Giáo án bài nói và đáp lời mời, nói về một nhân vật trong tranh môn tiếng việt lớp 2 sách kết nối tri thức với cuộc sống

Kéo xuống để xem hoặc tải về! Tải file Bài 16: anh em thuận hòa Luyện nói và nghe: nói và đáp lời mời, nói về một nhân vật trong tranh (1 tiết) I. Mục …

Kéo xuống để xem hoặc tải về!

Bài 16: anh em thuận hòa

Luyện nói và nghe: nói và đáp lời mời, nói về một nhân vật trong tranh

(1 tiết)

I. Mục tiêu

1. Mức độ, năng lực, yêu cầu cần đạt

– Năng lực đặc thù: Năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực tự chủ và tự học.

– Năng lực riêng:

+ Năng lực ngôn ngữ:

a) Rèn kĩ năng nói: Biết nói và đáp lời mời trong các tình huống phối hợp lời nói với cử chỉ, điệu bỏ, động tác. Biết nói về một nhân vật.

b) Rèn kĩ năng nghe: Biết nghe bạn chia sẻ. Biết nhận xét, đánh giá, chia sẻ cùng bạn.

+ Năng lực văn học: Biết sử dụng vẻ đẹp của ngôn từ để nói về các nhân vật trong tranh.

2. Phẩm chất

– Bồi dưỡng tình yêu thương, quan tâm, chăm sóc giữa anh chị em trong gia đình.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

1. Đối với giáo viên

– Giáo án.

– Máy tính, máy chiếu.

2. Đối với học sinh

– SGK.

III. PHƯƠNG PHÁP VÀ HÌNH THỨC DẠY HỌC

– PPDH chính: tổ chức HĐ.

– Hình thức dạy học chính: HĐ độc lập (làm việc độc lập), HĐ nhóm (thảo luận nhóm), HĐ lớp.

IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

HOẠT ĐỘNG CỦA GV       HOẠT ĐỘNG CỦA HS

1. Giới thiệu bài

Mục tiêu: Tạo tâm thế cho học sinh và từng bước làm quen bài học.

Cách tiến hành:

– GV giới thiệu MĐYC của bài học.

2. Thực hành

2.1. HĐ 1: Cùng bạn thực hành nói và đáp lại lời mời, nhờ trong các tình huống cho sẵn (BT 1)

Mục tiêu: Nói và đáp lời mời theo các tình huống cho sẵn.

Cách tiến hành:

– GV mời 1 HS đọc YC của BT 1.

– GV YC HS thảo luận theo cặp, hoàn thành BT.

– GV mời một số cặp HS trình bày trước lớp.

– GV nhận xét, YC HS viết lại lời nói và đáp vào VBT.

2.2. HĐ 2: Chọn hình một em bé (hoặc anh, chị) trong những bức hình cho sẵn, nói 4 – 5 câu về người trong hình

Mục tiêu: Nói được 4 – 5 câu về người trong hình, phát triển khả năng quan sát và ngôn ngữ.

Cách tiến hành:

– GV mời 1 HS đọc to YC của BT 2.

– GV YC HS chọn hình và nói 4 – 5 câu về em bé trong hình.

– GV mời một số HS lên bảng nói hoặc viết 4 – 5 câu về em bé trong hình.

– GV nhận xét, sửa bài, YC HS viết lại 4 – 5 câu vừa nói vào VBT.    

– HS lắng nghe.

– 1 HS đọc YC của BT 1.

– HS thảo luận theo cặp, hoàn thành BT.

– Một số cặp HS trình bày trước lớp. VD:

a) Em nhờ anh (chị) đọc cho mình chép một bài thơ mà anh (chị) thuộc.

         Anh Tuấn ơi, anh đọc một bài thơ anh thuộc cho em chép nhé?!

         Ừm, em lấy giấy bút đi.

b) Anh (chị) nhờ em tìm giúp một quyển sách trên giá sách.

         Ngọc ơi, em tìm giúp chị một quyển sách trên giá sách với.

         Vâng, chị cần tìm quyển nào ạ?

c) Anh (chị) rủ em cùng chơi cầu lông.

         Hòa ơi, đi chơi cầu lông với anh đi!

         Vâng, để em thay giầy rồi đi anh nhé!

– HS nghe GV nhận xét, viết lại lời nói và đáp vào VBT.

– 1 HS đọc to YC của BT 2.

– HS chọn hình và nói 4 – 5 câu về em bé trong hình.

– Một số HS lên bảng nói hoặc viết 4 – 5 câu về em bé trong hình.

– HS lắng nghe GV nhận xét. HS viết 4 – 5 câu vừa nói vào VBT.

Bài 16: anh em thuận hòa

Bài viết 2: kể về em bé (hoặc anh, chị) của em

(1 tiết)

I. Mục tiêu

1. Mức độ, năng lực, yêu cầu cần đạt

– Năng lực đặc thù: Năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực tự chủ và tự học.

– Năng lực riêng:

+ Năng lực ngôn ngữ:

a) Rèn kĩ năng nói:

         HS kể được với các bạn về em bé (hoặc anh, chị).

         Biết phối hợp lời kể với cử chỉ, điệu bộ, động tác.

b) Rèn kĩ năng nghe: Biết lắng nghe bạn kể. Biết nhận xét, đánh giá lời kể của bạn.

+ Năng lực văn học:

         Biết tạo lập văn bản đa phương thức: dùng ảnh, tranh tự vẽ em bé (hoặc anh, chị) để trang trí cho đoạn văn.

         Bước đầu biết kể chuyện một cách mạch lạc, có cảm xúc; biết viết lại đoạn văn (4 – 5 câu) kể về em bé (hoặc anh, chị).

2. Phẩm chất

– Bồi dưỡng tình cảm yêu thương với anh chị em trong gia đình.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

1. Đối với giáo viên

– Giáo án.

– Máy tính, máy chiếu.

2. Đối với học sinh

– SGK.

– VBT.

III. PHƯƠNG PHÁP VÀ HÌNH THỨC DẠY HỌC

– PPDH chính: tổ chức HĐ.

– Hình thức dạy học chính: HĐ độc lập (làm việc độc lập), HĐ nhóm (thảo luận nhóm).

IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

HOẠT ĐỘNG CỦA GV       HOẠT ĐỘNG CỦA HS

1. Giới thiệu bài

Mục tiêu: Tạo tâm thế cho học sinh và từng bước làm quen bài học.

Cách tiến hành:

– GV nêu MĐYC của bài học.

2. Thực hành kể chuyện

2.1. HĐ 1: Kể về em bé (hoặc anh, chị) của em (BT 1)

Mục tiêu: HS kể được một về em bé (hoặc anh, chị).

Cách tiến hành:

– GV mời 1 HS đọc to YC và gợi ý của BT 1.

– GV yêu cầu HS làm việc cá nhân, chuẩn bị câu chuyện để kể với các bạn.

– GV yêu cầu HS thảo luận nhóm nhỏ, tập kể chuyện trong nhóm

– GV mời một số HS kể chuyện trước lớp.

– GV và cả lớp nhận xét.

2.2. HĐ 2: Dựa vào những điều đã kể ở BT 1, viết đoạn văn (4 – 5 câu) kể về em bé (hoặc anh, chị) của em. Trang trí đoạn viết bằng ảnh, tranh tự vẽ

Mục tiêu: HS biết viết lại đoạn văn (4 – 5 câu) kể về một việc bố mẹ đã làm để chăm sóc em.

Cách tiến hành:

– GV hướng dẫn HS xác định YC của BT 2. GV hướng dẫn HS: Dựa vào câu chuyện các em vừa chuẩn bị ở BT 1, bây giờ các em hãy viết lại thành một đoạn văn (4 – 5 câu) kể về em bé (hoặc anh, chị) của em. Em có thể trang trí thêm cho đoạn viết bằng ảnh hoặc tranh mình tự vẽ.

– GV mời một số HS viết bài của mình lên bảng. GV nhận xét, sửa bài.         

– HS lắng nghe.

– 1 HS đọc to YC và gợi ý của BT 1 trước lớp. Cả lớp đọc thầm theo.

– HS làm việc cá nhân, chuẩn bị câu chuyện để kể với các bạn.

– HS thảo luận nhóm nhỏ, tập kể chuyện trong nhóm.

– Một số HS kể chuyện trước lớp.

– Cả lớp và GV nhận xét.

– HS xác định YC của BT 2.

– Một số HS viết bài lên bảng. Cả lớp nghe GV nhận xét, sửa bài.

Leave a Comment