thơ như “bộ tranh tứ bình độc đáo” về chúa sơn lâm? Ý kiến của em ntn?

? Tìm và phân tích tác dụng của các biện pháp nghệ thuật sử dụng trong khổ thơ?

? Các biện pháp nghệ thuật đó góp phần diễn tả tâm trạng của con hổ ntn?

– Học sinh tiếp nhận.

* Thực hiện nhiệm vụ

– Học sinh: thảo luận nhóm, đại diện nhóm trả lời – nhận xét.

– Giáo viên: nhận xét.

– Dự kiến sản phẩm:

? Ở đoạn thơ này con hổ nhớ lại những kỉ niệm gì về chốn rừng xưa ?

Những đêm vàng bên bờ ……

Ngày mưa chuyển bốn …

Bình minh cây xanh nắng …..

Những chiều lênh láng máu…

? Có ý kiến cho rằng đoạn thơ như “bộ tranh tứ bình độc đáo” về chúa sơn lâm? Ý kiến của em ntn?

– Đoạn 3: có thể coi như một bộ tranh tứ bình đẹp lộng lẫy. Bối cảnh là cảnh núi rừng hùng vĩ, tráng lệ với con hổ uy nghi làm chúa tể.

+ Đó là cảnh “đêm vàng bên bờ suối” hết sức diễm ảo với hình ảnh con hổ “say mồi đứng tan”đầy lãng mạn, diễm ảo.

+ Đó là cảnh “ngày mưa chuyển…” với hình ảnh con hổ mang dáng dấp đế vương đang yên lặng ngắm giang sơn của mình.

 

+ Đó là cảnh “bình minh cây xanh nắng gội” tưng bừng, chan hòa ánh sáng, rộn rã tiếng chim đang ca hát cho chúa sơn lâm ngủ.

+ Đó là hình ảnh chúa sơn lâm đang khao khát chờ đợi bóng đêm để mặc sức tung hoành nơi vương quốc rộng lớn, đầy bí ẩn của mình.

? Em có nhận xét gì về những cảnh trên?

– Cảnh nào núi rừng cũng mang vẻ đẹp hùng vĩ thơ mộng và con hổ nổi bật lên với tư thế lẫm liệt, kiêu hùng của  một chúa sơn lâm đầy uy lực.

Gv bổ sung: Ở cảnh nào núi rừng cũng mang vẻ đẹp hùng vĩ thơ mộng và con hổ nổi bật lên với tư thế lẫm liệt, kiêu hùng, đúng là một chúa sơn lâm đầy uy lực. Các màu vàng, xanh, đỏ hòa quện với nhau tạo cho bộ tứ bình thêm lộng lẫy, mạnh mẽ, đầy ấn tượng. Ta biết Thế Lữ từng học trường Cao đẳng Mĩ Thuật Đông Dương cho nên ông đã vận dụng kiến thức hội họa để tăng cường hiệu lực diễn tả của văn chương.

   Cảnh thiên nhiên có những chi tiết, những nét đậm rõ, có màu sắc, có âm thanh, khi tưng bừng tươi sáng, khi câm lặng bí ẩn- sự im lặng thiêng liêng nhưng có phần ghê rợn, kì ảo, quyến rũ. Tác giả nâng uy quyền của chúa sơn lâm bằng cách để nó đối diện với thiên nhiên tạo hóa… Cả 4 cảnh con hổ đều ở tư thế chế ngự: say mồi, đứng uống, lặng ngắm giang sơn, đợi chết mảnh…, để chiếm lấy.

  Trong đó, đẹp nhất, dữ dội nhất, bi tráng nhất là cảnh hoàng hôn. Bức tranh rực rỡ gam đỏ: đỏ của màu máu lênh láng, đỏ của mặt trời gay gắt. Tác giả dùng từ “ mảnh” để gọi mặt trời, tưởng như mặt trời cũng bé đi trong mắt nhìn loài hổ. Không khí chết chóc bao trùm… chỉ chút nữa thôi vũ trụ sẽ chìm trong bóng tối, chỉ còn oai linh loài hổ. Đây là điểm cao trào nhất của quyền lực gần như bất tử. Nhưng từ đỉnh cao huy hoàng của sự hồi tưởng hổ đã sực tỉnh thân tù: “Than ôi…”

? Tìm và phân tích tác dụng của các biện pháp nghệ thuật sử dụng trong khổ thơ?

– Điệp từ “ta” thể hiện khí phách ngang tàng làm chủ.

– Điệp từ “nào đâu, đâu những” câu cảm thán, câu hỏi tu từ cuối bài diễn tả nỗi nhớ tiếc qúa khứ khôn nguôi.

– Hình ảnh ẩn dụ “đêm vàng”: đêm trăng sáng mọi vật như được nhuốm màu vàng, ánh trăng như tan chảy trong không gian.

? Các biện pháp nghệ thuật đó góp phần diễn tả tâm trạng của con hổ ntn?

– Tiếc nối cuộc sống thơ mộng, tự do giữa chốn sơn lâm.

*Báo cáo kết quả

*Đánh giá kết quả

– Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá

– Giáo viên nhận xét, đánh giá

->Giáo viên chốt kiến thức và ghi bảng

 

Hoạt động 3: Niềm khao khát giấc mộng ngàn của hổ (10’)

1.Mục tiêu:

-Hiểu được niềm khao khát tự do cháy bỏng của hổ

2. Phương thức thực hiện:Hoạt động cá nhân

3. Sản phẩm hoạt động: học sinh trả lời ra giấy nháp

4. Phương án kiểm tra, đánh giá:

-Gv: đánh giá hs

-Hs: đánh giá lẫn nhau

5. Tiến trình hoạt động:

* Chuyển giao nhiệm vụ

– Giáo viên: Yêu cầu hs đọc đoạn 4, 5

Theo dõi đoạn 4:

? Tìm chi tiết miêu tả tâm trạng con hổ ? Vì sao hổ lại có tâm trạng như vậy

? Đoạn cuối con hổ nhắn gửi tới ai

? Qua lời nhắn gửi em hiểu được điều gì về mãnh hổ

– Học sinh tiếp nhận

* Thực hiện nhiệm vụ

 Học sinh:làm việc cá nhân, sau đó thảo luận nhóm

Giáo viên:quan sát các nhóm làm việc

 Dự kiến sản phẩm

+Tâm trạng uất hận, ghét

-Vì có sự đối lập giữa cảnh hiện tại và cảnh trong quá khứ –

  +Hoa chăm cỏ chen lối phẳng cây trồng >< bóng cả cây già

+Dải nước đen giả suối >< giọng nguồn hét núi….

=>Thái độ ngao ngán, chán trường ở con hổ cũng chính là thái độ củangười dân đối với xã hội

*Báo cáo kết quả

*Đánh giá kết quả

– Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá

– Giáo viên nhận xét, đánh giá

->Giáo viên chốt kiến thức và ghi bảng

 

Hoạt động 4: Tổng kết (5’)

1. Mục tiêu:

-nắm được những đặc sắc về nội dung và nghệ thuật của văn bản

2. Phương thức thực hiện: Hoạt động cá nhân

3. Sản phẩm hoạt động: hs trả lời ra giấy nháp

4. Phương án kiểm tra, đánh giá:

-Hs đánh giá lẫn nhua

-Gv: đãnh giá hs

5. Tiến trình hoạt động

*Chuyển giao nhiệm vụ

 ? Khái quát nghệ thuật đặc sắc

? Nội dung  tư tưởng bài thơ

*Thực hiện nhiệm vụ

 Học sinh: suy nghĩ trả lời

 Giáo viên:quan sát,gọi ý hs trả lời

 Dự kiến sản phẩm:

– Cảm hứng lãng mạn phong phú, mãnh liệt.

– Sử dụng hệ thống hình ảnh thơ giàu chất tạo hình: mang đường nét, hình khối, màu sắc rõ ràng.

– Ngôn ngữ, nhạc điệu, tiết tấu cực kì phong phú, rõ ràng, gợi cảm.

 (Ghi nhớ sgk)

*Báo cáo kết quả

*Đánh giá kết quả

– Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá

– Giáo viên nhận xét, đánh giá

->Giáo viên chốt kiến thức và ghi bảng

 

HOẠT ĐỘNG 3: LUYỆN TẬP(7’)

1. Mục tiêu:

-Vân dung các kiến thức vừa học vào trả lời câu hỏi

2. Phương thức thực hiện: Hoạt đông nhóm

3. Sản phẩm hoạt động:trình bày ra giấy nháp

4. Phương án kiểm tra, đánh giá:

-Hs: đánh giá lẫn nhau

-Gv: đánh giá hs

5. Tiến trình hoạt động

*Chuyển giao nhiệm vụ

? Để khắc họa chân dung của con hổ, tác giả đã sử dụng thành công thủ pháp tương phản? Hãy chỉ ra các thủ pháp tương phản đối lập ấy

*Thực hiện nhiệm vụ

 Học sinh:làm việc cá nhân, trao đổi trong nhóm

 Giáo viên:quan xát các nhóm làm việc

Dự kiến sản phẩm:

– Có hai cảnh tượng đối lập chính chi phối cấu trúc bài thơ

Hiện tại (Đoạn 1-4)          Quá khứ (Đoạn 2-3)

– Vườn bách thú : bị giam cầm

– Thực tại tầm thường,nhân tạo

 

=>Thái độ căm ghét        – Núi non hùng vĩ, tự do vẫy vùng

– Gắn với mộng tưởng về thế giới đẹp đẽ của thiên tạo

=>Khao khát ước mơ

*Báo cáo kết quả

-Hs: trình bày lên bảng phụ

*Đánh giá kết quả

– Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá

– Giáo viên nhận xét, đánh giá

->Giáo viên chốt kiến thức và ghi bảng   I. Giới thiệu chung:

 

II. Đọc hiểu văn bản:

1. Con hổ ở vườn bách thú.

 

2. Nỗi nhớ tiếc quá khứ của hổ.

 

a. Nhớ giang sơn hùng vĩ.

– Sử dụng: động từ, tính từ, danh từ, điệp ngữ “với”

 

=> Cảnh đại ngàn xưa kia lớn lao, phi thường, mạnh mẽ và hoang vu, bí ẩn.

 

  – NT: so sánh, từ ngữ gợi tả hả, nhịp thơ…, động từ mạnh.

 

-> Chúa sơn lâm oai phong, lẫm liệt.

b. Nhớ những khoảnh khắc đẹp:

 

+ Đêm vàng: Một chàng trai, một thi sĩ mơ màng.

+ Ngày mưa chuyển bốn phương ngàn: Một đế vương oai phong đang lặng ngắm giang sơn.

+ Bình minh : Một chúa rừng đang ru mình trong giấc ngủ.

+ Hoàng hôn : Một vị chúa khao khát chờ đợi bóng đêm để tung hoành.

 

– Giọng điệu hùng tráng, tha thiết, dồn dập. Điệp ngữ: “Đâu”, “nào đâu”, “ta”; ẩn dụ, câu hỏi tu từ

 

=> Diễn tả thấm thía nỗi nuối tiếcquá khứ vàng son.

 

3. Niềm khao khát giấc mộng ngàn của hổ.

 

– Mở đầu và kết thúc bằng hai câu cảm thán, bắt đầu bằng từ “hỡi”.

-> Bộc lộ trực tiếp nỗi tiếc nhớ cuộc sống chân thật, tự do. Đó là một bi kịch lớn.

=> Thể hiện khát vọng được sống chân thật cuộc sống của mình, trong xứ sở của mình. Đó là khát vọng giải phóng, khát vọng tự do.

 

III. Tổng kết.

1. Nghệ thuật:

– Cảm hứng lãng mạn phong phú, mãnh liệt.

– Sử dụng hệ thống hình ảnh thơ giàu chất tạo hình: mang đường nét, hình khối, màu sắc rõ ràng.

– Ngôn ngữ, nhạc điệu, tiết tấu cực kì phong phú, rõ ràng, gợi cảm.

2. Nội dung:

* Ghi nhớ: ( SGK/7).

HOẠT ĐỘNG 4: VẬN DỤNG(6’)

1. Mục tiêu: HS biết vận dụng kiến thức đã học áp dụng vào cuộc sống thực tiễn.

2. Phương thức thực hiện: HĐ cặp đôi

3. Sản phẩm hoạt động: Câu trả lời của HS

4. Phương án kiểm tra, đánh giá:

-Hs: đánh giá lẫn nhau

-Gv: đánh giá hs

5. Tiến trình hoạt động

*Chuyển giao nhiệm vụ

? Qua việc tìm hiểu văn bản em thấy tác giả là con người như thế nào ?Tìm những văn bản của các tác giả khác cũng bộc lộ tâm trạng yêu nước thầm kín giống như nhà thơ Thế Lữ

* Thực hiện nhiệm vụ

 Học sinh:làm việc cá nhân, trao đổi với bạn

 Giáo viên:quan xát các nhóm làm việc

  Dự kiến sản phẩm:

  -Tác giả là con người có lòng yêu nước thầm kín và niềm khao khat tự do cháy bỏng

* Báo cáo kết quả: Hs: trình bày

* Đánh giá kết quả

– Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá

– Giáo viên nhận xét, đánh giá

->Giáo viên chốt kiến thức

HOẠT ĐỘNG 5: TÌM TÒI, MỞ RỘNG, SÁNG TẠO(2’)

1. Mục tiêu: HS mở rộng vốn kiến thức đã học.

2. Phương thức thực hiện: HĐ Cá nhân

3. Sản phẩm hoạt động: hs viết đoạn văn ra vở soạn

4. Phương án kiểm tra, đánh giá:

-Hs: đánh giá lẫn nhau

-Gv: đánh giá hs

5. Tiến trình hoạt động

*Chuyển giao nhiệm vụ

? Chọn một đoạn thơ trong bài mà em cho là hay nhất ? Viết một đoạn văn từ 5-7 câu trình bày cảm nghĩ của em về đoạn thơ đó

 *Thực hiện nhiệm vụ

 Học sinh:làm việc cá nhân ở nhà

 Giáo viên:

– quy định cụ thể thời gian cho thực hiện

-Hướng dẫn viết đoạn văn:viết đúng hình thức một đoạn văn, chỉ ra đặc sẵ về nội dung và nghệ thuật của đoạn văn đó

*Báo cáo kết quả

-Hs: nộp vở cho gv kiểm tra

*Đánh giá kết quả

– Giáo viên nhận xét, đánh giá

IV. RÚT KINH NGHIỆM:

Leave a Comment