Giáo án bài Nước Đại Việt thời LÊ SƠ ( 1428-1527) (Tiếp theo) thi giáo viên giỏi theo CV 5512 phát triển năng lực

Kéo xuống để xem hoặc tải về! Tải file 8 Nước  Đại Việt  thời  LÊ SƠ  ( 1428-1527) (Tiếp theo) IV. MỘT SỐ DANH NH N VĂN HÓA XUẤT SẮC CỦA D N TỘC.  I-YÊU …

Kéo xuống để xem hoặc tải về!

8 Nước  Đại Việt  thời  LÊ SƠ  ( 1428-1527) (Tiếp theo)

IV. MỘT SỐ DANH NH N VĂN HÓA XUẤT SẮC CỦA D N TỘC.

 I-YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

1. Kiến thức

                -Học sinh thấy được những đóng góp nổi bật của vua Lê thánh Tông và Nguyễn  Trãi trên lĩnh vực văn học, khoa học.

                -Những đóng góp của NGô Sĩ Liên, Lương Thế Vinh.

                -Biết kính trọng, khâm phục, những vị tiền bối này

                -Tự hào về dân tộc có nhiều danh nhân.

                -GD học sinh phải có ý thức, trách nhiệm tu dưỡng, rèn luyện.

                -Có kỹ năng so sánh, phân tích, nhận xét những đóng góp của những anh hùng.

2. Kĩ năng:

– Biết sử dụng  ,xử lý tư liệu lịch sử, biết vận dụng linh hoạt kiến thức lịch

– Tự học, thực hành với đồ dùng trực quan, phát hiện và giải quyết vấn đề, hợp tác.

– Đánh giá một vấn đề, liên hệ thực tiễn.Tìm kiếm tư liệu. Đánh giá nhân vật sự kiện.

3. Phẩm chất:

Giáo dục học sinh biết tự hào và biết ơn các vị danh nhân thời Lê, từ đó hình thành ý thức, trách nhiệm giữ gìn phát huy truyền thống văn hoá dân tộc

II.THIẾT BỊ DẠY HỌC:

GV và HS chuẩn bị: chân dung Nguyễn Trãi, các tư liệu lịch sử về Lê Thánh Tông, Nguyễn Trãi ,Lương Thế Vinh,Ngô Sĩ Liên.

III.TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:

Đây là một tiết học tìm hiểu về các nhân vật lịch sử mà lại là những nhân vật lịch sử có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong một thời kỳ lịch sử quan trọng. Nhằm hướng tới khả năng tự học cho học sinh. Giúp học sinh biết nhìn nhận đúng đắn khách quan các nhân vật lịch sử Gv cho học sinh hoạt động dưới dạng tổ  chức một cuộc thi nhỏ.

Cách thức tổ chức:

GV chia HS thành 4 nhóm: lấy tên các danh nhân đặt tên cho các nhóm: nhóm Nguyễn Trãi, nhóm Lê Thánh Tông, nhóm Ngô Sĩ Liên, nhóm Lương Thế Vinh.

+ Mỗi nhóm tự tìm hiểu về nhân vật của mình :về tiểu sử, những đóng góp  cống hiến của nhân vật đó đối với lịch sử. Bên cạnh đó các nhóm cũng cần tìm hiểu những nét nổi bật của nhân vật đó trong đời sống riêng tư .

+ Ngoài ra mỗi nhóm cũng cần chuẩn bị một số câu hỏi dành cho nhân vật mình yêu thích.VD :nhóm Nguyễn Trãi dành 2 câu hỏi cho nhóm Lê Thánh Tông.

+ Yêu cầu câu hổi phải bám sát vào nội dung bài học:VD những đống góp của Lê Thánh Tông cho lịch sử thì ông tâm đắc nhất với công trình nào? tại sao/

Có thể trả lời: giải oan cho Nguyễn Trãi……

thời gian trình bày cho mỗi nhóm là 5 phút

hình thức trình bày:HS có thể trình bày theo dạng thuyết trình,có thể đóng vai nhân vật lịch sử .

2. Tiến trình thực hiện:  Gv hướng dẫn cách thức thực hiện

HS cử đại diện các nhóm lên trình bày nội dung: phần gới thiệu nhân vật 1 phút.3 phút trình bày những cống hiến của nhân vật đó đối với lịch sử.và một phút dành cho phần đời tư.: trình bày năng khiếu nổi bật của nhân vật đó.

Sau phần trình bày của mỗi đội các đội khác đặt câu hỏi cho dội có nhân vật mình yêu thích.phần hỏi và trả lời không quá 2 phút cho mỗi đội

3. Sau khi hs trình bày GV đánh giá nhận xét và cho điểm.đồng thời bổ sung thêm những chỗ con thiếu của học sinh.

* một số điểm cần lưu ý đối với học sinh về các nhân vật lịch sử

1.Nguyễn Trãi:( 1380-19.9.1442)

Là một trong những danh nhân văn hoá và nhà văn nổi tiếng thế giới. Xuất thân trong một gia đình quý tộc.cha là nhà văn nổi tiếng xuất sắc thời Trần Hồ.ông ngoại Trần Nguyên Đán là tể tướng cuối triều Trần.Ông là nhà văn nhà chính trị ,nhà ngoại giao,nhà tư tưởng, nhà sử học ,địa lý học…về hoạt động xã hội ông tham gia kháng chiến chống quân Minh là khai quốc công thần. Cuộc đời Nguyễn Trãi chịu thảm án Lệ Chi viên sau này đã được Lê Thánh Tông giải oan( lòng ức Trai sáng như sao khuê -Lê Thánh Tông)

Nổi tiếng với Quân trung từ mệnh sử dụng đao bút như một thứ vũ khí lợi hại góp phần làm suy yếu tinh thần quân địch.Bình Ngô…là một áng thiên cổ hùng văn.Ức Trai thi tập  với 105 bài viết bằng chữ hán ,Quốc âm thi tập 254 bài viết bằng chữ nôm. thể hiện sự phá cách cách tân,mở rộng cảm quan sáng  tác thơ ca đặc biệt trong cách diễn tả thiên nhiên và nội tâm con người bằng ngqôn ngữ và tâm hồn dân tộc.

Ông là hiện thân cho bước chuyển giao thời đại từ Phật giáo Lý –Trần sang nho giáo,người đặt nền móng tư tưởng –văn học nghệ thuật cho thời đại Nho giáo thịnh trị,đặc biệt trong buổi đầu le lói ánh sáng hào quang của tinh thần phục hưng và ý nghĩa nhân văn.Đánh giá những đóng góp xuất sắc  đa dạng của Nguyễn Trãi và sự phát triển của giá trị nhân văn nhân loại  năm 1980 UNESCO đã ghi nhận ông là danh nhân văn hoá thế giới

2.Lê Thánh Tông nhà thơ hùng tài đại lược(1442-1497)

Tên thật là Lê Tư Thành ,huý là Hạo ,hiệu là thiên Nam Động Chủ và Đạo Am chủ nhân.ông sinh ngày 20-7 năm nhâm tuất niên hiệu Đại Bảo thứ 3.Ông ở ngôi 38 năm với  2niên hiệu Quang Thuận (1460-1469), Hồng Đức (1470-1497)

trị quốc đã áp dụng thành công 2 chữ Pháp –Lễ.Đặc biệt là bộ phận quan lại cầu nối giữa nhà vua và dân chúng.Là người định ra lệ thi Hương và năm 1463mowr kỳ thi hội đầu tiên,đặt lệ 3 năm mở một khoa thi

Đặt lệ khảo khoá các quan.3năm ,6 năm ,9 năm một lần .ra các sắc lệnh để bộ máy quan lại bớt nhũng nhiễu

3.Ngô Sĩ Liên: nhà sử  gia lừng danh

 Hiện chưa rõ năm sinh năm mất của ông. Quê quán;thôn Chúc Sơn,Ngọc Sơn ,Chương Mỹ –Hà Tây.Đỗ tiến sĩ khoa Nhâm tuất 1442 dưới triều Lê Thái Tông.Làm quan đến chức Lễ bộ hữu thị lang kiêm quốc tử giám tư nghiệp kiêm quốc sử quán tu soạn(phụ trách giáo dục cấp đại học.Đại Việt sử ký toàn thư là bộ sử cổ nhất còn giữ được.sử chép từ thời Hồng Bàng đến thời kỳ ông đang sống.cách biên soạn độc đáo:ông giữ lại những gì tinh tuý của các bộ sử cũ,thêm các sự kiên theo qua điểm mới với những nhận định đánh giá khách quân và sâu sắc VD như đánh giá về  cuộc khởi nghĩa 2 Bà Trưng.về Lê Lợi.ngoài ra bộ sử còn toát lên tinnh thần tự hào dân tộc,nêu cao sứ mệnh thiêng liêng của các vua hiền tôi sáng.Ông là một nhà sử học chân chính dũng cảm rất chân thực

4.Trạng Lường Lương Thế Vinh

giáo viên trình bày những nét nổi bật về Lương Thế Vinh: có trí tụê uyên bác trên nhiều lĩnh vực nhất là toán học :với tác phẩm “Đại thành toán pháp “được sử dụng trong thi cử suốt 450 năm…. 

*Sau khi các nhóm trình bày xong giáo viên nhận xét các phần thi đánh giá chung và cho điểm.cần khuyến khích các ý tưởng sáng tạo, những nguồn tài liệu mới về các nhân vật

HOẠT ĐỘNG MỞ RỘNG

+ Mục tiêu: giúp HS vận dụng được các kiến thức kỉ năng đã học để giải quyết các tình huống cụ thể

+ Nhiệm vụ HS thảo luận nhóm và hoàn thành sản phẩm 

+ Các bước thực hiện:

Giao nhiệm vụ:

. Dựa vào đoạn thông tin: Vua lê Thánh Tông căn dặn các quan trong triều: Một thước núi một tấc song của ta lẽ nào lại vứt bỏ? phait cuông quyết trinh biện chới cho họ lấn dần, nếu học không nghe còn có thể sai sứ sang tận triều đình của họ, trình bãy lẽ ngay điều gian. Nếu người nào muốn đem một thước một tấc đát của thái tổ làm mồi cho giặc thì bị chu di của tộc , kết hợp hiểu biết của em, nêu chủ trương của các vua thời Lê sơ đối với lãnh thổ của đất nước. Chủ trương đó có giá trị đến ngày nay không? Vì sao?

 Dự kiến sản phẩm

Chủ trương của các vua thời Lê Sơ:

Quyết tâm củng cố quân đội, kiên quyết bảo vệ chủ quyền, biên giới bảo vệ tổ quốc

Đề cao tránh nhiệm bảo vệ tổ quốc đối với mỗi người dân, trừng trị thích đáng kẻ bán nước

Chủ trương đó có giá trị đến ngày nay bởi bảo vệ đất nước chính là nhân tố ưu tiên hàng đầu của một dân tộc, một dân tộc có chủ quyền, lãnh thổ, có nền móng vững chắc, một tình yêu quê hương đất nước nồng nàn thì có thể đánh bại bất kì kẻ nào lăm le xâm lược, thôn tính đất nước

Nêu những việc làm và đánh giá vai trò của vua Lê Thánh Tông trong việc xây dựng và bảo vệ đất nước

Gợi ý

Dưới thời Lê Sơ, vua Lê Thánh Tông đã có nhiều đóng góp to lớn trong việc xây dựng  và bảo vệ đất nước. Cụ thể là:

Đối với bộ máy nhà nước: Vua Lê Thánh Tông đã điều chỉnh lại bộ máy nhà nước ngày càng đầy đủ, hoàn thiện, chặt chẽ hơn thời Vua Lê Thái Tổ, chia cả nước thành 13 đạo thừa tuyên, có bộ máy trung ương và địa phương rõ ràng.

Đối với pháp luật: Vua Lê Thánh Tông đã soạn thảo ra và ban hành Quốc Triều hình luật. Đây là bộ luật đầy đủ và tiến bộ nhất trong các bộ luật thời phong kiến Việt Nam.

(2) HS thực hiện nhiệm vụ:

– HS thực hiện nhiệm vụ giáo viên giao. Hs phải huy động kiến thức đã học kết hợp với kiến thức mới để trả lời.

– GV quan sát, trợ giúp HS khi có yêu cầu. Đánh giá thái độ và khả năng thực hiện nhiệm vụ học tập của HS.

 (3) Báo cáo kết quả và trao đổi

 (4) Đánh giá:

GV đánh giá tinh thần thái độ học tập của HS, đánh giá kết quả hoạt động của HS

 

Leave a Comment