Giáo án bài nữ hoàng của đảo tiếng việt sách chân trời sáng tạo lớp 1

Kéo xuống để xem hoặc tải về! Tải file KẾ HOẠCH DẠY HỌC Bài : nữ hoàng của đảo I- Mục tiêu:       Giúp HS hình thành và phát triển các năng lực và phẩm …

Kéo xuống để xem hoặc tải về!

KẾ HOẠCH DẠY HỌC

Bài : nữ hoàng của đảo

I- Mục tiêu:

      Giúp HS hình thành và phát triển các năng lực và phẩm chất sau đây:

1.            Phẩm chất:

– Yêu nước          Yêu biển đảo quê hương

Trách nhiệm       Có ý thức bảo vệ môi trường

2. Năng lực:

             Năng lực chung:

Giao tiếp và hợp tác        Hợp tác nhóm.

Giải quyết vấn đề và sáng tạo     Hoạt động tìm hiểu bài và thực hành

Năng lực tự chủ và tự học             Hoạt động cá nhân

 

             Năng lực đặc thù:

Nói và nghe        Nói và nghe về hoạt động trồng cây ở biển đảo và các tranh của bài

Đọc        Đọc đúng và rõ ràng các từ chứa tiếng khó trong bài: Trường Sa, nhụy, đèn lồng,…

 + Ngắt nghỉ phù hợp ở các câu dài trong bài văn: Cây bàng vuông không chỉ    che mát/ mà còn tạo cảnh sắc tươi đẹp cho đảo.//

         + Đọc trơn toàn bài.

         + Hiểu: Nhận biết một số thông tin về cây bàng vuông.

         + Giúp HS mở rộng vốn từ, phân biệt uông/uôn.

 

II. Thiết bị dạy học:

– Tranh: 2 tranh (như sách).

– Video về đảo Trường Sa Hình ảnh cây bàng vuông, cây phong ba.

   III. Các hoạt động dạy học:

 

Hoạt động của Giáo viên               Hoạt động của Học sinh

+ Khởi động: (2 phút)

-Mục tiêu: tạo hứng hú cho hs trước khi vào bài.

–  Yêu cầu HS kể tên các loài cây cho bóng mát được trồng ở trường em.

– GV dẫn dắt vào bức tranh của SGK       

 

– HS kể tên, nêu ích lợi của cây vừa kể.

– Nêu tên loại cây em thích nhất.

 

1. Hoạt động 1: Luyện nói: (5 phút)

– Mục tiêu: Nói và nghe về hoạt động trồng cây ở biển đảo và các tranh của bài.

– Phương pháp, hình thức tổ chức: nhóm đôi, hỏi đáp.

– Thiết bị dạy học: Tranh 1, SGK

– GV giới thiệu tranh 1-SGK

– Chiếu tranh, video về: Đảo Trường Sa, cây bàng vuông.

– Chốt ý, giới thiệu bài đọc: Nữ hoàng của đảo.

                – HS quan sát tranh.

– Nói trong nhóm đôi: các chú hải quân đang trồng cây trên đảo.

– Gợi ý: Ai trồng cây, trồng ở  đâu, trồng cây gì, trồng để làm gì?..

– Trình bày trước lớp.

– Quan sát, nhận biết cây bàng vuông.

               

2. Hoạt động 2: Luyện đọc thành tiếng  (30 phút)

– Mục tiêu: Đọc đúng và rõ ràng các từ khó, đọc trơn cả bài, biết ngắt hơi ở dấu chấm, dấu phẩy và ngắt nghỉ hơi trong câu dài.

– Phương pháp, hình thức tổ chức: đọc thầm, đọc cá nhân, đọc nhóm.

– Thiết bị dạy học: giọng đọc của GV, SGK,  tranh 2/SGK, câu dài cần luyện đọc.

a)  HS đọc thầm

–  Yêu cầu HS dùng SGK và lắng nghe.

b) GV đọc mẫu 1 lần, ngắt nghỉ hơi sau dấu câu.

    – Nhắc HS để ý chỗ ngắt nghỉ hơi:

   c) Luyện đọc câu

    – GV tổ chức cho HS đọc nối tiếp từng câu.

 

  d) Hướng dẫn HS đọc tiếng, từ ngữ

   – Tổ chức cho HS luyện đọc theo nhóm 3.

   – GV quan sát các nhóm hoạt động, giúp đỡ, chỉnh sửa, rèn đọc cho HS.

  – GV yêu cầu nhóm: Đưa từ khó đọc.

  GV kết hợp giải nghĩa từ: nhụy, nhị, đèn lồng (bằng hình ảnh): Chiếu tranh 2/ SGK.

  e) Tổ chức cho HS đọc cả bài văn

– GV giới thiệu đoạn: 3 đoạn, mỗi chỗ xuống dòng là 1 đoạn.

 

 

– Tổ chức thi đua, khen thưởng cá nhân, nhóm.

– HS mở sách.

– HS đọc nhẩm theo cô, để ý chỗ ngắt nghỉ hơi.

   + Cây bàng vuông không chỉ che mát/ mà còn tạo cảnh sắc tươi đẹp cho đảo.

– HS đọc 2 lượt bài. Lớp dò theo. Nhận xét, góp ý phần đọc của bạn.

–              HS luyện đọc theo nhóm, tự tìm ra từ khó đọc, ghi lại trên thẻ từ:

    + Nêu từ khó đọc: Nhóm giúp nhau đọc   đúng. Từ không giải quyết được: Ghi vào thẻ.

+ Đối với các từ mà nhiều nhóm sai: chọn từ đưa lên bảng, rèn đọc trước lớp.

+ Đối với các từ chỉ 1-2 nhóm sai: GV hướng dẫn HS trong nhóm đọc lại.

–              Quan sát, chỉ được các bộ phận: Nhị, nhụy, quả…

–              HS đọc từng đoạn trong nhóm 3.

–              HS đọc nối tiếp từng câu.

– Mỗi HS đọc 1 đoạn. Nhóm nhận xét, giúp bạn đọc đúng.

– Vài nhóm thi đua đọc trước lớp.

– HS khá giỏi đọc toàn bài trước lớp: 1-2 HS

 

3.Hoạt động 3:  Tìm hiểu bài

  3.1. Mở rộng vốn từ: phân biệt uông/uôn ( 8phút)

– Mục tiêu: mở rộng vốn từ chứa vần uông/uôn

– Phương pháp, hình thức tổ chức: nhóm, cá nhân, trò chơi

– Thiết bị dạy học: SGK.

 

–  Yêu cầu HS tìm tiếng:

 

– GV lưu ý cách phát âm, chỉnh sửa cho HS.           – Tìm tiếng trong bài có vần uông:

   + HS nêu cá nhân.

– Tìm tiếng ngoài bài có vần uông/uôn,

 + HS thi đua theo nhóm. Nêu theo 2 yêu cầu:

•             uông:

•             uôn:

3.2. Đọc hiểu (20 phút)

– Mục tiêu: Bước đầu nhận biết được các bộ phận và vẻ đẹp của của cây bàng vuông dựa vào gợi ý của GV; trả lời được câu hỏi đơn giản về nội dung của bài đọc. Hiểu  rõ vì sao cây bàng vuông được gọi là Nữ hoàng của đảo.

– Phương pháp, hình thức tổ chức: cá nhân, trò chơi.

– Thiết bị dạy học: SGK. Hình ảnh: Cây phong ba, video về cây bàng vuông trên đảo.

 

– GV tổ chức cho HS đọc thầm từng đoạn, trả lời câu hỏi bằng hình thức trắc nghiệm: Câu 1,2.

– Yêu cầu 1 HS đọc lần lượt từng đoạn và thực hiện các yêu cầu sau:

  + Đoạn 1:

– GV giải thích từ “cây phong ba”: Chiếu hình ảnh, lời giảng của GV.

– Hoa bàng vuông có màu gì?

– Câu 3: GV mời HS nêu cá nhân.

 + Bộ đội Trường Sa gọi cây bàng vuông là gì? Vì sao?

 – Chiếu cảnh trên đảo với cây bàng vuông.

 

– GV chốt nội dung bài: khơi gợi tình yêu thiên nhiên, yêu biển đảo, yêu thích trồng cây.

–              HS quan sát. Nhận xét, nhận biết cây phong ba.

 

–  HS đọc câu hỏi. Cả lớp  chọn đáp án bằng hoa xoay.

Chọn ý đúng nhất:

 1. Cây bàng vuông mọc nhiều ở đâu?

a. đồng quê

b. miền núi

c. hải đảo

 

   2. Quả bàng vuông có hình dáng như thế nào?

a. như hình đèn lồng

b. như hình đèn lồng, có 4 cạnh vuông

c. như hình tròn

– HS trả lời cá nhân.

– HS nêu, giải thích.

–              HS quan sát vẻ đẹp của đảo khi có cây bàng vuông.

–                 –   2 HS đọc từ chú giải “Nữ hoàng của đảo”.

4. Tổng kết (5 phút)

– GV sau khi chốt nội dung bài kết hợp thêm giáo dục bảo vệ môi trường

 

– GV nhận xét.

– Dặn dò: Đọc lại bài.      

Vài HS nêu: những việc em sẽ làm để góp phần làm cho cảnh sắc vườn nhà hoặc vườn trường em thêm tươi đẹp.

– Vài HS trình bày trước lớp.

Leave a Comment