Giáo án bài Những câu hát châm biếm soạn theo 5 bước

Kéo xuống để xem hoặc tải về! Tải file Ngày soạn: Ngày dạy: TUẦN 4 Tiết 14 NHỮNG CÂU HÁT CHÂM BIẾM – Bài 1 và 2 – I/ MỤC TIÊU Kiến thức: HS hiểu …

Kéo xuống để xem hoặc tải về!

Ngày soạn:

Ngày dạy:

TUẦN 4

Tiết 14 NHỮNG CÂU HÁT CHÂM BIẾM

Bài 1 và 2 –

I/ MỤC TIÊU

  1. Kiến thức:
  • HS hiểu được nội dung, ý nghĩa và một số hình thức nghệ thuật tiêu biểu ( hình ảnh, ngôn ngữ) của bài ca dao về chủ đề châm biếm. Thuộc những bài ca dao trong văn bản

2.Kĩ năng:

  • Biết cách khai thác một bài ca dao chủ đề châm biếm đặc biệt là nghệ thuật gây cười trong ca dao như: khai thác những hình ảnh ngược đời, dùng hình ảnh ẩn dụ tượng trưng, biện pháp phóng đại

3.Thái độ:

  • Có tinh thần phê phán những hiện tượng không bình thường trong xã hội như lười nhác đòi sang trọng, việc tự nhiên mà thành bí ẩn, việc buồn hóa vui, có danh mà không thực

4.Năng lực và phẩm chất:

  • Năng lực: Tự học, giải quyết vấn đề, sáng tạo, sử dụng ngôn ngữ, giao tiếp, thẩm mĩ, hợp tác
  • Phẩm chất: sống yêu thương, trung thực, tự tin, sống tự chủ, tự lập.

II.CHUẨN BỊ

  1. Giáo viên: Soạn bài- đọc sách tham khảo. Sưu tầm các bài ca dao cùng chủ đề.
  2. Học sinh: soạn bài

III.TIẾN TRÌNH TIẾT HỌC

  1. – Ổn định tổ chức.

-Kiểm tra sĩ số

  • Kiểm tra bài cũ
  • Qua chùm bài ca dao than thân, em hiểu được gì về thân phận của những người lao động trong xã hội xưa?

2.Tổ chức các hoạt động dạy học

2.1.Khởi động:

 

Cho hs thi đọc diễn cảm bài ca dao về tình cảm gđ mà các em đã sưu tập… GV NX,  giới thiệu vào bài

2.2.Các hoạt động hình thành kiến thức.

 

Hoạt động của GV-HS

Nội dung cần đạt

HĐ 1 : Đọc và tìm hiểu chung

PP: vấn đáp…

KT: đọc tích cực, kĩ thuật hỏi và trả lời

NL: Tự học PC: tự tin

HT: HĐCN, cả lớp

  • GV hướng dẫn đọc, đọc mẫu
  • GV gọi HS đọc
  • GVNX
  • Đọc chú thích SGK/ 51, 52

 

? 4 bài trong văn bản này thuộc thể loại gì?

? Xác định phương thức biểu đạt  của 4 bài ca dao này? Vì sao em lại xác định như vậy?

? Nội dung từng bài ca dao đã chế giễu những đối tượng nào?

 

 

 

 

? Cả 4 bài ca dao cùng thể hiện chủ đề nao?

HĐ 2: Phân tích

PP: Vấn đáp, giảng bình, tl nhóm KT: động não, hỏi đáp,giao nv NL: Tự học, sử dụng NN, hợp tác PC: tự tin, yêu con người…

HT: HĐCN, cặp đôi, nhóm, cả lớp

  • Đọc lại bài ca 1

? Hai câu đầu của bài ca dao dùng để làm gì?

? Theo em "cô yếm đào" là một nhân vật như thế nào?

  1. Đọc và tìm hiểu chung

 

 

 

 

  1. Đọc – Tìm hiểu chú thích
  • Đọc

 

  • Tìm hiểu chú thích

 

2. Tìm hiểu chung về văn bản

  • Ca dao trữ tình

 

  • Biểu cảm. Thể hiện thái độ phê phán những hiện tượng đáng cười trong cuộc sống.

Bài 1: Chế giễu hạng người nghiện ngập, lười biếng

Bài 2: Chế giễu những kẻ hành nghề mê tín dị đoan

Bài 3: Châm biếm hủ tục ma chay trong xã hội cũ

Bài 4: Chế giễu cậu cai

=> Chủ đề châm biếm

II. Phân tích

 

 

 

Bài 1

 

– Vừa để bắt vần, vừa để chuẩn bị cho việc giới thiệu nhân vật

 

– Cô yếm đào thường tượng trưng cho cô gái trẻ đẹp

 

? Tìm những chi tiết giới thiệu "chú tôi" với " cô yếm đào"?

 

 

? Em hiểu từ "hay" trong những lời giới thiệu về chú có nghĩa là gì?

? Như vậy chú tôi là một người như thế nào?

? Trong lời ca, những điều ước của chú tôi là gì?

 

? Em có suy nghĩ gì về các điều ước của chú?

? Qua những điều chú ước cho thấy “chú tôi” là một người như thế nào?

GV: Những lời giới thiệu thường là những lời nói tốt nhưng đây thì ngược lại. Một bức chân dung một con người lười biếng đc dựng lên với vô vàn thói hư, tật xấu.

? Qua hình ảnh "cô yếm đào" và hình ảnh "chú tôi" em thấy tác giả dân gian đã sử dụng biện pháp nghệ thuật gì?

? Vậy cuộc mối lái này có thành công hay không? Vì sao?

  • hs nêu ý kiến
  • Không. Vì chàng trai xứng với "cô yếm đào" phải là người có nhiều nết tốt, giỏi giang, chứ không thể là "chú tôi" người có nhiều tật xấu như vậy.

? Qua bài ca dao này tác giả dân gian muốn bày tỏ thái độ gì?

  • GV bình

 

 

  • Đọc lại bài ca 2
  • GV yêu cầu HS thảo luận nhóm (5 phút)
  • GV giao nv:

? Bài ca là lời của ai nói với ai?

? Thầy bói đã phán những gì?

Hay tửu hay tăm

  • Hay nước chè đặc
  • Hay nằm ngủ trưa
  • Ngày ước ngày mưa
  • Đêm ước đêm thừa trống canh

"hay": giỏi, ham thích, thường xuyên

 

-> Chú là người nghiện rượu (nát rượu), nghiện chè

ước mưa để khỏi đi làm

ước đêm dài để ngủ được nhiều

 

-> Điều ước không bình thường. Vì toàn ước được hưởng thụ

=> Chú tôi là người rất lười biếng

 

 

 

 

 

+ NT: đối lập

 

 

 

 

 

 

 

 

=> Bài ca chế giễu những kẻ nghiện ngập và lười biếng. Hạng người này thời nào và nơi nào cũng cần phê phán.

 

 

Bài 2

 

 

? Em có nhận xét gì về những điều thầy phán?

? Trong bài ca dao tác giả dân gian đã sử dụng nghệ thuật gì? tác dụng?

? Qua đó chứng tỏ thầy bói là người như thế nào? còn cô gái là người như thế nào?

  • Hs các nhóm thảo luận ghi kết quả và bảng phụ, trình bày kết quả thảo luận, nx
  • GV NX

 

 

 

 

 

 

 

 

? Điều này cho thấy bói toán là một nghề như thế nào?

? Qua bài ca dao này tác giả dân gian muốn bày tỏ thái độ gì?

 

 

? Vấn đề mà bài ca dao đề cập đến đến bây giờ có còn tồn tại? ý kiến của em về vấn đề này? Hs liên hệ

? Tìm những bài ca dao khác có nội dung tương tự?

  • Tử vi xem số cho người

Số thầy thì để cho ruồi nó bâu

  • Phù thủy, thầy bói, lái trâu

Nghe ba anh ấy đầu lâu không còn

  • Tiền buộc giải yếm bo bo

Trao cho thầy bói đâm lo vào mình

– Gv giảng và nâng vấn đề

HĐ 3: Tổng kết

PP: Vấn đáp

KT: hỏi và trả lời NL: Tự học

 

 

 

 

 

lời của thầy bói nói với người đi xem bói (cô gái)

  • Thầy phán về: giàu – nghèo, cha – mẹ; chồng – con

=> Toàn những chuyện hệ trọng về số phận người đi xem rất quan tâm

  • NT: phómg đại cách nói nước đôi
  • Thầy bói rất tinh ranh, biết được mong muốn của những kẻ đi xem bói để lừa bịp
  • Cô gái ngờ nghệch, cả tin, mê tín không tự quyết định được số phận của mình.

 

  • Là nghề lừa đảo, bịp bợp

 

=> Phê phán châm biếm những kẻ hành nghề mê tín, dốt nát, lừa bịp lợi dụng lòng tin của người khác để kiếm tiền

Châm biếm sự mê tín mù quáng của những người ít hiểu biết, tin vào sự bói toán phản khoa học.

 

 

 

 

 

 

 

 

III. Tổng kết

 

 

PC: tự tin, yêu con người… HT: HĐCN, cả lớp

? Nêu những đặc sắc về nội dung và nghệ thuật của 4 bài ca dao này?

– GV NX -> ghi nhớ SGK/ 49

 

1.Nghệ thuật:

  • Giọng điệu trào phúng
  • Sd hình ảnh ẩn dụ, tượng trưng, biện pháp nói ngược, phóng đại

2. Nội dung

* Ghi nhớ SGK/49

2.3 Hoạt động luyện tập

  • Cho HS hỏi đáp những nội dung liên quan đế bài học
  • Thi đọc thuộc lòng

2.4.Hoạt động vận dụng:

  • Đọc thêm các bài ca dao trong SGK/ 53, 54
  • Em thích bài ca dao nào nhất? Vì sao?

2.5.Hoạt động tìm tòi mở rộng:

-Học bài. Làm bài tập 2 phần luyện tập (SGK/ 53)

  • Chuẩn bị bài mới: Đại từ( xem trước bài học: Đọc và tìm hiểu ví dụ, xem trước phần bài tập…)

GIÁO ÁN MẪU CHUẨN KIẾN THỨC 2 CỘT

Ngày soạn:

Ngày dậy:

Tiết 14                         NHỮNG CÂU HÁT CHÂM BIẾM

1. MỤC TIÊU:

            Giúp HS

            a. Kiến thức:

            -Nắm được ND ý nghĩa và một số hình thức nghệ thuật tiêu biểu của bài CD chủ đề châm biếm.

            – Thuộc những câu hát châm biếm.

            b. Kĩ năng:

            – Rèn kĩ năng đọc, phân tích, cảm nhận ca dao.

            c. Thái độ:

            – Giáo dục đức tính tốt, tránh xa những thói hư tật xấu cho HS.

2. CHUẨN BỊ:

             a.GV: SGK –VBT – giáo án – bảng phụ.

             b.HS: SGK – VBT – chuẩn bị bài.

3. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC:

            Phương pháp đọc diễn cảm, phương pháp gợi mở, phương pháp nêu vấn đề.

4. TIẾN TRÌNH:

            4.1. Ổn định tổ chức  :GV kiểm diện.

            4.2. Kiểm tra bài cũ:

            5Đọc thuộc lòng những câu hát than thân? (8đ)

            GV treo bảng phụ

5Biện pháp nghệ thuật nào không được sử dụng ở cả 3 bài ca than thân? (2đ)

            A. Những hình ảnh so sánh hoặc ẩn dụ.

            B. Những thể thơ lục bát, âm điệu thương cảm.

            ©. Nhiều điệp từ, điệp ngữ.

            D. Những hình ảnh mang tính truyền thống.

            4.3. Giảng bài mới:

            Giới thiệu bài.

            Nội dung cảm xúc của ca dao, dân ca rất đa dạng. Ngoài những câu hát yêu thương, tình nghĩa, những câu hát than thân, ca dao dân ca còn rất nhiều câu hát châm biếm. Cùng với truyện cười, vè, những câu hát châm biếm đã thể hiện khá tập trung những đặc sắc NT trào lộng dân gian VN, nhằm phơi bày các hiện tượng đáng cười trong XH. Các em hãy cùng nhau tìm hiểu qua VB: “Những câu hát châm biếm”.

Hoạt động của giáo viên và học sinh.

Nội dung bài học.

HOẠT ĐỘNG 1: ĐỌC –HIỂU VĂN BẢN.                –GV hướng dẫn HS đọc, GV đọc, gọi HS đọc.

                -GV nhận xét, sửa sai.

                -Lưu ý một số từ ngữ khó SGK                        

HOẠT ĐỘNG 2: PHÂN TÍCH VB.

                – HS đọc bài 1.                                                    5 Qua cách xưng hô trong bài ca dao em thấy đó là lời của ai nói với ai? Nói về ai

và nói để làm gì?

                – Cháu nói với cô yếm đào về chủ đề cầu hôn.

                5Người cháu đã giới thiệu người chú như thế nào?  

                – Liệt kê ra rất nhiều cái hay của chú tôi: hay tửu  hay tăm…                               

5Từ “hay” mà cháu đã giới thiệu về chú mình có phải là giỏi,là khen không? Từ “hay” có ý nghĩa gì?

                – Sau mỗi từ “hay” là tật xấu của chú tôi được liệt kê raàthể hiện rõ ý giễu cợt, mỉa mai, biếm hoạ về chân  dung chú tôi.

                5Bài này châm biếm hạng người nào trong XH?

Gọi HS đọc bài 2.                                                               5Bài 2 nhại lời của ai nói với ai?

– Nhại lời của thầy bói nói với người đi xem bói.

5Đối tượng đi xem bói ở đây là ai?

– Người phụ nữ.

5Vì sao người xem bói ở đây là phụ nữ?

– Vì đây là đồi tượng thường quam tâm đến số phận, nhất là trong XHPK, trong thực tế người PN rất cả tin.

5Lời thầy phán bao gồm những nội dung gì?

– Phán toàn những chuyện hệ trọng về số phận cuộc đời mà người đi xem bói rất quan tâm: giàu –nghèo,cha – mẹ, chồng – con…                                5Phán toàn những chuyện quan trọng như vậy mà cách nói của người thầy như thế nào?

– Là nhữ lời nói dựa “mẹ đàn bà” “cha đàn ông”
 nói nước đôi “chẳng… nghèo”, “chẳng… trai” thầy phán thật cụ thể, khẳng định nhưng toàn là những là lời có phán cũng như không bởi đó là những điều hiển nhiên mà chẳng  cần đoán thì ai cũng biết.

5Bài CD phê phán hiện tượng nào trong XH?

-HS trả lời. GV nhận xét.

5Tìm những bài CD khác có nội dung tương tự hoặc chống mê tín dị đoan?

-Hòn đất…

-Chập chập…

Gọi HS đọc bài 3.                                                                5Mỗi con vật trong bài 3 tượng trưng cho ai, hạng người nào trong XH?

– Con còà người nông dân.

– Cà cuốngà kẻ tai to mặt lớn.

– Chào mào, chim rià những cai lệ, lính lệ.

– Chim chíchà những anh mõ.

5Việc chọn các con vật để miêu tả “đóng vai”
như thế lí thú ở điểm nào?

– Dùng thế giới đồ vật để nói về thế giới con ngườiàND châm biếm, phê phán trở nên kín đáo, sâu sắc.

5Cảnh tượng trong bài có phù hợp với đám tang
không?

– Không phù hợpàcái chết của cò trở thành dịp
cho cuộc đánh chén, chia chác vô lối om sòm.

5Bài ca này phê phán châm biếm cái gì?                      -HS trả lời. GV nhận xét.                 Gọi HS đọc bài 4.                                                              

5Chân dung cậu cai được miêu tả như thế nào?

– Nón dấu lông gà, ngón tay đeo nhẫn, áo ngắn quần dài.

5Bài CD nói lên điều gì?                                                  HS trả lời.                                                                          

* Nhận xét NT châm biếm của bài CD này? – NT châm biếm, phóng đại.

* Nêu ND, NT những câu hát châm biếm?

HS trả lời, GV nhận xét, chốt ý.

Gọi HS đọc ghi nhớ SGK                                  

HOẠT ĐỘNG 3: LUYỆN TẬP.                       -Gọi HS đọc BT1, 2                                                    -GV hướng dẫn HS làm.

-HS làm bài tập.GV nhận xét, chốt ý.

I. ĐỌC –HIỂU VĂN BẢN:

1. Đọc:

 

 

2. Chú thích:

II. PHÂN TÍCH VĂN BẢN

Bài 1:

 

 

 

 

 

– Hay tửu hay tăm.

– Hay nước chè đặc hay nằm ngủ trưa.

àLặp từ, liệt kê, nói ngược.

 

 

 

 

 

 

àChâm biếm hạng người nghiện ngập , lười lao động.
Bài 2:

 

 

 

 

 

 

 

 

– Số cô… nghèo

– Số cô.. có cha

– Mẹ… đàn ông

– Số cô… thì trai

 

àNói dựa, nói nước đôi, phóng đại.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

– Châm biếm, phê phán những hiện tượng mê tín dị đoan.

 

 

 

 

 

Bài 3:

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

– Phê phán, châm biếm hủ tục ma chay trong XH cũ.

 

 

 

Bài 4:

 

 

 

– Thái độ mĩa mai pha chút thương hại của người dân đối với cậu cai.

 

 

 

 

* Ghi nhớ: SGK/53

 

 

 

III. LUYỆN TẬP:

BT1: VBT

 

BT2:VBT

4. 4Củng cố và luyện tập:

5Đọc diễn cảm các bài CD?

HS đọc.GV nhận xét cách đọc.

GV treo bảng phụ

5Con cà cuống trong bài CD châm biếm 3 ngầm chỉ hạng người nào trong XH?

A. Thân nhân của người chết.

(B). Những kẻ chức sắc trong làng xã.

C. Bọn lính tráng.

D. Những người cùng cảnh ngộ với người chết.

4.5. Hướng dẫn HS tự học ở nhà:

-Học bài, làm BT

-Soạn bài “Sông núi nước Nam. Phò giá về kinh”:

Leave a Comment