Giáo án bài Nội dung và hình thức của văn bản văn học theo CV 5512 phát triển năng lực

Kéo xuống để xem hoặc tải về! Tải file 26 Nội dung và hình thức của văn bản văn học   NĂNG LỰC ĐẶC THÙ : Đọc – nói – nghe –viết 1              Hiểu được …

Kéo xuống để xem hoặc tải về!

26 Nội dung và hình thức của văn bản văn học

 

NĂNG LỰC ĐẶC THÙ : Đọc – nói – nghe –viết

1              Hiểu được các khái niệm về nội dung văn bản văn học : đề tài, chủ đề, tư tưởng của văn bản, cảm hứng nghệ thuật.

                Đ1

2              Năm được các khái niệm về hình thức của văn bản văn học : ngôn từ, kết cấu, thể loại.    Đ2

3              Có khả năng tiếp nhận,  hiểu  các văn bản thuộc lí luận văn học.

                Đ3

4              Biết cách thu thập thông tin liên quan đến văn bản văn học;

                Đ4

5              Phân tích được các tầng nghĩa của văn bản văn học, thấy được giá trị của các văn bản văn học.

                Đ5

6              Biết cùng nhau hợp tác, trao đổi, thảo luận về những vấn đề mang tính chất lí luận về văn bản văn học.

                N1

7              Có khả năng tạo lập một văn bản văn học.            V1

NĂNG LỰC CHUNG: GIAO TIẾP VÀ HỢP TÁC, GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ

8              Phân tích được các công việc cần thực hiện để hoàn thành nhiệm vụ nhóm được GV phân công.

                GT-HT

9              Biết thu thập và làm rõ các thông tin có liên quan đến vấn đề; biết đề xuất và phân tích được một số giải pháp giải quyết vấn đề.

                GQVĐ

PHẨM CHẤT CHỦ YẾU: TRÁCH NHIỆM

10             – Chăm chỉ học tập và rèn luyện bản thân.

– Có tình yêu văn chương, cuộc sống qua các văn bản văn học.    CC

TN

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1.Thiết bị dạy học: Máy chiếu/Tivi, giấy A0, A4,…

2.Học liệu: SGK; Phiếu học tập,…

III. TIẾN TRÌNH DẠY – HỌC

Hoạt động học

(Thời gian)          Mục tiêu

                Nội dung dạy học trọng tâm        PP/KTDH chủ đạo             Phương án đánh giá

HĐ 1: Khởi động

(7phút) Đ1 -Kết nối          Huy động, kích hoạt kiến thức trải nghiệm nền của HS có liên quan đến văn bản văn học.               – Nêu và giải quyết vấn đề

– Đàm thoại, gợi mở        Đánh giá qua câu trả lời của cá nhân cảm nhận chung của bản thân;

Do GV đánh giá.

HĐ 2: Khám phá kiến thức (20 phút)

                Đ1,Đ2,Đ3,Đ4,Đ5

GT-HT,GQVĐ     1.Các khái niệm về nội dung văn bản văn học

2.Các khái niệm về hình thức văn bản văn học

3.Ý nghĩa của nội dung và hình thức của văn bản văn học                Đàm thoại gợi mở; Dạy học hợp tác (Thảo luận nhóm, thảo luận cặp đôi); Thuyết trình; Trực quan; kĩ thuật sơ đồ tư duy.       Đánh giá qua sản phẩm HĐ nhóm, qua hỏi đáp; qua trình bày do GV và HS đánh giá

Đánh giá qua quan sát thái độ của HS khi thảo luận do GV đánh giá

HĐ 3: Luyện tập (10 phút)             Đ5, Đ6, GQVĐ    Thực hành bài tập luyện kiến thức, kĩ năng           Vấn đáp, dạy học  nêu vấn đề, thực hành.

Kỹ thuật: động não

.               Đánh giá qua hỏi đáp; qua trình bày do GV và HS đánh giá

Đánh giá qua quan sát thái độ của HS khi thảo luận do GV đánh giá

HĐ 4: Vận dụng (5 phút)               

Đ6, N1, V1

GQVĐ   Vận dụng kiến thức để giải quyết một vấn đề nâng cao. Đàm thoại gợi mở; Thuyết trình; Trực quan.         Đánh giá qua sản phẩm cá nhân,   qua trình bày do GV và HS đánh giá.

Đánh giá qua quan sát thái độ của HS khi thảo luận do GV đánh giá

HĐ 5: Mở rộng

(3 phút)                                Tìm tòi, mở rộng kiến thức.         Dạy học hợp tác, thuyết trình.    Đánh giá qua sản phẩm theo yêu cầu đã giao.

GV và HS đánh giá

IV.TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY-HỌC:

                                       HĐ 1. KHỞI ĐỘNG

a.Mục tiêu: Kết nối-Đ1

Tìm một số câu tục ngữ hoặc ca dao có nói về mối quan hệ giữa nội dung và hình thức trong cuộc sống. Qua đó, có động lực tìm hiểu kiến thức mới.

b.Nội dung: HS sử dụng kĩ thuật: kể nhanh, tư duy nhanh, trình bày một phút để trả lời nhanh câu hỏi của GV đưa ra.

c. Sản phẩm: Ca dao VN có những câu nói đặc sắc về mối quan hệ giữa nội dung và hình thức: “Trông mặt mà bắt hình dong/ Con lợn có béo thì lòng mới ngon”, “Chim khôn kêu tiếng rảnh rang/ Người khôn nói tiếng dịu dàng dễ nghe”, “Đất rắn trồng cây khẳng khiu/ Những người thô tục nói điều phàm phu”…

d. Tổ chức thực hiện.

Hoạt động của GV            Hoạt động của HS

 

– GV giao nhiệm vụ: Tìm một số câu tục ngữ hoặc ca dao có nói về mối quan hệ giữa nội dung và hình thức trong cuộc sống.

-Đánh giá sản phẩm.

Từ đó, giáo viên giới thiệu Vào bài: Mối quan hệ giữa nội dung và hình thức của VBVH cũng là mối quan hệ mật thiết, không thể tách rời nhau. Nội dung được hiện thực hóa bằng một hình thức cụ thể và hình thức phải biểu hiện một nội dung nhất định. Tuy nhiên, khi cần tìm hiểu chuyên sâu về một phương diện nào đó của VBVH, người ta có thể chỉ đề cập đến 1 trong 2 mặt trên…          –  Nhận thức được nhiệm vụ  cần giải quyết của bài học.

– Tập trung cao và hợp tác tốt để giải quyết  nhiệm vụ.

 

–   HS thực hiện nhiệm vụ:

–  HS báo  cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ:  

 

HĐ 2. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

a.Mục tiêu: Đ1,Đ2,Đ3,Đ4,Đ5,GT-HT,GQVĐ

b.Nội dung: GV sử dụng máy chiếu, kĩ thuật khăn trải bàn để giao nhiệm vụ cho HS. HS sử dụng sgk, nghiên cứu kĩ các ngữ liệu và câu hỏi bên dưới để thực hiện nhiệm vụ.

c.Sản phẩm:

1. Các khái niệm về nội dung văn bản văn học

a.Đề tài:

 Là lĩnh vực đời sống được nhà văn nhận thức, lựa chọn, khái quát, bình giá và thể hiện trong văn bản.

b.Chủ đề:

 Là vấn đề cơ bản được nêu ra trong VB. Chủ đề thể hiện điều quan tâm cũng như chiều sâu nhận thức của nhà văn đối với cuộc sống.

c.Tư tưởng của VB:

– Là sự lý giải của nhà văn đối với chủ đề đã được đặt ra trong VBVH.

-Là nhận thức của tác giả muốn trao đổi, nhắn gửi, đối thoại với người đọc.

– Là linh hồn của văn bản.

d.Cảm hứng nghệ thuật:

 Là nội dung tình cảm chủ đạo của VB. Những trạng thái tâm hồn, những cảm xúc được thể hiện trong VB sẽ truyền cảm và hấp dẫn người đọc.

– Đề tài là lĩnh vực đời sống được nhà văn thể hiện trong văn bản.

– Chủ đề là vấn đề cơ bản được thể hiện trong văn bản.

– Tư tưởng của văn bản là cách mà nhà văn lí giải vấn đề cơ bản, là điều nhà văn muốn chuyển tải đến người đọc.

– Cảm hứng nghệ thuật là tình cảm chủ đạo của văn bản.

2.Các khái niệm về hình thức văn bản văn học

– Ngôn từ là yếu tố đầu tiên để văn bản văn học khác với các loại văn bản khác. Ngôn từ bao giờ cũng mang dấu ấn tác giả.

– Kết cấu là sự sắp xếp, tổ chức các yếu tố của văn bản để trở thành một chỉnh thể.

– Thể loại là những quy tắc tổ chức hình thức văn bản thích hợp với từng nội dung văn bản khác nhau.

Ý nghĩa quan trọng của ND và HT VBVH:

 -VBVH cần phải có sự thống nhất giữa ND và HT: ND tư tưởng cao đẹp và HT mới mẻ, hấp dẫn. ( TD: 129 )

– Thiếu hoặc yếu một trong hai điều kiện trên thì giá trị và sức hấp dẫn của VB sẽ bị giảm đi.

Hoạt động của GV – HS   HĐ của HS

– GV giao nhiệm vụ: Tìm hiểu sgk và trả lời các câu hỏi sau:

– Các yếu tố thuộc về mặt nội dung của VBVH?

– Giải thích ngắn gọn ý nghĩa của các yếu tố đó?

– Chủ đề là gì? VD?

 – Em hiểu như thế nào về tư tưởng của văn bản? VD?

– Đánh giá sản phẩm.

-GV chốt lại :

*“Tắt đèn” => Lên án những thế lực hắc ám hoành hành ở nông thôn, trân trọng yêu thương người nông dân bị áp bức.

  * “Đôi mắt” => Khẳng định cách nhìn mới mẻ về cuộc kháng chiến và con người tham gia kháng chiến, phê phán cái nhìn méo mó, phiến diện về hiện thực kháng chiến.

– Cảm hứng nghệ thuật là gì? Cho ví dụ ?

TD: * “Tắt đèn” => Nhiệt tình tố cáo XH TDPK trước CM, trân trọng những phẩm chất tốt đẹp của người nông dân.

* “Đôi mắt” => Nhiệt tình khẳng định cái mới và phê phán triệt để cái bảo thủ, lạc hậu.

– Nêu các khái niệm thuộc về mặt hình thức của VBVH?

– Giải thích ngắn gọn ý nghĩa của các yếu tố đó? VD minh họa?

-Vai trò của nội dung và hình thức trong VBVH?

Hs đọc sgk, suy nghĩ, trả lời.

Gv nhận xét, bổ sung hoàn chỉnh.

Gv nhận xét, bổ sung, lưu ý: Giữa nội dung và hình thức có mối quan hệ biện chứng làm nên giá trị của VBVH. Không có 1 “hình thức thuần túy” mà chỉ có “hình thức mang tính nội dung” và cũng ko có 1 “nội dung trần trụi” thoát li hình thức.    – HS tìm hiểu ngữ liệu trong sgk.

a. Mục tiêu: Đ5,Đ6,N1

b.Nội dung: Sử dụng:

– Phương tiện: Sgk, vở ghi

– Phương pháp, kĩ thuật: Kĩ thuật động não, trình bày 1 phút để trả lời câu hỏi: So sánh đề tài 2 văn bản : Tắt đèn của Ngô Tất Tố và Bước đường cùng của Nguyễn Công Hoan

c. Sản phẩm: 1/Giống nhau : cả 2 đểu viết về cuộc sống cơ cực của người nông dân ở nông thôn VN trước cách mạng tháng Tám và sự vùng lên phản kháng của họ

2/Khác nhau :

– Tắt đèn tả cuộc sống nông thôn trong những ngày sưu cao thuế nặng và sự vùng lên tự phát của họ

– Bước đường cùng lại miêu tả nỗi lầm than cơ cực của người nông dân trước thủ đoạn bóc lột bằng hình thức cho vay nặng lãi của bọn địa chủ .Họ không còn lối thoát phải tự phát chống lại

d.Tổ chức thực hiện:

                 

Hoạt động của GV            Hoạt động của HS

-GV giao nhiệm vụ:

Em đã học và đọc 2 văn bản: Tắt đèn của Ngô Tất Tố và Bước đường cùng của Nguyễn Công Hoan. Em hãy so sánh sự giống nhau và khác nhau về đề tài của 2 tác phẩm?

– Nhận xét sản phẩm và chuẩn kiến thức.

                    –   HS thực hiện nhiệm vụ.

–  HS báo  cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ.

                                        HĐ 4.VẬN DỤNG

a.Mục tiêu: Đ6, N1, V1.

b. Nội dung: HS sử dụng sách giáo khoa, tài liệu để làm BT: BT2/130:

-Phương pháp, kĩ thuật: Đọc ghi nhớ, tư duy, trình bày vấn đề.

c. Sản phẩm: BT2/130:

– Hai khổ thơ đầu nói đến nỗi mong mỏi đợi chờ thành quả lao động và công sức của người mẹ bỏ ra để đổi lấy những thành quả:

       “ Những mùa quả ……… mẹ tôi”

    Hình ảnh “ mang dáng giọt mồ hôi mặn” tượng trưng công sức phải bỏ ra của người lao động; hình ảnh lặn, mọc như mặt trời, mặt trăng tượng trưng sự lao động bền bỉ, thầm lặng mà chỉ có người lao động mới cảm nhận được những giọt mồ hôi “rõ xuống lòng thầm lặng mẹ tôi”.

– Ở khổ thơ thứ ba, tác giả chuyển sang nói chuyện “ trồng người”

   “ Và chúng tôi ………. quả non xanh”

   Hình ảnh “ bàn tay mẹ mỏi” tượng trưng những nỗ lực cuối cùng của người mẹ trong việc nuôi dạy con.

   Hình ảnh” quả non xanh “ tượng trưng cho kết quả chưa trọn vẹn, chưa như ý nguyện của người mẹ.   

   Nó có thể là dấu hiệu cho sự thất vọng nơi mẹ khi đã tới hồi “ bàn tay mẹ mỏi”, và mẹ chỉ còn biết khóc thầm “ rỏ xuống lòng thầm lặng”.

 

Hoạt động của GV – HS   Kiến thức cần đạt

– GV giao nhiệm vụ: Phân tích nội dung và hình thức của văn bản: Mẹ và quả

BT2/130:

– Đánh giá sản phẩm.

– Chuẩn kiến thức            –   HS thực hiện nhiệm vụ:

–  HS báo  cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ:

                   HĐ 5. TÌM TÒI, MỞ RỘNG

    a. Mục tiêu: HS có ý thức tìm tòi, mở rộng kiến thức sau khi học văn bản.

     b. Nội dung: HS lập sơ đồ tư duy bài học, lập bảng so sánh nội dung và hình thức văn bản nghệ thuật đã học ở HK2

     c. Sản phẩm: Sơ đồ tư duy của HS, bảng so sánh.

      d. Tổ chức thực hiện.          

 

Hoạt động của GV            Hoạt động của HS

GV giao nhiệm vụ:

+ Vẽ bản đồ tư duy bài học

+ Lập bảng so sánh nội dung và hình thức văn bản nghệ thuật đã học ở HK2

– Đánh giá sản phẩm khi học sinh báo cáo              -HS thực hiện nhiệm vụ tại nhà

 

+ Vẽ đúng bản đồ tư duy

+ Lập bảng so sánh ngắn gọn, đủ ý theo yêu cầu mỗi bài.

–  HS báo  cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ vào tiết học sau

 

    IV. Hướng dẫn học sinh tự học

      – Nắm vững các tri thức về văn bản văn học

      – Hoàn thiện các BT trong sgk.

      – Tìm thêm ví dụ về các biện pháp tu từ được sử dụng trong các văn bản đã học.

    V. Tài liệu tham khảo

      – Thiết kế bài giảng Ngữ văn 10,…

      – Chuẩn kiến thức và kĩ năng Ngữ văn 10.

      – Giáo trình Lí luận văn học

      – Một số tài liệu trên mạng internet.

    VI. Rút kinh nghiệm giờ dạy

Leave a Comment