Giáo án bài Nói với em môn tiếng việt sách chân trời sáng tạo lớp 1

Kéo xuống để xem hoặc tải về! Tải file Bài 2: Nói với em   I- Mục tiêu: 1/Năng lực:    *Năng lực chung: – Được hình thành thông qua tất cả các môn học …

Kéo xuống để xem hoặc tải về!

Bài 2: Nói với em

 

I- Mục tiêu:

1/Năng lực:

   *Năng lực chung: – Được hình thành thông qua tất cả các môn học và hoạt động giáo dục; giáo dục năng lực tự chủ và tự học. Phát triển năng lực hợp tác qua hoạt động nhóm; phát triển năng lực giải quyết và sáng tạo qua hoạt động thực hành.

      *Năng lực đặc thù:

        – Đọc: Đọc đúng và rõ ràng các từ, các câu trong bài; tốc độ đọc khoảng 60 tiếng trong 1 phút; biết ngắt nghỉ hơi ở cuối mỗi dòng thơ và khổ thơ. Trả lời được câu hỏi đơn giản về nội dung của văn bản “Nói với em”. Nhận ra sự cần thiết của việc chia sẻ cảm xúc của mình với người khác.                                                                                    Từ đó, bồi dưỡng phẩm chất nhân ái: biết quan tâm, chia sẻ với những người xung quanh

 

   *Năng lực chuyên môn: Hình thành năng lực ngôn ngữ và thẩm mỹ (Cảm nhận được vẻ đẹp của ngôn từ trong bài thơ)

          – Viết:  Viết được tiếng trong bài thơ có vần: ia,ay

                      Viết được tiếng ngoài bài thơ có vần:ia,ai,ay. 

                      Viết được từ, ngữ chứa tiếng có vần: an, ang, oan.

               – Tô đúng chữ kiểu hoa chữ H và viết câu ứng dụng. Luyện tập kĩ năng nghe -viết đoạn văn.

           -Phân biệtđúng chính tả ac/at và dấu hỏi/dấu ngã

– Nói và nghe: . Nói rõ ràng và trả lời thành câu hỏi trong bài.

  . Thực hành chia sẻ cảm xúc của bản thân.Luyện nói và viết sáng tạo theo gợi ý

Phát triển ý tưởng tượng thông qua việc trao đổi với bạn

2/ Phẩm chất:

     . Rèn luyện phẩm chất chăm chỉ, qua các hoạt động học tập; rèn luyện phẩm

chất trung thực qua việc thực hiện các nội dung kiểm tra đánh giá.

        II.THIẾT BỊ DẠY HỌC

– SHS,VTV,VBT,SGK

– Tranh ảnh, phim minh họa

– Mẫu tô chữ viết hoa và khung chữ mẫu chư H

– Bảng phụ

III. Các hoạt động dạy học:

 

HOẠT ĐỘNG GIÁO VIÊN               ĐIỀU MONG ĐỢI Ở

 HỌC SINH

+ Khởi động: Cho cả lớp hát bài hát “Cô giáo em"

–              HS đọc bài Mẹ của thỏ bông(khoảng 2 đến 4 hs)

–              Cả lớp cùng TLCH của GV chọn

đáp án A, B, C bằng bông hoa xoay.

GV nhận xét

-GV giới  thiệu chủ đề – ghi chủ đề

1. Hoạt động 1: Luyện nói – Thời gian: 5 phút

– Mục tiêu: Hỏi và trả lời được câu hỏi về nội dung tranh của bài

– Phương pháp, hình thức tổ chức: nhóm đôi

– GV dẫn dắt vào bức tranh của SGK

–              Cho hs xem tranh và hỏi:

+ Trong tranh vẽ những ai?

+ Em hãy đoán xem cô và bạn trong tranh đang làm gì

+Con thấy vẽ mặt bạn thế nào?

+Khi con vui hoặc khi con buồn con sẽ làm gì? Đó chính là sự chia sẻ. Vậy chúng ta sẽ chia sẻ với ai ?.

– Tổ chức cho HS nói trong nhóm đôi theo nội dung tranh ( trao đổi thảo luận về mẹ và cô giáo của mình.)

– Gọi vài nhóm lên trình bày.

– Chốt ý

– Giới thiệu tựa bài

2. Hoạt động 2: Luyện đọc thành tiếng  – Thời gian 20 phút

– Mục tiêu: Đọc đúng và rõ ràng các từ, các câu trong bài văn; biết ngắt hơi ở dấu chấm, dấu phẩy và ngắt nghỉ hơi trong câu dài.

– Phương pháp, hình thức tổ chức: đọc thầm, đọc cá nhân, đọc nhóm.

– Thiết bị dạy học: giọng đọc của GV, SGK, bảng phụ ghi câu dài.

a) Cho HS đọc thầm

 GV kiểm soát lớp

b) GV đọc mẫu 1 lần, ngắt nghỉ hơi sau dấu phẩy, dấu chấm và ngắt nghỉ ở câu dài.

GV nói “Ở nhà ,những người em có  thể chia sẻ là ông bà,cha mẹ,anh chị em."

-GV đọc mẫu

– Nhắc HS để ý chỗ ngắt nghỉ hơi

c) Cho HS đọc tiếng, từ ngữ

– Cho HS luyện đọc theo nhóm 2-4, tự tìm ra từ khó đọc hoặc từ bạn mình đọc sai, ghi lại trên thẻ từ

– GV quan sát các nhóm hoạt động, giúp đỡ, chỉnh sửa, rèn đọc cho HS

– GV nêu từ các nhóm phát hiện ,rèn đọc:

 Chuyện, những, chia sẻ, nỗi, trường                                                                                       

+ Đối với các từ mà nhiều nhóm sai: GV chọn từ đưa lên bảng, rèn HS đọc.

+ Đối với các từ chỉ 1-2 nhóm sai: GV cho HS trong nhóm đọc lại.

+ Nếu từ nào HS không đọc được, có thể cho HS đánh vần và đọc trơn.

– GV kết hợp giải nghĩa từ :chia sẻ, bày tỏ, lo lắng, vơi.,

d) Luyện đọc câu

– GV tổ chức cho HS đọc nối tiếp từng câu.

– GV giới thiệu câu dài cần đọc nghỉ hơi.

"Nổi buồn ,lo lắng sẽ vơi đi/khi người khác lắng nghe em nói.

e) Tổ chức cho HS đọc cả bài văn

– GV giới thiệu: bài này được chia thành 3 đoạn.

– GV cho HS đọc từng đoạn trong nhóm.

– GV cho HS khá giỏi đọc toàn bài trước lớp.

 

Tiết 2

3.Hoạt động 3:  Tìm hiểu bài – Thời gian: 15 phút

3.1. Mở rộng vốn từ, phân biệt ia/ay

– Mục tiêu: mở rộng vốn từ chứa vần ia,ay

– Phương pháp, hình thức tổ chức: nhóm, cá nhân, trò chơi

– Thiết bị dạy học: SGK.

– GV hướng dẫn HS tìm tiếng trong bài có vần ia/ay

– GV cho HS thi đua theo nhóm tìm tiếng ngoài bài có vần ia/ay, lưu ý cách phát âm, chỉnh sửa cho HS.

3.2. Đọc hiểu

– Mục tiêu: Nhận ra sự cần thiết của việc chia sẻ cảm xúc của mình với người khác

,  dựa vào gợi ý của GV; trả lời được câu hỏi đơn giản về nội dung của bài đọc

– Phương pháp, hình thức tổ chức: vấn đáp, cá nhân

– Cho HS đọc thầm đoạn 1, trả lời câu hỏi 1

– Câu hỏi 1: GV tổ chức cho HS thực hiện bằng cách vấn đáp: Bài học khuyên em điều gì? Nói với bạn một ý mà em chọn.

    a.Nên che giấu cảm xúc.

    b.Cần biết yêu thương mẹ và cô.

    c.Cần phải biết chia sẽ cảm xúc.

– Hs đọc đoạn 2 và trả lời câu 2: GV tổ chức cho HS thực hiện bằng cách trả lời cá nhân:

.Khi ở trường,em thể chia sẽ niềm vui,nổi buồn với những ai?

– GV chốt nội dung bài và GD HS: cần chia sẻ cảm xúc niềm vui và nổi buồn với thầy cô,ba mẹ hoặc bạn bè của mình.Như vậy niềm vui sẽ nhân lên và nổi buồn sẽ vơi đi.

3.3 Tổng kết

– GV cho HS đọc lại bài

– GV tổ chức cho HS nêu những chia sẽ của mình đã thực hiện: thời gian 2 phút

           Tiết 3

4.Hoạt động 4: Luyện viết hoa, chính tả

4.1. Tô chữ viết hoa chữ H và viết câu ứng dụng (15 phút)

– Mục tiêu: Tô đúng kiểu chữ hoa chữ H và viết đúng câu ứng dụng

a. Tô chữ viết hoa chữ H

– GV cho HS quan sát cách GV tô và phân tích cấu tạo nét chữ của con chữ.

-Cho HS dùng ngón tay viết con chữ H lên mặt bàn.

-Cho HS tô chữ H hoa vào VTV

b.Viết câu ứng dụng

– GV cho HS đọc câu ứng dụng.

– GV nêu nghĩa của câu ứng dụng

– GV viết mẫu câu ứng dụng

-Cho HS viết câu ứng dụng vào VTV

-Cho HS tự đánh giá sản phẩm của mình

4.2. Chính tả nhìn – viết  (15 phút)

– Mục tiêu: Luyện tập kĩ năng nghe -viết đúng đoạn văn.

– Gọi HS đọc lại đoạn cần viết

– Gọi HS đánh vần,phân tích và viết chữ khó vào b/c (nổi buồn ,lo lắng,vơi ,chia sẻ)

-GV giải nghĩa từ

– Cho HS nghe  và viết lại đoạn cần viết vào VTV

-Cho HS tự đánh giá sản phẩm của mình

4.3. Bài tập chính tả lựa chọn  (10 phút)

– Mục tiêu: Phân biệt đúng chính tả ac/at và dấu hỏi/dấu ngã.

-Gọi HS đọc yêu cầu bài tập

-Cho HS quan sát tranh, nhắc  lại so sánh 2 vần.

-Cho HS làm bài vào VBT

-Gọi HS đặt câu (nói  miệng) với những từ vừa điền đúng.

-Cho HS tự đánh giá sản phẩm của mình

 

             Tiết 4

5. Hoạt động 5: Luyện tập nói, viết sáng tạo.

                Mục tiêu: Luyện nói và viết sáng tạo theo gợi ý. Phát triển ý tưởng thông qua việc trao đổi với bạn. Phát triển năng lực hợp tác qua hoạt động nhóm; phát triển năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo qua hoạt động thực hành.

5. 1: Luyện Nói sáng tạo: 15’

MT: HS nói thành câu theo gợi ý, lời nói tự nhiên, sáng tạo. Phát triển ý tưởng thông qua việc trao đổi với bạn.

– GV gợi ý để HS thảo luận theo nhóm đôi các câu hỏi trong  tranh

+ Bức tranh vẽ những ai?

+ Những người trong tranh đang làm gì?

+Chọn một trong hai việc sau nói suy nghĩ của  em:

– Được cô giáo khen.

 -Lỡ làm mất món đồ mà mẹ đã tặng.

   -Các nhóm trình bày.

–              Các nhóm bổ sung và nhận xét nhóm bạn

GV nhận xét và hướng HS nói tròn câu, lời nói tự nhiên

5. 2: Luyện Viết sáng tạo: 10’

MT: HS viết thành câu theo nội dung vừa nói ở HĐ1

– HS sẽ chuyển câu nói thành câu văn viết và viết vào vở. (GV cần khuyến khích HS viết hoa đầu câu, cuối câu có dấu chấm.)

– GV cho HS đọc trước lớp câu, cá nhân viết.

– GV cho HS tự đánh giá, nhận xét về phần trình bày của mình theo hướng dẫn của GV.

6.Hoạt động 6: Hoạt động mở rộng: 7’

Mục tiêu:

– Bồi dưỡng phẩm chất nhân ái: biết yêu thương, quan tâm, chia sẻ với những người xung quanh.

Từ đó GD HS biết quan tâm chia sẽ với mọi người  xung quanh.

– Giúp HS kết nối điều mình vừa học với các môn học khác: Âm nhạc,đạo đức.

– Phát triển năng lực hợp tác, năng lực tự học, tự giải quyết vấn đề, năng lực sáng tạo.

– Khai thác vốn sống của HS.

Phương pháp, kĩ thuật, hình thức tổ chức:  đóng vai trò chơi“làm cô giáo và HS ( hoặc làm mẹ và con)

–              GV cho HS tự kết nhóm:

–              GV hướng dẫn- giúp  đỡ

–              GV cho các nhóm nhận xét và GV nhận xét HS.

–              Cho hs hát bài hát về mẹ,cô.

GD: Tích hợp tình yêu quê hương, đất nước,yêu gia đình bạn bè thầy cô.

7. Hoạt động 7: Củng cố, dặn dò: 3’

–              HS nhắc lại nội dung vừa được học ( tên bài, thông điệp ý nghĩa của bài muốn gửi đến)

HS nghe GV hướng dẫn chuẩn bị cho tiết học sau (Bài Mẹ và cô)                – HS vừa hát vừa vỗ tay

*Dự kiến sản phẩm:

-HS trình bày trong nhóm

-HS trình bày trước lớp

* Tiêu chí đánh giá:

-Tham gia tốt các hoạt động thảo luận

-Tự tin trả lời đúng đủ ý

*Dự kiến sản phẩm:

-HS đọc(đúng, rõ ràng các từ, các câu trong bài) trong nhóm.

-HS đọc bài trước lớp

* Tiêu chí đánh giá:

-Tham gia tốt các hoạt động thảo luận

-Tự tin, đọc đúng theo mục tiêu bài

*Dự kiến sản phẩm:

-HS nêu được các từ có chứa vần ia.ay -HS đọc bài trước lớp

* Tiêu chí đánh giá:

-Tham gia tốt các hoạt động thảo luận

-Tự tin, đọc đúng theo mục tiêu bài

-HS nêu (bày, chia, ngày)

– HS thi đua theo nhóm

– HS nêu miệng cá nhân

*Dự kiến sản phẩm:

-HS trả lời được các câu hỏi SGK

* Tiêu chí đánh giá:

-Tham gia tốt các hoạt động thảo luận

-Tự tin, trả lời đúng các câu hỏi

*Dự kiến sản phẩm:

-HS hoàn thành bài viết

-HS hoàn thành bài tập chính t ả

* Tiêu chí đánh giá:

-Tô đúng kiểu chữ hoa chữ H và viết đúng câu ứng dụng. Viết đúng đoạn văn.

-Tự tin, đặt câu (nói  miệng) với những từ vừa điền đúng.

 tô chữ H hoa vào VTV

– HS quan sát và đọc

– HS lắng nghe

-HS quan sát

– HS viết vào VTV

– HS tự đánh giá sản phẩm của mình

*Dự kiến sản phẩm:

-HS trình bày trong nhóm

-HS trình bài trước lớp

-HS nói thành câu và chuyển câu nói thành văn viết.

* Tiêu chí đánh giá:

-Tham gia tốt các hoạt động thảo luận

-Tự tin trả lời đúng đủ ý.

-Viết được câu mà mình nói.

HS quan sát tranh 1 và trả lời:

– HS thảo luận trả lời câu hỏi.

Dự đoán tranh 1: Tranh vẽ bạn trai vui khi được cô giáo khen.

Dự đoán tranh 2:bạn gái cảm thấy buồnvì làm mất đồ mẹ tặng.

– HS trả lời câu hỏi cá nhân

*Dự kiến sản phẩm:

-HS trình bày trong nhóm

-HS trình bài trước lớp.

* Tiêu chí đánh giá:

-Tham gia tốt các hoạt động thảo luận

-Tự tin trả lời đúng đủ ý.

 

-Tự kết nhóm.

–  HS tự phân vai- nhận vai – thảo luận theo vai

–              HS các nhóm trình bày.

 

-Các nhóm nhận xét và lắng nghe nhận xét từ GV.

-HS hát

-HS nhắc lại nội dung bài.

-HS lắng nghe và chuẩn bị theo hướng dẫn của GV.

Leave a Comment