Giáo án bài những cánh cò môn tiếng việt sách kết nối tri thức với cuộc sống lớp 1

Kéo xuống để xem hoặc tải về! Tải file Tiết 1+2: Tiếng Việt §375+376: Bài 5: NHỮNG CÁNH CÒ (T3 – 4) I MỤC TIÊU 1. Phát triển năng lực văn học, năng lực ngôn …

Kéo xuống để xem hoặc tải về!

Tiết 1+2: Tiếng Việt

§375+376: Bài 5: NHỮNG CÁNH CÒ (T3 – 4)

I MỤC TIÊU

1. Phát triển năng lực văn học, năng lực ngôn ngữ:

– Phát triển kĩ năng viết thông qua hoạt động hoàn thiện câu dựa vào những từ ngữ cho sẵn và viết lại đúng câu đã hoàn thiện; nghe viết một đoạn ngắn.

– Phát triển kĩ năng nói và nghe thông qua trao đổi về nội dung của VB và nội dung được thể hiện trong tranh.

2. Phát triển năng lực chung, NL giao tiếp và hợp tác, giải quyết vấn đề: khả năng làm việc nhóm, khả năng nhận ra những vấn đề đơn giản và đặt câu hỏi.

 3. Phát triển phẩm chất yêu nước, nhân ái: HS có ý thức giữ gìn, bảo vệ môi trường thiên nhiên, bảo vệ các loài động vật có ích.

II.CHUẨN BỊ

-Máy chiếu, màn hình, bảng thông minh.

-HS: VTV, SGK

III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

TIẾT 3 – 4

Hoạt động của giáo viên         Hoạt động của học sinh

1, Ôn và khởi động

-Cho lớp hát 1 bài khởi động

5. Chọn từ ngữ để hoàn thiện cấu và viết câu vào vở

GV hướng dẫn HS làm việc nhóm để chọn từ ngữ phù hợp và hoàn thiện câu.

GV yêu cầu đại diện một số nhóm trình bày kết quả. GV và HS thống nhất các câu hoàn chỉnh

a, Đàn chim đậu trên những ngọn cây cao vút;

b. Từng cống mây trắng nhẹ trôi trên bầu trời trong xanh.

– GV yêu cầu HS viết câu hoàn chỉnh vào vở.

-GV kiểm tra và nhận xét bài của một số HS.            HS làm việc nhóm để chọn từ ngữ phù hợp và hoàn thiện câu

 

 

 

-HS viết câu hoàn thiện vào vở

-HS nghe

6. Quan sát các bức tranh và nói việc làm nào tốt và việc lắm nào chưa tốt

– GV yêu cầu HS quan sát và nhận biết hình ảnh trong các bức tranh.

– Yêu cầu HS làm việc theo nhóm, quan sát các bức tranh, thảo luận và phân loại tranh (tranh nào thể hiện những việc làm tốt, tranh nào thể hiện những việc làm chưa tốt), thảo luận và xác định tính chất của mỗi tranh (có thể chia lớp thành các nhóm, từng cặp 2 nhóm một thỉ với nhau, mỗi nhóm quan sát, phân tích, thảo luận và phân loại tranh theo yêu cầu của bài).

 – GV gọi một số HS trình bày kết quả nói theo tranh.

– GV nhận xét             HS làm việc theo nhóm, quan sát các bức tranh, thảo luận và phân loại tranh

 

 

 

 

-HS nêu kết quả thảo luận

-Lớp nhận xét

7. Nghe viết

– GV đọc to cả đoạn văn. (Ao, hồ, đã phải nhường chỗ cho nhà cao tầng, đường cao tốc và nhà máy. Cò chẳng còn nơi kiếm ăn. Thế là chúng bay đi.)

– GV lưu ý HS một số vần đề chỉnh tả trong đoạn viết.

+ Viết lại đầu dòng. Viết hoa chữ cái đầu cầu, kết thúc câu có dấu chấm.

+ Chữ dễ viết sai chính tả: nhường chỗ, đường cao tốc,…

– GV yêu cầu HS ngồi đúng tư thế, cầm bút đúng cách.

 Đọc và viết chính tả:

+ Sau khi HS viết chính tả, GV đọc lại một lần toàn đoạn văn và yêu cầu HS ra Soát lỗi.

+ HS đối vở cho nhau để rà soát lỗi.

+ GV kiểm tra và nhận xét bài của một số HS.         

 

 

 

 

 

 

 

HS ngồi đúng tư thế, cầm bút đúng cách.

 

 

HS viết

+ HS đổi vở cho nhau để rà soát lỗi

-HS nghe

8. Chọn vần phù hợp thay cho ô vuông

– GV có thể sử dụng máy chiếu hoặc bảng phụ để hướng dẫn HS thực hiện yêu cầu

 – GV nêu nhiệm vụ. HS làm việc nhóm đôi để tìm những vần phù hợp.       –  Một số (2 – 3) HS lên trình bày kết quả trước lớp (có thể điền vào chỗ trống của từ ngữ được ghi trên bảng). Một số HS đọc to các từ ngữ. Sau đó cả lớp đọc đồng thanh một số lần.

9. Em thích nông thôn hay thành phố ? Vì sao ?

GV yêu cầu HS chia nhóm, từng HS nói về sở thích nông thôn hay thành phố) của mình và giải thích lí do vì sao

 

 

-Mời đại diện một vài nhóm nói trước lớp.

-GV nhận xét  HS chia nhóm, từng HS nói về sở thích

(VD: thích nông thôn vì không khí trong lành, có sông, hồ, đồng, ruộng…; thích thành phố vì nhiều đường phố đông vui, náo nhiệt, có công viên để vui chơi, cỏ rạp chiếu phim để xem phim…)

-HS chia sẻ trước lớp, các bạn NX

10. Củng cố

GV yêu cầu HS nhắc lại những nội dung đã học

GV tóm tắt lại những nội dung chính.

GV tiếp nhận ý kiến phản hồi của HS về bài học.

GV nhận xét, khen ngợi, động viên HS.        HS nêu ý kiến về bài học (hiểu hay chưa hiểu, thích hay không thích, cụ thể ở những nội dung hay hoạt động nào).

 

 —————————————————————————–

Buổi chiều                          Tiết 1+2: Tiếng Việt

§377+378: ÔN TẬP

 I. MỤC TIÊU

 *Năng lực ngôn ngữ:

– Củng cố và nâng cao một số kiến thức, kĩ năng đã học trong bài Thế giới trong mắt em thông qua thực hành nhận biết và đọc những tiếng có vần khó vừa được học; ôn và mở rộng vốn từ ngữ dùng để thể hiện cảm nhận của con người trước những đối thay của cuộc sống xung quanh; thực hành nói và viết sáng tạo về một chủ điểm cho trước (cảm nhận về cuộc sống).

*NL giải quyết vấn đề và sáng tạo: Bước đầu có khả năng khái quát hóa những gì đã học thông qua một số nội dung được kết nối từ các văn bản đã được học trong bài

*Phẩm chất chăm chỉ, trách nhiệm: Tích cực làm việc, hoàn thành các nhiệm vụ học tập.

 II. CHUẨN BỊ

Phương tiện dạy học: Tranh ảnh, video clip về cảnh vật xung quanh phong cảnh, hoạt động của con người,…) hoặc thiết bị chiếu để trình chiếu hình tranh cho tranh in. Có thể dùng thiết bị máy chiếu để trình chiếu các vần HS cần luyện đọc

III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

TIẾT 1

Hoạt động của giáo viên         Hoạt động của học sinh

1. Tìm từ ngữ có tiếng chứa vần uyên, uân, uôm, ước, ươm

GV nêu nhiệm vụ và lưu ý HS từ ngữ cần tìm có thể đã học hoặc chưa học, GV nên chia các vần này thành 2 nhóm (để tránh việc HS phải ôn một lần nhiều văn) và HS thực hiện nhiệm vụ theo từng nhóm vần.

Nhóm vần thứ nhất: tìm và đọc từ ngữ có tiếng chứa các vần uyên, uân, uôm

Nhóm vần thứ hai: tìm và đọc từ ngữ có tiếng chửa các vần ước, ươm.

+ HS nêu những từ ngữ tìm được. GV viết những từ ngữ này lên bảng.

            HS thực hiện nhiệm vụ theo từng nhóm vần.

Nhóm vần thứ nhất:

+ HS làm việc nhóm đôi để tim và đọc từ ngữ có tiếng chứa các vần uyên, uân, uôm

 + HS nêu những từ ngữ tìm được. GV viết những từ ngữ này lên bảng.

 + Một số (2 – 3) HS đánh vần, đọc trơn; mỏi HS chỉ đọc một số từ ngữ. Cả lớp đọc uống thanh một số lần

Nhóm vần thứ hai:

+ HS làm việc nhóm đôi để tìm và đọc từ ngữ có tiếng chửa các vần ước, ươm.

+ HS nêu những từ ngữ tìm được.

– HS đánh vần, đọc trơn trước lớp; mỗi HS chỉ đọc một số từ ngữ. Cả lớp đọc đồng thanh một số lần,

 

2. Xếp các từ ngữ vào nhóm phù hợp

– GV nêu nhiệm vụ và cho HS làm việc nhóm đôi, trao đổi để xếp từ ngữ vào nhóm phù hợp (nhìn thấy, nghe thấy, ngửi thấy)

– GV làm mẫu một trường hợp, ví dụ tia nắng. Có thể đặt câu hỏi gợi ý: Ta có thể nghe được tia nắng không ? Ta có thể ngửi được tia nắng không ? Tia nắng được xếp vào nhóm nào ?

GV nhận xét, đánh giá và thống nhất với HS các phương án đúng.

Từ ngữ chỉ những gì nhìn thấy          nghe thấy                    ngửi thấy

tia nắng, ông mặt trời, ông sao, bầu trời, trăng rằm, đàn cò, hoa phượng đỏ Tiếng chim hót, âm thanh ồn ào            Hương thơm ngát

            –  Một số (2 – 3) HS trình bày kết quả trước lớp: có thể mỗi HS nêu các từ ngữ được xếp vào một nhóm trong bảng.

– Một số HS khác nhận xét, đánh giá.

 

TIẾT 2

Hoạt động của giáo viên         Hoạt động của học sinh

3. Viết 1-2 câu về cảnh vật xung quanh

GV gắn lên bảng hay trình chiếu một số tranh ảnh về cảnh vật xung quanh phong cảnh, hoạt động của con người,…), yêu cầu HS quan sát

 GV nêu một số câu hỏi gợi ý và yêu cầu HS làm việc nhóm đôi, trao đổi cảm nhận, ý kiến của các em vẽ cảnh vật quan sát được. Nếu có điều kiện, có thể thay tranh ảnh bằng video clip.

GV nhắc lại những ý tưởng tốt và có thể bổ sung những ý tưởng khác mà HS chưa nghĩ đến hay chưa nêu ra. Lưu ý, tôn trọng những cảm nhận, ý kiến riêng biệt, độc đáo của HS. GV chỉ điều chỉnh những ý tưởng sai lệch hoặc không thật logic         Một số (2 – 3) HS trình bày trước lớp cảm nhận, ý kiến của em về cảnh vật quan sát được. Một số HS khác nhận xét, đánh giá.

 

 

Từng HS tự viết 1-2 câu thể hiện cảm nhận, ý kiến riêng của mình về cảnh vật. Nội dung viết cũng có thể dựa vào những gì mà các em đã trao đổi trong nhóm đôi, kết hợp với nội dung mà GV và một số bạn đã trình bày trước lớp.

4. Vẽ một bức tranh về cảnh vật xung quanh và đặt tên cho bức tranh

– GV nêu nhiệm vụ và gợi ý cho HS lựa chọn cảnh vật để về. Cảnh vật đó có thể xuất hiện đầu đó, ở thời điểm nào đó mà các em có cảm nhận sâu sắc và nhớ lâu. Đó có thể là cảnh vật mà các em vừa quan sát ở bài tập 3 ở trên. Đó cũng có thể là cảnh vật do chính các em tưởng tượng ra.

– GV nhận xét, đánh giá chung và khen ngợi những HS có ý tưởng độc đáo, sủng tạo        – HS có thể làm việc nhóm đôi để chia sẻ ý tưởng với bạn, ý tưởng vẽ bức tranh định về và ý tưởng đặt tên cho bức tranh.

– Một số (2 – 3) HS trình bày trước lớp bức tranh minh về, nói tên của bức tranh và li do vì sao đặt tên bức tranh như vậy. Một số HS khác nhận xét, đánh giá.

5. Đọc mở rộng

Trong buổi học trước, GV đã giao nhiệm vụ cho HS tìm đọc một bài thơ về thiên nhiên hoặc cuộc sống xung quanh. GV có thể chuẩn bị một số bài thơ phù hợp (có thể lấy từ tủ sách của lớp) và cho HS đọc ngay tại lớp.

GV nêu một số câu hỏi gợi ý cho HS trao đổi:

 Nhờ đâu em Có được bài thơ này ?

Bài thơ này viết về cái gì ?

Có gì thú vị hay đáng chú ý trong bài thơ này ?…

. GV nhận xét, đánh giá chung và khen ngợi những HS chia sẻ được những ý tưởng thú vị. Nói rõ các ưu điểm để HS cùng học hỏi.        HS làm việc nhóm đôi hoặc nhóm 4. Các em nói với nhau suy nghĩ của mình về bài thơ mình đã dọc.

 

– Một số (3 – 4) HS nói trước lớp. Một số HS khác nhận xét, đánh giá

 

6. Củng cố

GV tóm tắt lại nội dung chính; nhận xét, khen ngợi, động viên HS 

 

Leave a Comment