Kéo xuống để xem hoặc tải về!
: Toán
ÔN TẬP CÁC SỐ VÀ PHÉP TÍNH TRONG PHẠM VI 10
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức:
– Ôn tập, củng cố kiến thức về số và chữ số trong phạm vi 10, phân tích số, đọc viết, xếp thứ tự và so sánh số.
– Củng cố bài toán có lời văn ( bài toán thực tế về phép cộng, phép trừ). Quan sát tranh, viết phép tính thích hợp và nêu câu trả lời.
– Củng cố thực hiện phép tính (tính nhẩm) các phép cộng, trừ trong phạm vi 10 (dựa vào bảng cộng, trừ trong phạm vi 10). Thực hiện tính trog trường hợp có hai dấu phép tính. Nhận biết mối quan hệ giữa phép cộng và phép trừ.
2. Phát triển năng lực:
– Phát triển năng lực giải quyết vấn đề qua việc giải các bài toán thực tế (giải quyết các “tình huống” thực tế).
– Rèn khả năng diễn đạt, trình bày, giao tiếp toán học thông qua trả lời các câu hỏi của bài toán có lời văn, bài toán vui có tính logic, trò chơi toán học,…
– Thấy được mối quan hệ giữa phép cộng và phép trừ.
3. Năng lực – phẩm chất chung:
II. Đồ dùng dạy – học:
GV: Trò chơi, mô hình, tranh ảnh phục vụ cho các bài trong SGK
HS: Đồ dùng học toán 1.
III. Các hoạt động dạy – học:
TIẾT 2: Luyện tập
TL Hoạt động của GV Hoạt động của HS
4’
5’
7’
7’
5’
7’
3’
1. Hoạt động 1: Khởi động: Trò chơi Bắn tên
2. Hoạt động 2: Luyện tập
* Bài 1: Những phép tính nào có kết quả bằng 8?
– GV gọi HS nêu yêu cầu của bài.
– Cho HS quan sát tranh
– Yêu cầu HS thực hiện các phép tính trong hình vẽ.
– Yêu cầu HS tìm các phép tính có kết quả bằng 8.
– GV nhận xét, bổ sung.
*Bài 2: Mỗi chú thỏ sẽ vào chuồng có số là kết quả phép tính ghi trên chú thỏ đó. Hỏi chuồng nào sẽ có hai chú thỏ?
– GV gọi HS đọc, nêu yêu cầu của bài.
– Cho HS quan sát tranh, hướng dẫn HS thực hiện phép tính ở trên các chú thỏ và cách sắp xếp thỏ vào chuồng.
– Yêu cầu HS thực hiện các phép tính trong hình vẽ và xếp thỏ vào các chuồng.
– Yêu cầu HS tìm chuồng có 2 chú thỏ.
– GV nhận xét, bổ sung.
*Bài 3: Số?
– GV yêu cầu HS đọc và nêu yêu cầu của bài.
– GV hướng dẫn HS quan sát tranh, hướng chỉ của các mũi tên để rút ra quy luật: Mỗi số ở hàng trên là tổng của 2 số hàng dưới liền kề.
– HD HS làm thêm để tìm ra số thích hợp (3+1)
– Vậy ta cần điền vào ô trống số mấy?
– GV cho HS làm phần còn lại.
– GV tổ chức trò chơi “Ai nhanh hơn” để sửa bài.
– GV cùng HS nhận xét
*Bài 4: >; <; = ?
– GV gọi HS nêu yêu cầu của bài.
– GV hướng dẫn HS thực hiện nhẩm các phép tính rồi thực hiện so sánh.
– Yêu cầu HS làm bài.
– GV yêu cầu HS chia sẻ.
– GV nhận xét, bổ sung.
*Bài 5: Bướm sẽ đậu vào bông hoa có số là kết quả phép tính trên cánh bướm.
– GV gọi HS nêu yêu cầu của bài.
– Cho HS quan sát tranh, hướng dẫn HS thực hiện các phép tính trên bướm và đậu vào bông hoa tương ứng.
– Yêu cầu HS thảo luận nhóm đôi và làm bài.
– GV tổ chức trò chơi “Chú bướm thông minh” để sửa bài, tìm ra số bướm đậu ở mỗi bông hoa.
– GV nhận xét, bổ sung.
3. Hoạt động 3: Củng cố, dặn dò
– Hôm nay em được học bài gì?
– Nhận xét tiết học.
– Ôn tập bảng cộng, trừ trong phạm vi 10.
– Quản trò lên tổ chức cho cả lớp cùng chơi . (HS đọc 1 phép tính cộng hoặc trừ trong phạm vi 10 và người được bắn trả lời đáp án)
-HS nêu yêu cầu bài toán.
– HS thực hiện các phép tính vào vở
– HS quan sát, trình bày.
-1 HS đọc, nêu yêu cầu của bài toán.
– HS quan sát tranh, lắng nghe GV hướng dẫn.
-HS thực hiện phép tính vào vở và xếp thỏ vào các chuồng tương ứng.
– HS phát hiện được 2 chú thỏ mang phép tính (5+2) và (10-3) có kết quả là 7 nên cùng chạy vào chuồng số 7.
-HS đọc và nêu yêu cầu của đề bài.
-HS lắng nghe.
-Số 4.
– HS làm vào vở.
-HS tham gia trò chơi.
-HS nêu yêu cầu bài.
-HS lắng nghe.
-HS làm bài.
-HS nêu yêu cầu bài.
-HS lắng nghe.
-HS làm bài nhóm đôi.
-HS tham gia chơi.
-HS trả lời.
*Rút kinh nghiệm:
……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………….
Tiết 1: Toán
ÔN TẬP CÁC SỐ VÀ PHÉP TÍNH TRONG PHẠM VI 10 ( tiết 3), trang 92, 93
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức:
– Ôn tập, củng cố kiến thức về số và chữ số trong phạm vi 10, phân tích số, đọc viết, xếp thứ tự và so sánh số.
– Củng cố bài toán có lời văn ( bài toán thực tế về phép cộng, phép trừ). Quan sát tranh, viết phép tính thích hợp và nêu câu trả lời.
– Củng cố thực hiện phép tính (tính nhẩm) các phép cộng, trừ trong phạm vi 10 (dựa vào bảng cộng, trừ trong phạm vi 10). Thực hiện tính trog trường hợp có hai dấu phép tính. Nhận biết mối quan hệ giữa phép cộng và phép trừ.
2. Phát triển năng lực:
– Phát triển năng lực giải quyết vấn đề qua việc giải các bài toán thực tế (giải quyết các “tình huống” thực tế).
– Rèn khả năng diễn đạt, trình bày, giao tiếp toán học thông qua trả lời các câu hỏi của bài toán có lời văn, bài toán vui có tính logic, trò chơi toán học,…
– Thấy được mối quan hệ giữa phép cộng và phép trừ.
3. Năng lực – phẩm chất chung:
II. Đồ dùng dạy – học:
GV: Trò chơi, mô hình, tranh ảnh phục vụ cho các bài trong SGK
HS: Đồ dùng học toán 1.
III. Các hoạt động dạy – học:
TIẾT 3: Luyện tập
TL Hoạt động của GV Hoạt động của HS
4’
13’
7’
6’
3’
1. Hoạt động 1: Khởi động: Trò chơi Rung chuông vàng.
Câu hỏi
-Câu 1: Viết những số bé hơn 7
-Câu 2: Hôm nay là thứ tư thì hôm qua là thứ mấy?
-Câu 3: 7+2 = ?
-Câu 4: 4+3…7
2. Hoạt động 2: Luyện tập
* Bài 1: Xếp que tính.
a) Em hãy xếp que tính thành các số 0,1,2,3,4,5,6,7,8,9 theo hình dưới đây
– GV gọi HS nêu yêu cầu của bài.
– Cho HS quan sát tranh
– Yêu cầu HS dùng que tính thực hiện xếp các số 0, 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9
– Yêu cầu HS chia sẻ
– GV nhận xét, bổ sung.
b) Với 5 que tính, em xếp được những số nào trong các số trên?
– GV yêu cầu HS thực hiện theo nhóm đôi.
-Yêu cầu HS chia sẻ.
-GV và HS nhận xét, bổ sung.
*Bài 2: Bạn Mai xếp que tính thành phép tính nhưng bị sai. Em hãy chuyển chỗ 1 que tính để có phép tính đúng ( Vẫn giữ nguyên dấu + hoặc dấu – )
– GV gọi HS đọc, nêu yêu cầu của bài.
– Cho HS quan sát tranh, hướng dẫn HS đổi chỗ 1 que tính để tạo thành phép tính đúng.
– Yêu cầu HS thảo luận nhóm đôi và thực hiện.
– Yêu cầu HS chia sẻ.
– GV và HS nhận xét, bổ sung.
*Bài 3: Thỏ và cà rốt.
– GV yêu cầu HS đọc và nêu yêu cầu của bài.
– GV hướng dẫn HS thực hiện cộng hai số ở hai cửa tương ứng để có kết quả là 10.
– Yêu cầu HS thực hiện.
– Yêu cầu HS chia sẻ
– GV tổ chức trò chơi “Ai nhanh hơn” để sửa bài.
– GV cùng HS nhận xét
3. Hoạt động 3: Củng cố, dặn dò
– Hôm nay em được học bài gì?
– Nhận xét tiết học.
– Ôn tập bảng cộng, trừ trong phạm vi 10.
– Quản trò lên tổ chức cho cả lớp cùng chơi .
-HS nêu yêu cầu bài toán.
-HS quan sát tranh.
– HS thực hiện xếp
-HS chia sẻ kết quả.
– HS thảo luận nhóm đôi, quan sát, đếm số que tính ở mỗi số rồi tìm ra được số xếp được bằng 5 que tính.
– các số: 2, 3, 5
-1 HS đọc, nêu yêu cầu của bài toán.
– HS quan sát tranh, lắng nghe GV hướng dẫn.
– HS thảo luận nhóm đôi và thực hiện.
– a) đổi số 3 thành số 2
b) đổi số 9 thành số 0.
-HS đọc và nêu yêu cầu của đề bài.
-HS lắng nghe.
-HS làm bài.
– Có hai cách đi để thỏ lấy được cà rốt: 2+8= 10 và 3+7=10
-HS trả lời.
*Rút kinh nghiệm:
…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
Toán (ôn)
BÀI 38: ÔN TẬP CÁC SỐ VÀ PHÉP TÍNH TRONG PHẠM VI 10
I. MỤC TIÊU: Giúp HS
1. Phát triển các kiến thức.
– Ôn tập, củng cố kiến thức vể số và chữ số trong phạm vi 10, phân tích số, đọc viết số, xếp thứ tự và so sánh số.
– Củng cố bài toán có lời văn (bài toán thực tế vể phép cộng, phép trừ). Quan sát tranh, viết phép tính thích hợp và nêu câu trả lời.
– Thực hiện được bài toán điền dấu thích hợp.
– Củng cố thực hiện tính (tính nhẩm) các phép cộng, trừ trong phạm vi 10 (dựa vào bảng cộng, trừ trong phạm vi 10). Thực hiện tính trong trường hợp có hai dấu phép tính. Nhận biết mối quan hệ giữa phép cộng và phép trừ.
2. Phát triển các năng lực chung và phẩm chất.
– Phát triển năng lực giải quyết vấn để qua việc giải các bài toán thực tế (giải quyết các “tình huống” thực tế).
– Rèn khả năng diễn đạt, trình bày, giao tiếp toán học thông qua trả lời các câu hỏi của bài toán có lời văn, bài toán vui có tính lôgic, trò chơi toán học,…
– Thấy được mối quan hệ giữa phép cộng và phép trừ.
II. CHUẨN BỊ: Bộ đồ dùng học Toán 1, mô hình, tranh ảnh phục vụ các bài trong SGK.
– GV: Tranh, ảnh/ 1,2,4,5 trang 90; bảng phụ, phiếu BT.
– HS: Bảng con, que tính, VBT, Bộ đồ dùng toán 1.
III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:
TL Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh
2’ KHỞI ĐỘNG:
– GV cho cả lớp chơi trò chơi Thi vượt dốc: người chơi phải chọn miếng bìa thích hợp: >, <, = gắn vào mỗi ô trống trên các bậc thang ghi sẵn số của hình vẽ để được lên đỉnh dốc. Bạn nào lên đỉnh dốc nhanh và điền đúng thì bạn đó thắng cuộc.
– GV giảng giải, dẫn dắt vào bài học.
– Ghi bảng: Phép cộng trong phạm vi 10 (tiết 2) – Lớp xug phong 2 đội chơi
– Lắng nghe
30’ LUYỆN TẬP
Bài 1/91: Tô màu
– GV nêu yêu cầu đề.
– GV hỏi: Tô màu vàng vào ô ghi phép tính có kết quả bằng mấy?
Tô màu đỏ vào ô ghi phép tính có kết quả bằng mấy?
Tô màu xanh vào ô ghi phép tính có kết quả bằng mấy?
-GV cho HS thực hiện yêu cầu vào vở
– GV YC 2 bạn đổi vở kiểm tra nhau, báo cáo kết quả.
– GV nhận xét, kết luận
Bài 2/91:
– GV nêu yêu cầu đề.
– GV hỏi: Có tất cả bao nhiêu con rùa?
+ Có mấy ngôi nhà?
-GV giảng: Số trên ngôi nhà là kết quả của phép tính mỗi chú rùa mang theo, các em hãy tính các phép tính trên mai rùa để biết được số nhà rùa phải vào, lúc đó mới biết được nhà nào sẽ chỉ có một bạn rùa chạy vào.
– GV YC HS làm vào vở
– YC Gv chia sẻ kết quả
– GV cho HS xem hình ảnh trên máy chiếu
Bài 3/91:
GV nêu yêu cầu
– Yêu cầu Hs thảo luận nhóm 2 (4’)để làm bài
– GV nhận xét, tuyên dương
– Yêu cầu HS làm bài vào vở BT.
– GV theo dõi, giúp đỡ những HS chậm
Bài 4/91:
– GV nêu yêu cầu
– GV đưa hình, chỉ và hỏi cách làm
– HS làm vào vở. GV theo dõi, giúp đỡ
– YC HS chia sẻ bài trước lớp
– GV đánh giá 1 số bài, nhận xét, tuyên dương.
Bài 5/91:
GV nêu yêu cầu
-GV yêu cầu HS nêu cách làm
– Yêu cầu HS làm bài vào vở BT.
– Tổ chức HS chia sẻ bài làm
– GV theo dõi, giúp đỡ những HS chậm.
– HS lắng nghe.
– Ô có phép tính có kết quả bằng 8
– Ô có phép tính có kết quả bé hơn 8
– Ô có phép tính có kết quả lớn hơn 8
– HS tô màu theo yêu cầu vào vở BT
– HS thực hiện
– HS lắng nghe
– HS lắng nghe.
– Có tất cả 5 con rùa
– Có 3 ngôi nhà
– HS lắng nghe
– HS thực hiện vào vở
– HS nêu đáp án
– HS quan sát
– 1 HS nhắc lại yêu cầu
-HS thảo luận nhóm 2 làm bài.
– HS nhận xét, bổ sung.
– HS làm vào vở BT
– HS chậm
– 1 HS nhắc lại yêu cầu
– HS nêu cách làm: 1 + 0 = 1
– HS làm vào vở BT
– HS nhận xét, bổ sung.
-1 HS nhắc lại yêu cầu
-Hs nêu: Tính kết quả của phép tính trên lưng chú ong, kết quả đó là số bông hoa.
– HS làm vở
– 2 bạn lên bảng điền vào câu a.
– HS nhận xét, bổ sung.
– HS làm vào vở BT
– HS chậm
3’ VẬN DỤNG:
4. Củng cố, dặn dò:
– Cho HS đọc, viết các phép tính ở bài tập 3 đã học vào bảng con.
– Nhắc nhở, dặn dò HS hoàn thành các bài tập trong VBT.
– Nhận xét tiết học, tuyên dương.
– HS thực hiện
– HS lắng nghe
*Rút kinh nghiệm:
………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
Toán
ÔN TẬP CÁC SỐ VÀ PHÉP TÍNH TRONG PHẠM VI 100
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức:
– Ôn tập và củng cố kiến thức về số và chữ số trong phạm vi 100 (số có hai chữ số); về đọc, viết số, cấu tạo, phân tích số, xếp thứ tự, so sánh số.
– Ôn tập, củng cố vận dụng quy tắc tính (đặt tính rồi tính), tính nhẩm, tính trong trường hợp có hai dấu phép tính, vận dụng vào giải toán có lời văn ( toán thực tế) để nêu phép tính thích hợp và nêu câu trả lời.
2. Phát triển năng lực:
Phát triển năng lực giải quyết vấn đề qua việc giải các bài toán thực tế, phát triển trí tưởng tượng, tư duy lôgic qua bài toán vui, trò chơi, năng lực mô hình hóa, giao tiếp (qua việc áp dụng quy tắc tính, diễn đạt,…)
3. Năng lực – phẩm chất chung:
II. Đồ dùng dạy – học:
GV: Trò chơi, mô hình, tranh ảnh phục vụ cho các bài toán trong SGK.
HS: Đồ dùng học toán 1.
III. Các hoạt động dạy – học:
TIẾT 1
TL Hoạt động của GV Hoạt động của HS
4’
10’
6’
5’
5’
5’
1. Hoạt động 1: Khởi động: Trò chơi: Hái hoa dân chủ
Câu hỏi:
Câu 1: 2+…=10
Câu 2: Số 16 gồm mấy chục và mấy đơn vị?
Câu 3: Số bé nhất có hai chữ số là số mấy?
Câu 4: Số lớn nhất có hai chữ số là số mấy?
2. Hoạt động 2: Luyện tập:
1- Giới thiệu bài
2- Luyện tập
*Bài 1: Số?
– GV gọi HS nêu yêu cầu của bài.
– GV hướng dẫn HS làm bài
* số 35
– Cho HS quan sát tranh vẽ que tính
+ Có bao nhiêu que tính?
+ Số 35 viết như thế nào?
+ Số 35 gồm mấy chục và mấy đơn vị?
+ Đọc số?
Tương tự với các số 44, 61, 80, 53
– GV và HS nhận xét, bổ sung.
*Bài 2: Số?
– GV gọi HS nêu yêu cầu của bài.
a) – Cho HS quan sát tranh và hướng dẫn HS phân tích cấu tạo số (gồm mấy chục và mấy đơn vị) rồi điền số tương ứng vào chỗ trống theo mẫu.
– Yêu cầu HS làm bài.
– GV cho HS chia sẻ.
– GV và HS nhận xét, bổ sung.
b) GV hướng dẫn HS phân tích cấu tạo số và trình bày phép cộng tương ứng, tìm các số tương ứng trong các ô.
– GV cho HS chia sẻ.
– GV và HS nhận xét, bổ sung.
*Bài 3:
– GV gọi HS nêu yêu cầu của bài.
– GV yêu cầu HS nêu số đo độ dài một bước chân của ba bạn Mai, Việt, Nam và trả lời câu hỏi:
+ Ai có bước chân dài nhất?
+ Ai có bước chân ngắn nhất?
– GV và HS nhận xét, bổ sung.
*Bài 4:
– GV gọi HS nêu yêu cầu của bài.
– GV yêu cầu HS thảo luận nhóm đôi để lập được các số có hai chữ số (lưu ý số có hai chữ số khác nhau vì sử dụng 2 trong 3 tấm thẻ).
– GV yêu cầu HS chia sẻ.
– GV nhận xét, bổ sung.
(GV lưu ý: các số: 07, 03 không phải số có hai chữ số. )
3. Hoạt động 3: Củng cố, dặn dò
– Vận dụng: Em hãy đo một gang tay của em và so sánh với bạn bên cạnh.
– Nhận xét tiết học.
– Ôn tập các số và phép tính trong phạm vi 100. – Quản trò lên tổ chức cho cả lớp cùng chơi .
-HS nêu yêu cầu bài toán.
-35 que tính.
– 35
– 3 chục và 5 đơn vị.
– ba mươi lăm.
-HS nêu yêu cầu bài toán.
-HS làm bài.
-HS lắng nghe, làm bài.
-HS nêu yêu cầu bài toán.
– HS nêu và trả lời:
+ Nam có bước chân dài nhất.
+Việt có bước chân ngắn nhất.
-HS nêu yêu cầu bài toán.
– HS thảo luận nhóm đôi và ghép các số.
-Các số: 37, 73, 30, 70.
-HS thực hiện.
*Rút kinh nghiệm:
………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
Toán (ôn)
BÀI 38: ÔN TẬP CÁC SỐ VÀ PHÉP TÍNH TRONG PHẠM VI 10
II. MỤC TIÊU: Giúp HS
1. Phát triển các kiến thức.
– Ôn tập, củng cố kiến thức vể số và chữ số trong phạm vi 10, phân tích số, đọc viết số, xếp thứ tự và so sánh số.
– Hình thành phép tính từ que tính, làm được bài tập trắc nghiệm.
– Củng cố thực hiện tính (tính nhẩm) các phép cộng, trừ trong phạm vi 10 (dựa vào bảng cộng, trừ trong phạm vi 10). Thực hiện tính trong trường hợp có hai dấu phép tính. Nhận biết mối quan hệ giữa phép cộng và phép trừ.
2. Phát triển các năng lực chung và phẩm chất.
– Phát triển năng lực giải quyết vấn để qua việc giải các bài toán thực tế (giải quyết các “tình huống” thực tế).
– Rèn khả năng diễn đạt, trình bày, giao tiếp toán học thông qua trả lời các câu hỏi của bài toán có lời văn, bài toán vui có tính lôgic, trò chơi toán học,…
– Thấy được mối quan hệ giữa phép cộng và phép trừ.
II. CHUẨN BỊ: Bộ đồ dùng học Toán 1, mô hình, tranh ảnh phục vụ các bài trong SGK.
– GV: Tranh, ảnh trang 93; bảng phụ, phiếu BT.
– HS: Bảng con, que tính, VBT, Bộ đồ dùng toán 1.
III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:
Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh
2’ KHỞI ĐỘNG:
– GV tổ chức cho HS chơi trò chơi: Xếp thứ tự các số từ bé đến lớn.
– Chia 2 đội, 1 đội 5 HS, Giáo viên phát cho mỗi em tham gia chơi một tấm bìa có ghi sẵn số để các em chuẩn bị. Khi nghe GV hô: 1, 2, 3 HS lập tức mỗi em cầm tấm bìa có ghi sẵn số lên đứng vào vị trí của mình, khi nghe hô dừng thì các em không được thay đổi vị trí nữa.
– GV cùng cả lớp tuyên dương đội xếp đúng vị trí.
– GV giảng giải, dẫn dắt vào bài học.
– Ghi bảng: Ôn tập các số và phép tính trong phạm vi 10 (Tiết 3) – HS tham gia chơi
– HS lắng nghe
30’ LUYỆN TẬP:
Bài 1/93:
– GV nêu yêu cầu đề.
– GV cho HS thảo luận nhóm đôi, thực hiện bằng que tính
-GV theo dõi, giúp đỡ.
– GV cho nhóm trình bày kết quả thảo luận của nhóm mình
– Gv cho HS xem máy chiếu kết quả
– GV cho HS đọc lại phép tính tìm được.
– GV nhận xét, kết luận.
– YC HS viết phép tính tìm được vào VBT
Bài 2/93:
– GV nêu yêu cầu đề.
GV cho HS thảo luận nhóm4, thực hiện bằng que tính
-GV theo dõi, giúp đỡ.
– GV cho nhóm trình bày kết quả thảo luận của nhóm mình
– Gv cho HS xem máy chiếu kết quả
– GV cho HS đọc lại phép tính tìm được.
YC HS viết phép tính tìm được vào VBT
– GV nhận xét, kết luận.
Bài 3/94:
– GV nêu yêu cầu đề.
GV cho HS thảo luận nhóm đôi, thực hiện bằng que tính
-GV theo dõi, giúp đỡ.
– GV cho nhóm trình bày kết quả thảo luận của nhóm mình
– Gv cho HS xem máy chiếu kết quả
– GV cho HS đọc lại phép tính tìm được.
YC HS viết phép tính tìm được vào VBT
– GV nhận xét, kết luận.
Bài 4/94:Khoanh vào chữ đặt trước câu trả lời đúng.
– GV nêu yêu cầu
– GV yêu cầu HS quan sát tranh, GV hỏi:
– Chú thỏ phải đi qua mấy cửa?
– Muốn biết thỏ phải đi đường nào ta phải làm gì?
– YC học sinh thảo luận nhóm đôi để tìm ra đáp án
– YC 2 HS chia sẻ kết quả của nhóm mình trên bảng phụ
– Cho HS nêu kết quả phép tính đã tìm.
– GV nhận xét, tuyên dương nhóm làm tốt
– HS lắng nghe.
– HS làm việcnhóm
– So sánh đúng là: 9 > 5
– HS lắng nghe.
– HS lắng nghe
-HS hoạt động nhóm 4
– HS trình bày: Bỏ 1 que tính ở số 8 thành số 9
– Phép tính đúng là: 9 – 3 = 6
-HS lắng nghe
– HS nêu miệng: chuyển que tính ở số 9 sang kết quả
– Phép tính đúng là: 4 + 5 = 9
-HS làm vở
-HS lắng nghe
-HS lắng nghe
– HS trả lời
– đi qua cửa có hai số cộng với nhau được 10 hoặc trừ cho nhau được 3
– HS lắng nghe.
– HS nêu kết quả trên bảng nhóm.
– HS nêu: 3 + 7, 6 – 3; 6 + 4; 7 -4
3’ VẬN DỤNG:
4. Củng cố, dặn dò:
– Cho HS đọc, viết các phép tính cộng đã học vào bảng con.
– Nhắc nhở, dặn dò HS hoàn thành các bài tập trong VBT.
– Nhận xét tiết học, tuyên dương.
– HS viết bảng con
– HS lắng nghe
*Rút kinh nghiệm:
………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………