Giáo án bài những người quanh ta theo phương pháp mới sách cánh diều

Kéo xuống để xem hoặc tải về! Tải file Bài 33: những người quanh ta Chia sẻ về chủ điểm (10 phút) – gv giới thiệu: trong tuần này các em sẽ những hình ảnh; …

Kéo xuống để xem hoặc tải về!

Bài 33: những người quanh ta

Chia sẻ về chủ điểm

(10 phút)

– gv giới thiệu: trong tuần này các em sẽ những hình ảnh; đọc những bài thơ, bài văn, câu chuyện nói về những người lao động xung quanh em: những người trồng lúa, trồng hoa, dân chài, thợ đánh cá, thợ hàn, bác sĩ, chị lao công,…những người lao động chăm chỉ, cần cù này đã góp phần làm nên cuộc sống tươi đẹp của chúng ta.  

– gv yêu cầu cả lớp quan sát tranh minh họa, đọc yêu cầu bài tập: những người trong tranh đang làm gì? Họ là những ai? Và trả lời câu hỏi.

– gv mời một số hs xung phong trả lời câu hỏi:

+ tranh 1: đây là bác thợ đang hàn sắt.

+ tranh 2: đây là các chú bộ đội. Các chú đang quan sát và canh giữ biên giới.

+ tranh 3: đây là những người dân chài trên biển đang kéo lưới đánh bắt cá buổi sớm.

+ tranh 4: đây là các bác sĩ đang mổ cho bệnh nhân.

– gv nói lời dẫn vào bài học mở đầu chủ điểm những người quanh ta.

Bài đọc 1: con đường của bé

I. Mục tiêu

1. Mức độ, yêu cầu cần đạt

–           Đọc trơn toàn bài. Biết ngắt nghỉ hơi đúng sau mỗi dòng, mỗi khổ thơ. Biết đọc bài thơ với giọng vui, hồn nhiên.

–           Hiểu nghĩa của các từ ngữ, hiểu điều nhà thơ muốn nói: Công việc của mỗi người lao động gắn với một con đường. Bé học tập để chọn con đường cho mình khi lớn lên.

2. Năng lực

–           Năng lực chung: Biết cùng các bạn thảo luận nhóm; hợp tác tìm hiểu bài.

–           Năng lực riêng: Yêu thích những câu thơ hay, những hình ảnh thơ đẹp.

3. Phẩm chất

–           Thêm yêu quý và tự hào về con người Việt Nam.

II. PHƯƠNG PHÁP VÀ THIẾT BỊ DẠY HỌC

1. Đối với giáo viên

–           Máy tính, máy chiếu để chiếu.

–           Giáo án.

2. Đối với học sinh

–           SHS.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẬY HỌC

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN    HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH

I. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho HS và từng bước làm quen bài học.

b. Cách thức tiến hành:

– GV giới thiệu bài học: Mở đầu chủ điểm, các em sẽ học bài thơ Con đường của bé. Với bài thơ này, các em sẽ hiểu công việc của mỗi người lao động gắn với một con đường. Còn công việc học tập của các bạn nhỏ trong bài thơ, của các em trên ghế đá nhà trường gắn với con đường nào? Chúng ta cùng tìm hiểu trong bài đọc ngày hôm nay.

II. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Đọc thành tiếng

a. Mục tiêu: HS đọc bài Con đường của bé: Biết ngắt nghỉ hơi đúng sau mỗi dòng, mỗi khổ thơ. Biết đọc bài thơ với giọng vui, hồn nhiên.

b. Cách tiến hành :

– GV đọc mẫu bài đọc: Biết ngắt nghỉ hơi đúng sau mỗi dòng, mỗi khổ thơ. Biết đọc bài thơ với giọng vui, hồn nhiên.

– GV yêu cầu HS đọc mục chú giải từ ngữ khó: phi công, hải quân, song hành.

– GV tổ chức cho HS luyện đọc trước lớp. HS đọc tiếp nối 2 khổ thơ.

– GV phát hiện và sửa lỗi phát âm cho HS, hướng dẫn các em đọc đúng các từ ngữ HS địa phương dễ phát âm sai: lẫn, chi chít, vì sao, đảo xa, bến lạ, lái tàu, song hành, sớm mai, trang sách.

– GV yêu cầu từng cặp HS luyện đọc tiếp nối 2 đoạn trong bài đọc.

– GV yêu cầu HS thi đọc tiếp nối từng đoạn trước lớp (cá nhân, bàn, tổ).

– GV mời 1HS khá, giỏi đọc lại toàn bài.

Hoạt động 2: Đọc hiểu

a. Mục tiêu: HS trả lời các câu hỏi trong phần Đọc hiểu SGK trang 124, 125.

b. Cách tiến hành:

– GV mời 3 HS đọc nối tiếp 3 câu hỏi:

+ HS1 (Câu 1): Bài thơ nói về công việc của những ai?

+ HS2 (Câu 2): Công việc của mỗi người gắn với một con đường. Ghép đúng:

+ HS3 (Câu 3): Em hiểu 2 dòng thơ cuối bài thơ như thế nào? Chọn ý đúng:

a. Bé tìm đường tới trường.

b. Bé tìm đường của các chú, các bác.

c. Bé tìm con đường tương lai trong các bài học.

– GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi theo nhóm đôi.

– GV mời đại diện HS các nhóm trình bày kết quả thảo luận.

Hoạt động 3: Luyện tập

a. Mục tiêu: HS trả lời các câu hỏi trong phần Luyện tập SGK trang 125.

b. Cách tiến hành:

– GV mời 2 HS đọc nối tiếp 2 câu hỏi:

+ HS1 (Câu 1): Những người trong tranh đang làm gì? Họ là ai?

+ HS2 (Câu 2): Kể tên một số nghề nghiệp mà em biết.

– GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi theo nhóm đôi.

– GV mời đại diện HS các nhóm trình bày kết quả thảo luận.

– HS lắng nghe, tiếp thu.

– HS lắng nghe, đọc thầm theo.

– HS đọc phần chú giải:

+ Phi công: người lái máy bay.

+ Hải quân: Bộ đội bảo vệ biển đảo.

+ Song hành: đi song song với nhau.

– HS đọc bài.

– HS luyện phát âm.

– HS luyện đọc.

– HS thi đọc.

– HS đọc bài; các HS khác lắng nghe, đọc thầm theo.

– HS đọc yêu cầu câu hỏi.

– HS thảo luận theo nhóm đôi.

– HS trình bày:

+ Câu 1: Bài thơ nói về công việc của chú phi công, chú hải quân, bác lái tàu, công việc của bé.

+ Câu 2: a-3, b-1, c-2, d-4.

+ Câu 3: c.

– HS đọc yêu cầu câu hỏi.

– HS thảo luận theo nhóm đôi.

– HS trình bày:

+ Câu 1:

1. Chú Lê xây nhà. Chú là thợ xây.

2. Bác Tâm gặt lúa. Bác là nông dân.

3. Chú Mạnh may quần áo. Chú là thợ may.

+ Câu 2: Một số nghề nghiệp mà em biết: công nhân điện, thợ mộc, thợ nề, thợ sắt, thợ hàn, thợ lái, nhân viên bán hàng, giáo viên, y tá, bác sĩ công an, lao công, kĩ sư, bộ đội,…

Bài viết 1: chính ta – tập viết

(2 tiết)

I. Mục tiêu

1. Mức độ, yêu cầu cần đạt

–           Nghe – viết chính xác bài thơ Con đường của bé (2 khổ thơ đầu). Qua bài chính tả, củng cố cách trình bày bài thơ 5 chữ.

–           Làm đúng bài tập lựa chọn: Điền chữ s, x; i, iê; điền vần ao, au.

–           Biết viết chữ V hoa (kiểu 2) cỡ vừa và nhỏ. Biết viết câu ứng dụng Việt Nam, quê hương yêu dấu cỡ nhỏ, chữ viết đúng mẫu, đều nét, nối chữ đúng quy định.

2. Năng lực

–           Năng lực chung: Biết cùng các bạn thảo luận nhóm; hợp tác tìm hiểu bài.

–           Năng lực riêng: Có ý thức thẩm mĩ khi trình bày văn bản.

3. Phẩm chất

–           Rèn luyện tính kiên trì, cẩn thận.

II. PHƯƠNG PHÁP VÀ THIẾT BỊ DẠY HỌC

1. Đối với giáo viên

–           Máy tính, máy chiếu để chiếu.

–           Giáo án.

2. Đối với học sinh

–           SHS.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẬY HỌC

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN    HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH

I. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho HS và từng bước làm quen bài học.

b. Cách thức tiến hành:

– GV giới thiệu bài học: Trong tiết học ngày hôm nay, chúng ta sẽ: Nghe – viết chính xác bài thơ Con đường của bé (2 khổ thơ đầu; Làm đúng bài tập lựa chọn: Điền chữ s, x; i, iê; điền vần ao, au; Biết viết chữ V hoa (kiểu 2) cỡ vừa và nhỏ. Biết viết câu ứng dụng Việt Nam, quê hương yêu dấu cỡ nhỏ. Chúng ta cùng vào bài học.

II. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Nghe – viết

a. Mục tiêu: Nghe – viết chính xác bài thơ Con đường của bé (2 khổ thơ đầu). Qua bài chính tả, củng cố cách trình bày bài thơ 5 chữ.

b. Cách tiến hành:

– GV nêu yêu cầu: Nghe – viết chính xác bài thơ Con đường của bé (2 khổ thơ đầu). Qua bài chính tả, củng cố cách trình bày bài thơ 5 chữ.

– GV đọc đoạn 2 khổ thơ đầu. 

– GV mời 1 HS đọc lại 2 khổ thơ đầu. 

– GV hướng dẫn thêm HS: Về hình thức hình thức, đây là bài thơ 5 chữ. Chữ đầu tiên và đầu mỗi dòng viết hoa. Chữ từ đầu tên bài có thể viết từ ô thứ 4 tính từ lề vở. Chữ đầu mỗi dòng viết từ ô 3.

– GV nhắc HS đọc thầm lại các dòng thơ, chú ý những từ ngữ mình dễ viết sai: trời xa, chi chít, đảo xa, bến lại, mênh mông.

– GV yêu cầu HS gấp SGK, nghe GV đọc từng dòng, viết vào vở Luyện viết 2.

– GV đọc lại bài một lần nữa cho HS soát lại.

– GV yêu cầu HS tự chữa lỗi, gạch chân từ ngữ viết sai, viết lại bằng bút chì từ ngữ đúng.

– GV đánh giá, chữa 5 -7 bài. Nhận xét bài về: nội dung, chữ viết, cách trình bày.

Hoạt động 2: Điền chữ s, x; i, iê; điền vần ao, au.

a. Mục tiêu: HS Điền chữ s, x; i, iê; điền vần ao, au phù hợp với ô trống.

b. Cách tiến hành:

– GV chọn cho HS làm Bài tập 2b và nêu yêu câu bài tập: Tìm chữ i hay iê  phù hợp với ô trống:

– GV yêu cầu HS làm bài cá nhân vào vở Luyện viết 2, mời 1 HS lên bảng làm bài.

– GV yêu cầu HS đọc lại câu văn sau khi đã điền chữ hoàn chỉnh.

Hoạt động 3: Điền chữ s, x; i, iê; điền vần ao, au a. Mục tiêu: HS Điền chữ s, x; i, iê; điền vần ao, au phù hợp với ô trống.

b. Cách tiến hành:

– GV chọn cho HS làm Bài tập 3c và nêu yêu câu bài tập: Tìm vần ao hay au phù hợp với ô trống:

– GV yêu cầu HS làm bài cá nhân vào vở Luyện viết 2.

– GV mời 2 HS lên bảng làm bài, các HS khác quan sát, so sánh với bài làm của mình.

Hoạt động 4: Viết chữ V hoa (kiểu 2)

a. Mục tiêu: Biết viết chữ V (kiểu 2) cỡ vừa và nhỏ. Biết viết câu ứng dụng Việt Nam, quê hương yêu dấu, chữ viết đúng mẫu, đều nét, biết nối nét chữ.

b. Cách tiến hành:

* Hướng dẫn HS quan sát và nhận xét

– GV chỉ chữ mẫu trong khung chữ, hỏi HS: Chữ V viết hoa kiểu 2 cao mấy li, có mấy ĐKN? Được viết bởi mấy nét?

–  GV chỉ chữ mẫu miêu tả: Nét viết chữ V hoa (kiểu 2) là kết hợp của 3 nét cơ bản: móc hai đầu trái phải, cong phải và cong dưới (tạo vòng xoắn).

– GV chỉ chữ mẫu, miêu tả cách viết và viết lên bảng lớp: Đặt bút giữa ĐK 5, viết nét móc hai đầu (Đầu móc bên trái cuộn tròn vào trong, đầu móc bên phải hướng ra ngoài), lượn bút ngược lên viết tiếp nét cong phải (hơi duỗi), tới ĐK 6 thì lượn vào trở lại viết nét cong dưới (nhỏ) cắt n gang nét cong phải, tạo thành một vòng xoắn nhỏ (cuối nét); dừng bút gần ĐK 6.

– GV yêu cầu HS viết chữ V viết hoa kiểu 2 trong vở Luyện viết 2.

* GV yêu cầu HS đọc câu ứng dụng: Việt Nam, quê hương yêu dấu.

– GV Hướng dẫn HS quan sát và nhận xét:

+ Độ cao của các chữ cái: Chữ V, V hoa (kiểu 2) cỡ nhỏ và các chữ h, g, y cao 2.5 li. Chữ q, d cao 2 li. Chữ t cao 1.5 li. Các chữ còn lại cao 1 li.

+ Cách đặt dấu thanh: Dấu nặng đặt dưới ê, dấu sắc đặt trên â.

– GV yêu cầu HS viết câu ứng dụng trong vở Luyện viết 2.

– GV đánh giá nhanh 5-7 bài. Nêu nhận xét.       

– HS lắng nghe, tiếp thu.

– HS lắng nghe.

– HS lắng nghe, đọc thầm theo.

– HS đọc bài, các HS khác lắng nghe, đọc thầm theo.

– HS lắng nghe, thực hiện.

– HS luyện phát ân, viết nháp những từ dễ viết sai.

– HS viết bài.

– HS soát lỗi.

– HS tự chữa lỗi.

– HS lắng nghe, đọc thầm yêu cầu bài tập.

– HS làm bài.

– HS lên bảng làm bài: tin, tiên, dịu, hiện.

– HS lắng nghe, đọc thầm yêu cầu bài tập.

– HS làm bài.

– HS lên bảng làm bài: cao, cau, sáu, sáo.

– HS trả lời: Chữ V viết hoa kiểu 2 cao 5 li, có 6 ĐKN. Được viết bởi 1 nét (nửa bên trái giống nét 1 của chữ hoa U, Ư, Y).

– HS quan sát, lắng nghe.

– HS quan sát trên bảng lớp.

– HS viết bài.

– HS đọc câu ứng dụng.

– HS lắng nghe, thực hiện.

– HS viết bài.

Leave a Comment