Giáo án bài Những năm đầu của cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp (1946-1950) thi giáo viên giỏi theo CV 5512 phát triển năng lực

Kéo xuống để xem hoặc tải về! Tải file 13Những năm đầu của cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp (1946-1950) I. MỤC TIÊU:                                                                       1. Kiến thức: HS trình bày được – Những …

Kéo xuống để xem hoặc tải về!

13Những năm đầu của cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp (1946-1950)

I. MỤC TIÊU:                                                                      

1. Kiến thức: HS trình bày được

– Những năm đầu của cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp (1946-1950).

– Chủ tịch Hồ Chí Minh ra lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến.

– Cuộc chiến đấu anh dũng của quân dân thủ đô Hà Nội và các đô thị phía Bắc vĩ tuyến 16 những ngày đầu kháng chiến toàn quốc; đôi nét về diễn biến, ý nghĩa.

2. Năng lực

– Rèn kỹ năng sử dụng tranh ảnh, bản đồ các chiến dịch, các trận đánh.

– Trình bày bối cảnh lịch sử và đưa ra nhận xét về những nhân tố tác động đến sự kiện toàn quốc kháng chiến

3. Phẩm chất:

– Bồi dưỡng lòng yêu nước, tinh thần cách mạng cho học sinh.

– Bồi dưỡng ý thức sống nhân ái có trách nhiệm

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU:

 1. Chuẩn bị của giáo viên

– Giáo án word và Powerpoint. Máy tính

– Tranh ảnh có liên quan. Bản đồ hành chính Việt Nam

2. Chuẩn bị của học sinh

– Đọc trước sách giáo khoa.

– Sưu tầm tư liệu, tranh ảnh…

III. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC DẠY HỌC:

1. Ổn định: 

2. Kiểm tra bài cũ: ( 3 phút)

– Hoàn cảnh chúng ta kí hiệp định sơ bộ 6/3/1946 là gì ? Em hãy trình bày nội dung Hiệp định sơ bộ 6/3/1946?/

– Trước những việc làm của Pháp, ta có chủ trương gì ?

3. Bài mới:

A. TÌNH HUỐNG XUẤT PHÁT

a, Mục tiêu:  Tạo tình huống  giữa cái đã biết và chưa biết về cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp

b. Nội dung: HS dưới sự hướng dẫn của GV để  trả lời các câu hỏi theo yêu cầu của giáo viên- thời gian: 2 phút

c) Sản phẩm:

d) Tổ chức thực hiện:

 GV đặt vấn đề

Chủ tịch Hồ Chí Minh ra lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến trong hoàn cảnh nào ?

Dự kiến sản phẩm:

–  Đó là quá quá trình thực dân Pháp tìm cách phá hoại, nhằm tiến hành cuộc chiến  tranh một lần nữa.

HS trả lời câu hỏi, GV dẫn dắt vào bài mới.

B.HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC.

I. Cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp xâm lược bùng nổ (19/12/1946)

HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC

NỘI DUNG

HĐ 1: Cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp xâm lược bùng nổ (19/12/1946)   10 phút

a) Mục tiêu: Trình bày được những năm đầu của cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp (1946-1950).

– Chủ tịch Hồ Chí Minh ra lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến.

– Đường lối kháng chiến chống thực dân Pháp của ta

b) Nội dung: Huy động hiểu biết đã có của bản thân và nghiên cứu sách giáo khoa quan sát tranh ảnh suy nghĩ cá nhân trả lời các câu hỏi  của giáo viên

c) Sản phẩm: trả lời được các câu hỏi của giáo viên

d) Tổ chức thực hiện

 Bước 1: GV giao nhiệm vụ cho HS đọc thông tin thảo luận cặp đôi trả lời câu hỏi: Chủ tịch Hồ Chí Minh ra Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến trong hoàn cảnh nào. Nêu nội dung Lời kêu gọi đó.

Bước 2. HS thực hiện nhiệm vụ

GV có thể mở rộng kiến thức cho HS bằng cách yêu cầu HS liên hệ với một số lời kêu gọi khác trong lịch sử khi đất nước bị giặc ngoại xâm đe doạ

– Hồ chủ Tịch quyết định phát động  toàn quốc kháng chiến trong hoàn cảnh như vậy thể hiện  tinh thần gì ở Bác ? Bản thân em là học sinh, em học tập  được tinh thần đó như thế nào ?

– Lời kêu gọi đó có ý nghĩa như thế nào ? Thái độ của nhân dân ra sao ?

– B3: HS: báo cáo, thảo luận

– B4: HS: phân tích, nhận xét, đánh giá kết quả của bạn (theo kĩ thuật 3-2-1).

  GV bổ sung phần phân tích nhận xét, đánh giá, kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập của học sinh. 

Hoạt động 2 Đường lối kháng chiến chống thực dân Pháp của ta       7p

a) Mục tiêu: Trình bày được nội dung đường lối kháng chiến của Đảng

b) Nội dung: GV tổ chức cho HS đọc thông tin trong sgk trao đổi, thảo luận về yêu cầu đặt ra và báo cáo trước lớp.

– GV có thể mở rộng kiến thức cho HS bằng cách đặt câu hỏi: Các em hiểu như thế nào là kháng chiến toàn dân, toàn diện, trường kì và tự lực cánh sinh?

c) Sản phẩm: trả lời được nội dung đường lối kháng chiến

d) Tổ chức thực hiện

Bước 1. Giao nhiệm vụ:

– Nội dung cơ bản của đường lối chống Pháp của Đảng ta là gì ?

– Các em hiểu như thế nào là kháng chiến toàn dân, toàn diện, trường kì và tự lực cánh sinh?

– B2: HS đọc SGK và thực hiện yêu cầu. GV khuyến khích học sinh hợp tác với nhau khi thực hiện nhiệm vụ học tập, GV đến các nhóm theo dõi, hỗ trợ HS làm việc những nội dung khó (bằng hệ thống câu hỏi gợi mở – linh hoạt).

– B3: HS: báo cáo, thảo luận

– B4: HS: phân tích, nhận xét, đánh giá kết quả của bạn (theo kĩ thuật 3-2-1).

  GV bổ sung phần phân tích nhận xét, đánh giá, kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập của học sinh. 

– GV: Tại sao nói kháng chiến chống Pháp của nhân dân ta là chính nghĩa và mang tính nhân dân ?

1. Kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp xâm lược bùng nổ

a. Hoàn cảnh

+ Cuối tháng 11/1946 Pháp tấn công cơ sở cách mạng .

 + 12/1946 liên tiếp gây xung đột vũ trang ở Hà Nội.

+ Ngày 18/12/1946 gửi tối hậu thư cho chính phủ nước ta.

b. Đảng ta quyết định phát động toàn quốc kháng chiến.

– Nội dung: Sách giáo khoa Trang 104.

– Đêm 19/12/1946 tiếng súng kháng chiến bắt đầu.

2. Đường lối kháng chiến chống thực dân Pháp của ta

– Nội dung đường lối kháng chiến của ta được thể hiện trong các văn bản: Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến của Chủ tịch Hồ Chí Minh, Chỉ thị Toàn dân kháng chiến của Ban thường vụ TƯ Đảng và tác phẩm Kháng chiến nhất định thắng lợi của đồng chí Trường Chinh

– Đường lối kháng chiến của Đảng: Toàn dân, toàn diện, trường kì, tự lực cánh sinh và tranh thủ sự ủng hộ của quốc tế.

– Đường lối kháng chiến là cuộc chiến tranh nhân dân: là toàn dân (3 thứ quân) toàn diện (quân sự, kinh tế, văn hoá, ngoại giao), trường kỳ, tự lực cánh sinh, tranh thủ sự ủng hộ của quốc tế.

II. Cuộc chiến đấu ở các đô thị phía Bắc vĩ tuyến 16

a) Mục tiêu:  ghi nhớ và trình bày đôi nét về diễn biến, ý nghĩa của cuộc chiến đấu anh dung của nhân dân Thủ đô và các đô thị phía bắc vĩ tuyến 16

b) Nội dung: Huy động hiểu biết đã có của bản thân và nghiên cứu sách giáo khoa quan sát tranh ảnh suy nghĩ cá nhân, thảo luận nhóm trả lời các câu hỏi  của giáo viên

thời gian: 10 phút

c) Sản phẩm: trả lời được các câu hỏi của giáo viên

d) Tổ chức thực hiện

HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC

NỘI DUNG

GV giải thích Tại sao ta phải tiến hành kháng chiến ở các đô thị trước ?

Hoạt động nhóm

– B1: GV chia cả lớp thành 4 nhóm thảo luận và giao nhiệm vụ thực hiện các yêu cầu sau:

 Nhóm lẻ: (1,3)

– Cuộc chiến đấu ở Hà Nội diễn ra như thế nào ?

– Em có nhận xét gì về tinh thần chiến đấu của quân và dân Hà Nội ?

Nhóm chẵn: (2,4)

– Tại các Thành Phố khác cuộc chiến diễn ra như thế nào ?

– Em học tập được gì về tinh thần của các chiến sĩ thủ đô trong cuộc sống và học tập ngày nay ?

– B2: HS đọc SGK và thực hiện yêu cầu. GV khuyến khích học sinh hợp tác với nhau khi thực hiện nhiệm vụ học tập, GV đến các nhóm theo dõi, hỗ trợ HS làm việc những nội dung khó (bằng hệ thống câu hỏi gợi mở – linh hoạt).

– B3: HS: báo cáo, thảo luận

– B4: HS: phân tích, nhận xét, đánh giá kết quả của bạn (theo kĩ thuật 3-2-1).

  GV bổ sung phần phân tích nhận xét, đánh giá, kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập của học sinh. 

GV: Cuộc chiến đấu ở các đô thị đã mang lại ý nghĩa như thế nào?

1. Diễn biến

a.  Hà Nội:

– Tại Hà Nội,cuộc chiến đấu diễn ra quyết liệt.

– Đến đêm 17-2-1947, Trung đoàn Thủ đô rút quân khỏi vòng vây của địch ra căn cứ an toàn.

b. Tại các thành phố khác:

+Miền Bắc: Hải Dương, Hải Phòng, Nam Định và Bắc Ninh.

+ Miền Trung: Huế, Đà Nẵng.

→ Quân ta tiến công làm tiêu hao sinh lực địch.

2. Ý nghĩa

– Giam chân địch ở các đô thị, giảm bước tiến của chúng.

– Tạo điều kiện để trung ương Đảng và bộ đội chủ lực rút lui an toàn chuẩn bị kháng chiến lâu dài.

HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP.

a) Mục tiêu: Nhằm củng cố, hệ thống hóa, hoàn thiện kiến thức mới mà HS đã được lĩnh hội ở hoạt động hình thành kiến thức về Những năm đầu của cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp (1946-1950). Cuộc chiến đấu anh dũng của quân dân thủ đô Hà Nội và các đô thị phía Bắc vĩ tuyến 16 những ngày đầu kháng chiến toàn quốc

b) Nội dung: GV giao nhiệm vụ cho HS và chủ yếu cho làm việc cá nhân, trả lời các câu hỏi trắc nghiệm. Trong quá trình làm việc HS có thể trao đổi với bạn

thời gian: 5phuts

c) Sản phẩm: trả lời câu hỏi thể hiện đầy đủ nội dung bài học;

 d) Tổ chức thực hiện:

– GV dùng hệ thống câu hỏi trắc nghiệm khách quan, tự luận và yêu cầu HS chọn đáp án đúng trả lời trên bảng con (trắc nghiệm).

+ Phần trắc nghệm khách quan

Câu 1. Hành động nghiêm trọng trắng trợn nhất thể hiện thực dân Pháp đã bội ước tiến công ta?

A. ở Nam Bộ và Trung Bộ, Pháp tập trung quân tiến công các cơ sở cách mạng của ta.

B. ở Bắc Bộ thực dân Pháp đánh chiếm Hải Phòng, Lạng Sơn.

C. ở Hà Nội, thực dân Pháp liên tiếp gây những cuộc xung đột vũ trang.

D 18/12/1946 Pháp gửi tối hậu thư đòi Chính phủ hạ vũ khí đầu hàng

Câu 2. Sự kiện nào trực tiếp đưa đến quyết định của Đảng và Chính phủ phát động toàn quốc kháng chiến chong Pháp?

A. Pháp đánh Hải Phòng (11/1946).

B. Pháp đánh chiếm Lạng Sơn (11/1946).

C. Pháp tấn công vào cơ quan Bộ Tài chính ở Hà Nội (12/1946).

D. 18/12/1946 Pháp gửi tối hậu thư buộc ta giải tán lực lượng tự vệ chiến đấu, giao quyền kiểm soát thủ đô cho chúng.

Câu 3. Đường lối kháng chiến của Đảng ta là gì?

A. Kháng chiến toàn diện.

B. Kháng chiến dựa vào sức mình và tranh thủ sự ủng hộ từ bên ngoài.

C. Phải liên kết với cuộc kháng chiến của Lào và Cam-pu-chia.

D. Toàn dân, toàn diện, trường kỳ và tự lực cánh sinh, tranh thủ sự ủng hộ của quốc tế.

Câu 4. Tính chất chính nghĩa của cuộc kháng chiến biểu hiện ở điểm nào?

A. Nội dung của đường lối kháng chiến của ta

B. Mục đích cuộc kháng chiến của ta là tự vệ chính nghĩa.

C. Quyết tâm kháng chiến của toàn thể dân tộc ta.

D. Chủ trương sách lược của Đảng ta.

+ Phần tự luận

– Chủ tịch Hồ Chí Minh ra “Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến” trong hoàn cảnh nào ? Nội dung ?

3. Dự kiến sản phẩm:

+ Phần trắc nghiệm khách quan

Câu

      1

       2

         3

       4

ĐA

      D

D

         D

       B

+ Phần tự luận

–  Hoàn cảnh Chủ tịch Hồ Chí Minh ra Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến:

Pháp phá hoại Hiệp định Sơ bộ ngày 6–3–1946 và Tạm ước ngày 14–9–1946, âm mưu xâm lược nước ta một lần nữa. Thực dân Pháp liên tiếp gây ra những cuộc xung đột vũ trang, tàn sát nhiều đồng bào ta. Ngày 18–12–1946, Pháp gửi tối hậu thư buộc ta phải giải tán lực lượng tự vệ và giao quyền kiểm soát Thủ đô cho chúng, nếu ta không chấp nhận thì chúng sẽ hành động. Trước tình hình đó, Trung ương Đảng quyết định phát động toàn quốc kháng chiến.

3.4. VẬN DỤNG VÀ MỞ RỘNG (5 phút)

a) Mục tiêu: Vận dụng kiến thức mới mà HS đã được lĩnh hội để giải quyết những vấn đề mới trong học tập. HS biết nhận xét, đánh giá, rút ra bài học kinh nghiệm với sự phát triển nước ta ở thời điểm đó.

b) Nội dung hoạt động: GV tổ chức cho HS thảo luận nhóm hoàn thành bài tập ở nhà

c) Sản phẩm học tập: bài tập

d) Cách thức tiến hành hoạt động

? Em hãy phân tích  đường lối kháng chiến chống thực dân Pháp của Đảng ta 

Dự kiến sản phẩm:

– Đường lối kháng chiến chống thực dân Pháp của Đảng ta là: Kháng chiến toàn dân, toàn diện, trường kì, tự lực cánh sinh và tranh thủ sự giúp đỡ của quốc tế.

Kháng chiến toàn dân: xuất phát từ truyền thống chống ngoại xâm cảu dân tộc ta, từ tư tưởng “chiến tranh nhân dân” của CHủ tịch Hồ Chí Minh… Có lực lượng toàn dân, tham gia mới thực hiện được kháng chiến toàn diện và tự lực cánh sinh.

Kháng chiến toàn diện: Do địch đánh ta toàn diện nên ta phải chống lại chúng toàn diện. Cuộc kháng chiến của ta bao gồm cuộc đấu tranh trên tất cả các mặt quân sự, chính trị, kinh tế…nhằm tạo ra sức mạnh tổng hợp. Đồng thời, ta vừa “kháng chiến” vừa “kiến quốc”. tức là xây dựng chế độ mới nên phải kháng chiến toàn diện.

Kháng chiến lâu dài: so sánh lực lượng lúc đầu giữa ta và địch chênh lệch, địch mạnh hơn ta về nhiều mặt, ta chỉ hơn địch về tinh thần và có chính nghĩa. Do đó, phải có thời gian để chuyển hóa lực lượng làm cho địch yếu dần, phát triển lực lượng của ta, tiến lên đánh bạo kẻ thù.

Kháng chiến tự lực cánh sinh và tranh thủ sự ủng hộ quốc tế: Mặc dù ta rất coi trọng những thuận lợi và sự giúp đỡ của bên ngoài, nhưng bao giờ cũng theo đúng phương châm kháng chiến của ta là tự lực cánh sinh, vì bất cứ cuộc chiến tranh nào cũng phải do sự nghiệp của bản thân quần chúng, sự giúp đỡ bên ngoài chỉ là điều kiện hỗ trợ thêm vào.

GV giao nhiệm vụ cho HS (học sinh có thể làm bài tập ở nhà):

+ Học bài cũ, nắm kiến thức của bài vừa học.

+ Chuẩn bị nội dung, tư liệu, tranh ảnh của bài học sau.

– GV đánh giá sản phẩm của HS: nhận xét, tuyên dương, khen gợi… 

+ Tiếp tục sưu tầm các tư liệu, hình ảnh về Chiến dịch Việt Bắc Thu – Đông 1947

– Qua việc chuẩn bị bài mới, HS có được một số kiến thức nhất định về bài mới  

Leave a Comment